(CLO) Sự kiên trì, tỉ mỉ trong nghề vàng quỳ của người dân làng Kiêu Kỵ (huyện Gia Lâm, Hà Nội) đã tạo ra các thành phẩm là những lá vàng ‘mỏng như giấy’ có thể dát lên những đồ vật mang tính thẩm mỹ cao.
Nghề đập vàng 'mỏng như giấy' có niên đại hơn 300 năm
Cách Thủ đô Hà Nội gần 30km, làng nghề Kiêu Kỵ thuộc huyện Gia Lâm, Hà Nội vốn nổi tiếng với nghề làm vàng quỳ hay nghề đập vàng mỏng như giấy. Theo các bậc cao niên trong làng kể lại, nghề này đã có cách đây hơn 300 năm về trước. Ông tổ của nghề dát vàng, bạc quỳ ở Kiêu Kỵ là Nguyễn Quý Trị. Ông sinh ra và lớn lên ở làng Hội Xuyên, xã Liễu Trai (Hải Dương), đỗ Tiến sĩ thời Lê Cảnh Hưng (1740 - 1786).
Năm 1763, khi làm quan đến chức Binh Bộ Tả Thị Lang – Hàn lâm Viện trực học sĩ, ông được vua cử đi sứ sang Trung Quốc và đã học được nghề làm vàng, bạc quỳ để sơn thếp lên câu đối, hoành phi... Khi về nước, ông truyền lại nghề cho dân làng Kiêu Kỵ bởi nơi đây nằm cách kinh thành Thăng Long không xa, thuận tiện cho việc sơn son thếp vàng, thếp bạc các công trình kiến trúc của vua chúa và đền, chùa, miếu, điện ở kinh đô. Nhằm tưởng nhớ đến công ơn của ông, dân làng Kiêu Kỵ đã lập điện thờ và tôn ông làm tổ nghề.
Video nhân làm vàng qùy tại cơ sở của nghệ nhân Lê Bá Chung
X
Theo người dân Kiêu Kỵ cho biết, hiện trong làng còn nhiều nhà làm vàng quỳ, tuy nhiên hộ gia đình ông Lê Bá Chung là hộ còn giữ nghề tổ của cha ông lâu nhất tại làng Kiêu Kỵ.
Ông Chung cho biết, từ đời cha mẹ ông đã làm nghề làm vàng quỳ. "Tôi không theo nghề cha mẹ từ nhỏ mà mãi tới khi đi bộ đội về mới kế nghiệp cha mình. Tính đến hiện tại khoảng hơn 20 năm gắn bó với nghề vàng quỳ", ông Chung nói.
Nghệ nhân Chung chia sẻ, nghề làm vàng quỳ tại làng Kiêu Kỵ khi làm thì phải trải qua nhiều công đoạn khác nhau để tạo ra một thành phẩm đạt chất lượng. Đầu tiên là khâu mua nguyên liệu vàng, nếu ngày trước thì phải mua vàng miếng về tự hóa lỏng rồi cán và tự đập thành lát vàng mỏng thì thời nay tân tiến hơn thì chủ các cửa hàng đã tạo ra những lá vàng mỏng giúp người làm vàng quỳ đỡ đi nhiều công đoạn.
Trước kia nếu làm thủ công thì phải trải qua khoảng 40-50 công đoạn, kể cả công đoạn làm giấy giống (giấy để lót lá vàng) ngày trước cũng phải tự làm thủ công. Còn bây giờ mua giấy giống của Trung Quốc nhuộm sẵn mực đen giúp đỡ đi nhiều công đoạn. Nguyên liệu để làm giấy giống gồm mực tàu và giấy trắng nguyên chất được nhuộm lại.
"Chất liệu giấy giống ngày xưa sử dụng chủ yếu là giấy khấu, giấy gió, mực thì nấu được đun bằng nhựa thông, kẹo thì làm bằng da trâu nấu cao. Khi nấu mực lên thì cho keo da trâu vào đập mới thành mực. Sau đó mới lướt ra tờ giấy giống như hiện tại. Còn bây giờ Trung Quốc làm ra giấy giống này nên người làm chỉ cần mua về rồi long vàng vào rồi làm thôi", ông Chung nói.
Khi những lá vàng mỏng được lót vào giữa hai miếng giấy giống thì phải dựng vào lồng có lửa ấm qua một đêm, ngày hôm sau người nghệ nhân sẽ trực tiếp đánh những lá vàng cho thật mỏng. Công đoạn đánh vàng hay đập vàng mỏng như giấy cũng đòi hỏi tay nghề cao. Đánh phải đều tay đủ 4 góc thì lá vàng mới mỏng được. Đặc biệt, mỗi lá vàng mỏng được đánh từ 5-6 lần mới hoàn thành, khi lá vàng mỏng dính có thể 'thổi bay' được thì sản phẩm mới hoàn thành. Sau công đoạn đánh lá vàng, mỗi nghệ nhân sẽ nong những lá vàng cực mỏng vào từng khối giấy bản để bán, để giao cho khách theo từng đơn đặt hàng.
Những sản phẩm vàng lá 'mỏng như giấy' tại cơ sở nhà nghệ nhân Chung hàng ngày đều rất đắt khách, được nhiều người tin dùng, thậm chí có thời điểm làm không kịp giao. Ông Chung cũng rất vui khi hai người con trai của ông đều kế nghiệp cha với nghề làm vàng quỳ. Đó là niềm vui và hạnh phúc của một người nghệ nhân ưu tú tại Hà Nội.
Ước nguyện khôi phục lại 'nghề tổ của cha ông'
Trao đổi với chúng tôi, nghệ nhân Chung bày tỏ ước nguyện có thể khôi phục lại làng nghề và phát triển lâu dài nghề làm vàng quỳ. Tuy nhiên, để có thể làm được thì việc đầu tiên là đào tạo các thế hệ trẻ ở thời điểm hiện tại, song việc thu hút lớp trẻ, thanh niên trong làng theo học nghề này lại không hề đơn giản.
"Cách làng Kiêu Kỵ không xa, những khu công nghiệp mới của tỉnh Hưng Yên mọc nên rất nhiều và thu hút số đông giới trẻ. Tôi từng cùng cán bộ xã đến tận nhà những hộ gia đình đã từng có truyền thống làm nghề, vận động con em họ tiếp tục gắn bó với sự nghiệp của tổ tiên. Tuy nhiên, có rất ít người đồng ý gắn bó với nghề làm vàng quỳ này", ông Chung cho biết.
Ông Chung chia sẻ thêm, từng có thời điểm ông bỏ ra hàng chục triệu đồng để đầu tư nguyên vật liệu cho học viên thực hành. Ngoài ra, ông phải đứng ra cam kết sẽ đảm bảo công ăn việc làm cho họ. Với thu nhập khởi điểm từ 3 đến 5 triệu đồng, đủ cạnh tranh với mức lương ở các khu công nghiệp gần làng.
Tuy nhiên, ở hiện tại cơ sở nhà ông Chung chỉ còn khoảng 3-4 nhân công gắn bó với nghề làm vàng quỳ. Điều đó cũng rất khó để khôi phục lại một làng nghề như xưa. Hy vọng rằng, với sự yêu nghề, đam mê với những lá vàng có thể giúp ước nguyện của nghệ nhân Chung là khôi phục lại làng nghề làm vàng quỳ trong tương lai trở thành hiện thực.
Cũng chung vui với nghệ nhân Chung, vào năm 2014, con trai thứ 2 là anh Lê Bác Tươi được UBND TP Hà Nội công nhận là nghệ nhân dát vàng quỳ khi mới 28 tuổi, đây là người trẻ nhất dành được danh hiệu này. Thành công của người con trai thứ 2 của ông Chung góp phần thổi bùng khát vọng của thanh niên trong làng, giúp họ trở lại và khơi dậy tình yêu với nghề.
"Làm vàng nhưng nghề này cũng có cái bạc lắm", nghệ nhân Chung tâm sự. Khi phóng viên hỏi về ý nghĩa câu nói trên, nghệ nhân Chung liền bộc bạch: "Tôi đào tạo càng được nhiều thợ lành nghề thì nguy cơ bị mất khách hàng càng cao. Bởi một số thợ lành nghề tại cơ sở khi bắt được mối khách họ sẽ bỏ tôi mà ra ngoài làm riêng nên khiến tôi bị mất các mối làm ăn".
"Tôi đã quen với điều này, được nhiều người khen ngợi là đào tạo giỏi thì sẽ phải đánh đổi những thứ khác, quan trọng nhất là ngày càng nhiều người theo nghề thì cái ước nguyện khôi phục lại "nghề tổ của cha ông' của tôi mới thành hiện thực", ông Chung chia sẻ.
Một số hình ành tại cơ sở làm vàng quỳ của nghệ nhân Lê Bá Chung tại Gia Lâm, Hà Nội
Vào năm 2004, ông Lê Bá Chung được UBND TP Hà Nội trao tặng danh hiệu Nghệ nhân Hà Nội. Năm 2016, ông được Chủ tịch nước trao tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú. Cuộc sống hiện đại dù có nhiều thay đổi nhưng những tác phẩm thủ công mỹ nghệ của người thợ Kiêu Kỵ vẫn luôn có chỗ đứng nhất định.
(CLO) Ngày 22/11, Công an huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) cho biết, vừa phối hợp với Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm Công nghệ cao Công an Hà Tĩnh, Công an TP Hà Nội, Quãng Ngãi, Gia Lai phá thành công Chuyên án buôn bán, vận chuyển hàng cấm (pháo) với quy mô lớn, bắt giữ 06 đối tượng, thu giữ trên 2.200kg pháo các loại cùng nhiều tang vật liên quan.
(CLO) Ngày 22/11, Cơ quan CSĐT Công an huyện Tiên Yên (Quảng Ninh) vừa ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can 4 đối tượng về tội Tổ chức cho người khác xuất cảnh trái phép.
(CLO) Sáng 22/11, tại khu nghỉ dưỡng Hoiana (huyện Duy Xuyên), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL) phối hợp với UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức họp báo công bố việc đăng cai Hội nghị Quốc tế về Du lịch Nông thôn lần đầu tiên của UN Tourism (tổ chức du lịch thế giới), diễn ra vào năm 2024 tại Quảng Nam.
(CLO) Những trích đoạn từ cuốn hồi ký sắp xuất bản của cựu Thủ tướng Đức Angela Merkel đề cập đến mọi thứ, từ cuộc xung đột ở Ukraine cho đến Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.
(CLO) Ngày 22/11, Thủ tướng Viktor Orban cho biết ông sẽ mời Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đến thăm Hungary, đồng thời đảm bảo rằng lệnh bắt giữ ông Netanyahu của Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) sẽ "không được thực hiện".
(CLO) Nga tuyên bố các hệ thống phòng không hiện đại trên thế giới, bao gồm của Mỹ và châu Âu, không thể đánh chặn loại tên lửa đạn đạo mới Oreshnik mà nước này vừa phóng vào thành phố Dnipro ở miền trung Ukraine.
(CLO) Để tiếp tục nâng cao chất lượng, đưa Giải thưởng Sách Quốc gia xứng tầm với vị thế là một giải thưởng cấp quốc gia, đồng thời tạo sự lan tỏa mạnh mẽ đến gần hơn với bạn đọc, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Điều lệ và Quy Giải thưởng mới với nhiều điểm mới. Thông tin này được đưa ra tại buổi họp báo do Hội Xuất bản Việt Nam tổ chức sáng nay ngày 22/11 tại Hà Nội.
(CLO) Tỷ phú Elon Musk, chủ sở hữu mạng xã hội X, đã chỉ trích dự luật của Úc, trong đó cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội và phạt các mạng xã hội lên tới 49,5 triệu AUD (32 triệu USD) đối với các vi phạm.
(CLO) Từ ngày 29/11/2024 tới đây, gần 50 triệu cổ phiếu của CTCP Thương mại Xuất nhập khẩu Thiên Nam (Mã: TNA) bị đình chỉ giao dịch sẽ chuyển sang sàn UpCom. Doanh thu Quý 3 của đơn vị giảm tới 95% gây thua lỗ nặng.
(CLO) Kết quả kinh doanh của Địa ốc Hoàng Quân tuy có cải thiện nhưng mới chỉ hoàn thành 26% mục tiêu cả năm. Trong khi lượng nợ vay gia tăng mạnh để bù đắp dòng tiền kinh doanh đang âm tới 1.185 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm.
(CLO) Ngày 22/11, tại Hội trường Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF), Đại hội thường niên VFF năm 2024 khoá IX (nhiệm kỳ 2022 - 2026) đã chính thức diễn ra với sự tham dự của lãnh đạo Liên đoàn Bóng đá trong nước và quốc tế.
(CLO) Hà Nội bãi bỏ 2 quyết định quy định thẩm quyền phê duyệt giá khởi điểm đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất trên địa bàn thành phố Hà Nội.
(CLO) Quyết định nêu rõ hai phi công được tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba vì "đã có thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ huấn luyện bay chiến đấu, góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc."
(CLO) Đó là chia sẻ của tiền đạo Nguyễn Tiến Linh tại buổi tập đầu tiên của đội tuyển Việt Nam trong đợt tập trung chuẩn bị cho AFF Cup 2024, sáng 22/11 tại Hà Nội.
(CLO) Để tiếp tục nâng cao chất lượng, đưa Giải thưởng Sách Quốc gia xứng tầm với vị thế là một giải thưởng cấp quốc gia, đồng thời tạo sự lan tỏa mạnh mẽ đến gần hơn với bạn đọc, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Điều lệ và Quy Giải thưởng mới với nhiều điểm mới. Thông tin này được đưa ra tại buổi họp báo do Hội Xuất bản Việt Nam tổ chức sáng nay ngày 22/11 tại Hà Nội.
(CLO) Liên hoan nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ 3 tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau là nơi các nghệ nhân gặp gỡ, giao lưu nhằm bảo tồn, phát triển phong trào đờn ca tài tử tại mỗi địa phương.
(CLO) Liên hoan ca múa nhạc toàn quốc được tổ chức định kỳ 3 năm một lần đã khẳng định là một thương hiệu quốc gia trong các liên hoan về nghệ thuật ca múa nhạc ở Việt Nam.
(CLO) Ngày 21/11, tại Đà Nẵng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển công nghiệp văn hóa Việt Nam.
(CLO) Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM (Sở VH-TT) chỉ đạo các đơn vị phối hợp sắp xếp lại cơ sở vật chất để đảm bảo tổ chức các chương trình nghệ thuật, phục vụ chính trị và nhu cầu giải trí của người dân.
(CLO) Trưng bày “Câu chuyện từ những huy hiệu phản chiến” mang đến cho công chúng cái nhìn chân thực về “cuộc chiến” trong lòng nước Mỹ để phản đối cuộc chiến tranh ở Việt Nam.
(CLO) Nhân dịp kỷ niệm 20 năm khu Phố cổ Hà Nội đón nhận Bằng Di tích lịch sử Quốc gia, Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức 20 hoạt động trưng bày, triển lãm và biểu diễn nghệ thuật đặc sắc để tôn vinh những giá trị di sản của mảnh đất Thăng Long xưa.
(CLO) Hai tượng sư tử đá thành Đồ Bàn (Bình Định) có niên đại cuối thế kỷ 11 đến đầu thế kỷ 12 làm bằng đá sa thạch, vừa được công nhận là bảo vật quốc gia.