(NB&CL) Ngày 6/7/2023, Bảo tàng Đại tướng Nguyễn Chí Thanh mở cửa đón khách tham quan thử nghiệm nhân dịp tưởng niệm 56 năm ngày mất của ông.
Không chỉ tái hiện chân dung vị tướng tài qua những câu chuyện gây xúc động cho khách tham quan, thông qua hệ thống tư liệu hiện vật trưng bày tại Bảo tàng, công chúng có thể thấy được một phần lịch sử của dân tộc.
Mỗi hiện vật, một câu chuyện
Tròn một năm sau khi Bảo tàng Đại tướng Nguyễn Chí Thanh tại TP. Huế chính thức hoạt động, ngày 6/7/2023, Bảo tàng Đại tướng Nguyễn Chí Thanh tại Hà Nội cũng mở cửa đón khách tham quan thử nghiệm.
Tọa lạc tại 81 Tân Nhuệ, phường Thuỵ Phương, quận Bắc Từ Liêm, Bảo tàng Đại tướng Nguyễn Chí Thanh được gia đình Đại tướng đóng góp xây dựng, không thu tiền bên ngoài hay xin kinh phí từ Nhà nước.
Thiết kế kiến trúc của tòa nhà Bảo tàng gồm 3 tầng nổi và 1 tầng hầm, được lấy theo nguyên mẫu ngôi nhà số 34 Lý Nam Đế, Hà Nội, nơi Đại tướng Nguyễn Chí Thanh và gia đình đã ở trong giai đoạn 1958 - 1986. Tại ngôi nhà 34 Lý Nam Đế này, Đại tướng đã nhiều lần được đón Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm. Đây cũng là nơi diễn những cuộc họp của Bộ Chính trị, là nơi ra đời những quyết sách rất đặc biệt, mở ra những bước ngoặt quan trọng trong lịch sử cuộc kháng chiến chống Mỹ.
Đại tá Phạm Văn Phi - Giám đốc Bảo tàng Đại tướng Nguyễn Chí Thanh cho biết, không gian trưng bày của Bảo tàng được chia thành 8 chủ đề chính: Quê hương - Cách mạng miền Trung; Việt Bắc; Xây dựng Quân đội; Xây dựng hòa bình ở miền Bắc; Cách mạng miền Nam; Ngày 6/7; Tấm lòng những người ở lại; Gia đình - hành trình tiếp nối. Ngoài ra còn có các tiểu chủ đề: Bình Trị Thiên khói lửa, Nông nghiệp, Đối ngoại, Văn hóa văn nghệ, Thể thao, Ông tướng du kích...
Bảo tàng lưu giữ hơn 200 hình ảnh, gần 220 hiện vật, tài liệu giấy, 10 tài liệu khoa học phụ, 6 phim tài liệu, thư viện với hơn 100 đầu sách do Đại tướng Nguyễn Chí Thanh viết và các tác giả viết về Đại tướng. Nơi đây cũng trưng bày 23 pho tượng đồng gắn với các sự kiện lịch sử tiêu biểu của Đại tướng từ khi tham gia cách mạng đến khi ông từ trần năm 1967. Đặc biệt, tại Bảo tàng có hai không gian được phục dựng theo nguyên mẫu là phòng làm việc trước đây của Đại tướng ở căn nhà 34 Lý Nam Đế và lán làm việc của Đại tướng tại Trung ương Cục miền Nam, cùng một số hiện vật gốc lần đầu được công bố.
Theo Đại tá Phạm Văn Phi, các hiện vật, tài liệu trưng bày trong Bảo tàng tái hiện tương đối đầy đủ thân thế và sự nghiệp cách mạng của cố Đại tướng, về quê hương Thừa Thiên Huế, về quá trình xây dựng quân đội, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và công cuộc đấu tranh thống nhất đất nước.
“So với Bảo tàng Đại tướng ở Huế, Bảo tàng tại Hà Nội có một số nét mới khi nội dung trưng bày mở rộng hơn, hiện vật trưng bày phong phú hơn. Tại không gian tái hiện căn phòng làm việc của Đại tướng ở 34 Lý Nam Đế, tất cả hiện vật từ chiếc giường cá nhân, chiếc ghế mây, bộ bàn ghế tiếp khách, chiếc đàn piano... đều là những vật dụng được Đại tướng sử dụng lúc sinh thời”, Đại tá Phạm Văn Phi cho hay.
Còn theo PGS.TS Bùi Chí Trung - Cố vấn Bảo tàng, phần lớn hiện vật được trưng bày tại Bảo tàng là hiện vật gốc mà gia đình đã lưu giữ được. Xuất phát những trăn trở, tình cảm, mong muốn của gia đình, nhóm tư vấn đã xây dựng bảo tàng không chỉ là nơi lưu giữ hiện vật về Đại tướng mà còn cố gắng phục dựng nên không khí của một thời kỳ, từ mô hình ngôi nhà 34 Lý Nam Đế đến không gian làm việc của Đại tướng... Tuy nhiên, ông Trung cũng nhấn mạnh, đó chưa phải là những điều đặc sắc nhất mà bảo tàng mang đến cho khách tham quan.
“Có thể nói, đằng sau mỗi hiện vật ở đây là một câu chuyện. Chẳng hạn, trong bản gốc những bức thư viết cho phu nhân, Đại tướng đã gạch hết tất cả phần tiêu đề ghi chức danh. Điều đó nói lên phẩm cách con người Đại tướng, qua đó mọi người có thể hiểu thêm về con người ông. Với Bảo tàng này, chúng tôi muốn mang tới một thông điệp, đó là chúng ta không chỉ cần quan tâm bảo tàng có bao nhiêu hiện vật mà đằng sau mỗi hiện vật đó còn ẩn chứa những câu chuyện thú vị”.
Gắn kết vai trò danh nhân và lịch sử
Theo Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, con trai Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, với việc xây dựng bảo tàng này, ông và gia đình không có ý định tôn vinh thêm về cha mình, mà chỉ kỳ vọng Bảo tàng sẽ đóng góp nguồn tư liệu quý về lịch sử của quân đội và đất nước.
Chia sẻ thêm về điều này, Đại tá Phạm Văn Phi cho biết, mặc dù đây là một bảo tàng về một danh nhân nhưng thông qua câu chuyện về một nhân vật lịch sử cụ thể, những hiện vật tại bảo tàng đã kể rõ hơn từng bước đi của cách mạng Việt Nam, từ khi thành lập Đảng đến khi đất nước giành được độc lập và bước vào hai cuộc kháng chiến sau này. Trong đó, vai trò của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh và những nhà cách mạng cùng thời với ông đã được in dấu rõ rệt.
Thông qua những hiện vật về một con người cụ thể là Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, vai trò của Đại tướng thì Bảo tàng cũng trưng bày, giới thiệu sâu hơn về quá trình hình thành quân đội cũng như việc Đại tướng trực tiếp tham gia chỉ đạo cách mạng Việt Nam, góp phần cùng cả nước đánh thắng quân Mỹ, giải phóng hoàn toàn miền Nam năm 1975.
“Những hình ảnh, nhân vật liên quan đến Đại tướng Nguyễn Chí Thanh đều có trong hệ thống trưng bày. Những hiện vật này đều gắn kết và được trưng bày song song cùng với trưng bày nói về thân thế sự nghiệp và cuộc đời của Đại tướng. Thông qua đó, công chúng hiểu được công cuộc cách mạng của Việt Nam qua từng giai đoạn, trong đó có bước chân của Đại tướng”, ông Phi chia sẻ.
Nhiều chuyên gia bày tỏ ấn tượng trước hệ thống hiện vật phong phú và cho rằng, đây là bảo tàng của cả một thời đại hào hùng, ghi dấu ấn một nhân vật vĩ đại gắn bó với vận mệnh dân tộc. Bảo tàng sẽ là không gian học hỏi và nguồn tư liệu quý báu dành cho rất nhiều thế hệ người dân Việt Nam, giúp chúng ta thấm nhuần hơn nữa lòng tự hào và tinh thần yêu nước.
Chia sẻ cảm nghĩ về không gian và ý nghĩa của Bảo tàng, PGS.TS Nguyễn Văn Huy - nguyên Giám đốc Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam cho rằng, thông điệp của Bảo tàng rất rõ ràng, nó kể với chúng ta câu chuyện về một người Đại tướng rất bình dị nhưng cũng rất vĩ đại.
Với việc có những bảo tàng như vậy và nhiều bảo tàng tư nhân khác, sẽ giúp cho thế hệ tương lai hiểu 90 hay 100 năm trước, dân tộc Việt Nam đã đứng lên giành lại được độc lập tự do như thế nào. “Đó là ý nghĩa của Bảo tàng Nguyễn Chí Thanh cũng như rất nhiều bảo tàng tư nhân khác đã và sẽ có mặt trong đời sống văn hóa của chúng ta”, PGS.TS Nguyễn Văn Huy chia sẻ.
Nhà sử học Dương Trung Quốc cũng cho rằng, đây không phải là Bảo tàng tư nhân bình thường, mà là Bảo tàng của cả một thời đại hào hùng, ghi dấu ấn một nhân vật vĩ đại gắn bó với vận mệnh dân tộc. Bảo tàng sẽ là không gian học hỏi và nguồn tư liệu quý báu dành cho rất nhiều thế hệ người dân Việt Nam, giúp chúng ta thấm nhuần hơn nữa lòng tự hào và tinh thần yêu nước.
“Sinh viên từ các ngành học về lịch sử, khoa học xã hội nên ghé thăm Bảo tàng như một cách tiếp cận với địa chỉ giáo dục trực quan. Và thế hệ mai sau có thể đưa bảo tàng thành trung tâm nghiên cứu nhân vật, thời đại lịch sử”, ông Dương Trung Quốc nhận định.
(CLO) Chiều hôm qua (11/11, theo giờ Anh), Ruben Amorim sau khi bay đến Manchester đã lập tức đi thăm trung tâm huấn luyện Carrington, cho thấy ông thầy người Bồ Đào Nha đã sẵn sàng cho màn ra mắt Manchester United.
(CLO) Thời gian gần đây, nhiều người dân bức xúc trước tình trạng các bãi xe, nhà xưởng mọc trên đất dự án chậm triển khai, đất nông nghiệp tại phường Đại Kim (quận Hoàng Mai, TP. Hà Nội). Đáng nói, tình trạng diễn ra rầm rộ nhưng chính quyền sở tại có dấu hiệu buông lỏng quản lí.
(CLO) Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình – Trưởng Ban Chỉ đạo 138/CP vừa gửi thư khen Cục Cảnh sát hình sự, Bộ Công an đã xử lý quyết liệt tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến "tín dụng đen".
(CLO) Vụ việc tố cáo về lập hồ sơ, cấp sai Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở huyện Hiệp Hòa đã được UBND tỉnh Bắc Giang xem xét và có văn bản gửi Công an huyện Hiệp Hòa giải quyết theo trình tự tố tụng hình sự. Sau khi nghiên cứu đơn thư, Công an Hiệp Hòa quyết định không thụ lý giải quyết đơn và lưu hồ sơ.
(CLO) Điện Kremlin hôm thứ Hai thông báo, các thông tin từ truyền thông phương Tây cho rằng Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã nói chuyện với Tổng thống Nga Vladimir Putin trong những ngày gần đây là "sai sự thật".
(CLO) UBND tỉnh Đồng Nai yêu cầu các sở ngành hoàn tất các thủ tục pháp lý để lập hồ sơ xếp hạng di tích biệt thự trăm tuổi (nhà lầu ông Phủ) ở TP Biên Hòa. Tuy nhiên, hiện tại căn biệt thự này chưa xác định được người thừa kế.
(CLO) Đêm 11/11, cựu danh thủ Lê Công Vinh bất ngờ đăng tin trên trang cá nhân, phủ nhận chuyện nhận lời về làm trợ lý huấn luyện viên (HLV) cho câu lạc bộ Sông Lam Nghệ An.
(CLO) Triều Tiên đã phê chuẩn hiệp ước phòng thủ chung với Nga sau khi được các lãnh đạo hai nước ký vào tháng 6, trong đó kêu gọi mỗi bên hỗ trợ bên kia trong trường hợp bị tấn công vũ trang, theo hãng thông tấn nhà nước KCNA đưa tin hôm thứ Ba (12/11).
(CLO) UBND tỉnh Bắc Ninh vừa ban hành Quyết định số 492/QĐ-UBND phê duyệt “Đề án phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt tỉnh Bắc Ninh đến năm 2030, định hướng đến năm 2035” nhằm góp phần giảm ùn tắc và tai nạn giao thông trên địa bàn tỉnh trong tương lai.
(CLO) Tối 11/11, lễ bế mạc và trao giải Liên hoan phim quốc tế Hà Nội 2024 diễn ra tại Nhà hát Hồ Gươm. Bộ phim Vỏ bọc (Hard Shell) của Iran giành giải Phim dài xuất sắc nhất, trong khi đó diễn viên Ngọc Xuân được vinh danh ở hạng mục diễn viên trẻ triển vọng.
(CLO) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hải Dương đề xuất hỗ trợ 50% chi phí mua sắm thiết bị công trình và thiết bị công nghệ chăn nuôi theo diện tích chuồng trại hiện có cho cơ sở chăn nuôi thuộc đối tượng phải di dời, mức hỗ trợ tối đa không quá 10 tỷ đồng/cơ sở.
(CLO) Một trong những yêu cầu bắt buộc của thí sinh là có mặt tại phòng thi, nếu chậm quá 15 phút sau khi có hiệu lệnh tính giờ làm bài sẽ không được dự thi buổi thi đó.
(CLO) Gần đây, Lamborghini công bố rằng họ đã giao thành công 8411 xe trên toàn cầu tính đến cuối tháng 9, tạo ra doanh thu 2,43 tỷ euro, đây là kết quả bán hàng tốt nhất trong lịch sử hơn 60 năm của thương hiệu.
(CLO) UBND tỉnh Quảng Ninh vừa tổ chức cuộc họp nghe và cho ý kiến vào dự thảo Tờ trình, Nghị quyết quy định hỗ trợ phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng và tưới tiên tiến, tiết kiệm nước trên địa bàn.
(CLO) Các công ty Nga quan tâm đến việc tổ chức cung cấp khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) và than dài hạn cho Ấn Độ, Phó Thủ tướng thứ nhất của Nga Denis Manturov trả lời các phóng viên.
(CLO) UBND tỉnh Hải Dương vừa ban hành quy định khung giá cho thuê nhà lưu trú công nhân trong khu công nghiệp; khung giá cho thuê nhà ở xã hội và khung giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư trên địa bàn tỉnh.
(CLO) UBND tỉnh Đồng Nai yêu cầu các sở ngành hoàn tất các thủ tục pháp lý để lập hồ sơ xếp hạng di tích biệt thự trăm tuổi (nhà lầu ông Phủ) ở TP Biên Hòa. Tuy nhiên, hiện tại căn biệt thự này chưa xác định được người thừa kế.
(CLO) Triển lãm gốm “Hiện Linh” của Giáo sư, Viện sĩ, Họa sĩ Ngô Xuân Bính khai mạc vào ngày 10/11 tại Hà Nội trưng bày gần 200 tác phẩm gốm độc đáo mong muốn gửi gắm tới công chúng, đặc biệt là giới trẻ, thế hệ tiếp nối, gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa của người Việt Nam.
(CLO) Mới đây, Tạp chí du lịch World Expeditions đã đưa ra danh sách 5 điểm đến đón Giáng sinh đáng nhớ nhất ở châu Á, trong đó nước Việt Nam xếp vị trí thứ 2.
(CLO) Hội diễn nghệ thuật quần chúng và trình diễn trang phục các dân tộc tỉnh Sóc Trăng lần thứ XV quy tụ hơn 300 diễn viên, nhạc công của 11 đơn vị văn nghệ quần chúng.
(CLO) Khai mạc từ ngày 9/11, Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024 đã tạo hiệu ứng lớn khi thu hút số đông người dân và du khách tới tham quan, thưởng lãm các không gian trưng bày độc đáo trong những ngày đầu tổ chức.
(CLO) Tòa nhà Bắc Bộ Phủ trước đây là Dinh Thống sứ Bắc Kỳ, Phủ Khâm sai Bắc Kỳ, ghi dấu cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền đầu tiên tại Hà Nội năm 1945, Giải phóng Thủ đô năm 1954. Ở hiện tại, không gian kiến trúc độc đáo này lần đầu mở cửa thu hút số đông người dân và du khách tới tham quan trong dịp Lễ hội Thiết kế Sáng tạo năm 2024.
(CLO) Mở cửa đón khách trong dịp Lễ hội Thiết kế sáng tạo 2024, toà nhà Đại học Tự nhiên (trước kia là Đại học Tổng Hợp) thu hút số đông người dân Thủ đô bởi không gian kiến trúc độc đáo cùng sự kết hợp tinh tế giữa ánh sáng và công nghệ 3D mapping vô cùng ấn tượng.
(CLO) Những ngày này, những cây hoa dã quỳ ở khắp các triền núi trong Vườn quốc gia Ba Vì (Hà Nội) đang đua nhau bung nở, khoe sắc vàng rực rỡ thu hút nhiều người dân, bạn trẻ tới để check-in, chụp hình lưu lại những khoảnh khắc đẹp nhất.