(CLO) Trong không gian Tết Ất Tỵ ấm cúng, du khách có cơ hội tìm hiểu những nét đặc sắc trong văn hóa của người Mường; tham gia các trò chơi dân gian hấp dẫn…
Ngày 2/2 (tức mùng 5 Tết Ất Tỵ), tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam tiếp tục diễn ra các hoạt động trải nghiệm sắc thái văn hóa Mường, Hòa Bình.
Nổi bật là các hoạt động trình diễn, giao lưu tại khu vực trước tòa nhà Cánh diều. Du khách có cơ hội tìm hiểu những nét đặc sắc trong văn hóa của người Mường: Hát sắc bùa, cồng chiêng, đâm đuống, hát đập bông bông… thông qua hoạt động trình diễn và giao lưu trực tiếp với các nghệ nhân người Mường.
Tại không gian nhà rông của dân tộc Ê đê, nhà Tày, nhà H'mông em nhỏ sẽ được chơi các trò chơi dân gian hấp dẫn như nhảy sạp, cỏ búng, đánh chỏ, đánh mảng, đập phủ phủ… Đây là các trò chơi dân gian truyền thống, được người Mường bảo tồn, lưu giữ và thực hành trong những ngày Xuân.
Không gian phía sau tòa nhà Trống đồng là khu vực ẩm thực của dân tộc Mường. Tại đây, du khách được thưởng thức các món ẩm thực dân tộc đặc trưng: Pa pỉnh tộp, pịa trâu, cá đày khay ớt, xôi màu, gà ớt thập cẩm…
Theo các nghệ nhân ẩm thực xứ Mường, dân tộc Mường thường sống trong những thung lũng gần sông, suối. Trong môi trường như vậy, người Mường gắn bó với thiên nhiên và tạo nên những món ăn đặc trưng của dân tộc mình.
Người Mường thích ăn thức ăn có vị chua: Quả cà muối chua với cá; rau cải muối dưa, quả đu đủ muối dưa tép; rau sắn muối dưa cá; lá lồm nấu thịt trâu, bò; lá bểu, lá chua khao nấu cá suối; muối thịt trâu, tiết bò... Ngoài ra, người Mường cũng hay sử dụng ớt. Ớt được băm lẫn với lòng cá hay đầu, tiết luộc, ruột cắt nhỏ của gà, vịt... để làm gia vị trong nhiều món ăn.
Theo ông Bùi Thanh Bình, Giám đốc Bảo tàng Di sản văn hóa Mường, trong những năm gần đây, nhu cầu vui chơi giải trí của người dân tăng nhanh, đặc biệt là giới trẻ. Vì vậy, đơn vị tổ chức các hoạt động trải nghiệm văn hóa Mường sẽ tạo thêm sự phong phú cho sân chơi ngày Tết, đồng thời góp phần giới thiệu, quảng bá văn hóa dân tộc Mường tới công chúng Thủ đô.
Bên cạnh các hoạt động trình diễn văn hóa Mường, trong dịp này tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam còn diễn ra các chương trình vui Xuân Ất Tỵ 2025 với nhiều hoạt động trải nghiệm thú vị.
Một số hình ảnh trong chương trình “Vui Xuân Ất Tỵ: Sắc thái văn hoá Mường, Hoà Bình” tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam:
(CLO) Theo Sở Du lịch tỉnh Quảng Ninh, trong 9 ngày nghỉ Tết (từ 25/1-2/2, tức từ 26/12 Âm lịch đến hết ngày mùng 5 Tết), Quảng Ninh đón gần 970.000 lượt khách du lịch, tăng 21% so với cùng kỳ Tết Nguyên Đán Giáp Thìn.
(CLO) Hàng nghìn người dân và khách thập phương về đền Bà Chúa Kho (Bắc Ninh) ngày mùng 5 Tết để "xin lộc" với kỳ vọng một năm nhiều tài lộc, thuận lợi trong công việc và kinh doanh.
(CLO) Chiều 2/2, Phòng Cảnh sát giao thông Công an TP Hải Phòng cho biết, Trạm Cảnh sát giao thông Quang Trung (Phòng Cảnh sát giao thông) đã xử phạt một xe khách chở quá số người quy định.
(CLO) Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn tại Hà Nam năm 2025 sẽ diễn ra từ ngày 2/2/2025 đến ngày 4/2/2025 (tức ngày 5 - 7 tháng Giêng năm Ất Tỵ) với nhiều hoạt động ý nghĩa, sôi nổi.
(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính đồng ý về chủ trương việc triển khai ngay giai đoạn 2 của dự án Đồng Đăng – Trà Lĩnh (mở rộng tuyến hiện có dài 93,35 km lên 4 làn xe đầy đủ và xây dựng mới tuyến kết nối cửa khẩu Trà Lĩnh dài 27,71 km).
(CLO) Liên quan vụ việc một tài xế bị hành hung ở bến phà Cồn Nhất, huyện Giao Thủy (Nam Định), ngày 2/2, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Giao Thủy ra quyết định giữ người trong trường hợp khẩn cấp đối với hai đối tượng.
(CLO) Samsung chính thức khai tử ứng dụng nhắn tin, buộc người dùng Galaxy S25 chuyển sang Google Messages. Đây là bước đi quan trọng trong chiến lược mới của hãng.
(CLO) Ngày cuối cùng của kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, dòng người từ các tỉnh, thành bắt đầu quay trở lại TP HCM để chuẩn bị cho những ngày làm việc đầu năm.
(CLO) Giấc mơ robotaxi của Elon Musk gặp trở ngại lớn tại Trung Quốc do quy định về làn xe buýt và hạn chế dữ liệu, đe dọa kế hoạch triển khai FSD toàn cầu trong năm nay.
(CLO) Trong không gian Tết Ất Tỵ ấm cúng, du khách có cơ hội tìm hiểu những nét đặc sắc trong văn hóa của người Mường; tham gia các trò chơi dân gian hấp dẫn…
(CLO) Chiều 2/2 (tức Mùng 5 Tết Âm lịch), Cục Du lịch quốc gia Việt Nam cho biết, từ ngày 25/1 - 2/2, ngành Du lịch cả nước ước đón và phục vụ 12,5 triệu lượt khách nội địa, tăng khoảng 19% so với cùng kỳ năm 2024. Đặc biệt, số lượng khách quốc tế đến tăng cao ở nhiều địa phương.
(CLO) Theo thống kê của Bộ Y tế, so cùng kỳ Tết Giáp Thìn 2024, trong dịp Tết Ất Tỵ 2025 số ca khám cấp cứu nghi do tai nạn giao thông giảm 11%, số ca tử vong nghi do tai nạn giao thông giảm 28,9%; số ca khám, cấp cứu nghi do tai nạn pháo nổ, pháo hoa giảm 24,2%.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thuỷ văn, đêm 2/2 và ngày 3/2, Bắc Bộ, Trung Bộ sẽ đón thêm không khí lạnh mới, trời rét đậm rét hại, có khu vực xuống dưới 6 độ. Do ảnh hưởng của không khí lạnh nên khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ chuyển mưa rào rải rác, cục bộ có nơi mưa mưa to và dông.
(CLO) Trong rộn ràng không khí đón xuân mới, có rất nhiều hoạt động văn hóa, du lịch được tổ chức ở các địa danh khác nhau, trong đó quần thể danh thắng Tràng An trở thành điểm du Xuân thú vị cho các bạn trẻ dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
(CLO) Tổng thống Donald Trump đã ra lệnh tăng thuế đối với hàng hóa từ Mexico, Canada và Trung Quốc, cho rằng điều này sẽ giúp giảm di cư bất hợp pháp và buôn lậu fentanyl vào Mỹ.
(CLO) Một mảng đại dương cổ đại bên dưới Iraq đang dần tách ra, kéo bề mặt Trái đất xuống và định hình lại cảnh quan, cho thấy sự thay đổi địa chất vẫn tiếp diễn trong khu vực.
(CLO) Hàng nghìn người dân và khách thập phương về đền Bà Chúa Kho (Bắc Ninh) ngày mùng 5 Tết để "xin lộc" với kỳ vọng một năm nhiều tài lộc, thuận lợi trong công việc và kinh doanh.
(CLO) Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn tại Hà Nam năm 2025 sẽ diễn ra từ ngày 2/2/2025 đến ngày 4/2/2025 (tức ngày 5 - 7 tháng Giêng năm Ất Tỵ) với nhiều hoạt động ý nghĩa, sôi nổi.
(CLO) Ngày 02/02/2025 (tức mùng 5 Tết Ất Tỵ 2025), hàng nghìn người dân và du khách thập phương đổ bộ về Gò Đống Đa, phường Quang Trung (quận Đống Đa, TP Hà Nội) để làm lễ, dâng hương và tham dự Lễ kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa (1789 - 2025). Lễ hội năm nay sẽ diễn ra trong 3 ngày (từ 2- 4/2, tức mùng 5 đến mùng 7 Tết Ất Tỵ).
(CLO) Lễ hội Cầu Ngư là một nét đẹp trong văn hóa tín ngưỡng của ngư dân Cam Lâm (xã Xuân Liên, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh), thể hiện lòng biết ơn sâu sắc đối với Cá Ông – vị thần hộ mệnh của những người gắn bó với biển khơi. Đồng thời, đây cũng là dịp để ngư dân cầu mong một năm thuận buồm xuôi gió, đánh bắt bội thu và cuộc sống an lành.
(CLO) Hàng năm vào đêm mùng 4 rạng sáng mùng 5 Tết, phiên chợ Âm Dương làng Ó, phường Võ Cường, TP Bắc Ninh (Bắc Ninh) với ý nghĩa tâm linh “mua may bán rủi”, tạo cơ hội cho người chết và người sống gặp nhau.
(CLO) Cứ nhằm sáng mồng 10 Tết, trời đất còn mờ hơi sương nhưng mọi nẻo đường đổ về sới vật làng Sình (xã Phú Mậu, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế) đã đông nghịt người. Tiếng trống lệnh mỗi lúc một dồn dập, tiếng loa xướng tên các đô lên sới liên tục giục vang. Ai nấy đều háo hức, hò reo như lệnh vỡ hóng chờ xem cuộc quyết đấu của các đô lão luyện nổi tiếng với nhiều miếng đánh hay và hiểm hóc.
(CLO) Những ngày đầu Xuân năm mới 2025, người dân và du khách thập phương kéo về di tích lịch sử Đền Sượt (phường Thanh Bình, TP Hải Dương) – nơi thờ Vũ Hựu Đại vương để dâng lễ, thắp hương, cầu một năm mới nhiều tài lộc, bình an cho người thân và gia đình.
(CLO) Trong 4 ngày Tết (từ 29 đến hết ngày mùng 3), chùa Hương đã đón hơn 2 vạn lượt khách thập phương về tham quan, vãn cảnh. Theo kế hoạch vào mùng 6 tháng Giêng năm Ất Tỵ sẽ chính thức khai hội Chùa Hương 2025.