(CLO) Bản du lịch cộng đồng Sin Suối Hồ hấp dẫn du khách bởi không khí núi rừng mát mẻ, nét đẹp hoang sơ và những sắc màu văn hóa dân tộc Mông.
Địa điểm lý tưởng cho người “săn mây”
Bản Sin Suối Hồ thuộc xã Sin Suối Hồ, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu, nằm cheo leo trên đỉnh núi Sơn Bạc Mây cao hơn 1.500m, cách thành phố Lai Châu khoảng 30 km. Đây là vùng biên giới giáp với Trung Quốc, có địa hình núi non trùng điệp, hùng vĩ, khí hậu mát mẻ, phong cảnh nên thơ, hữu tình.
Trong tiếng Mông, Sin Suối Hồ có nghĩa là "suối có vàng". Còn giờ đây, Sin Suối Hồ được gọi là "Thiên đường trong mây" bởi khi tới đây, du khách sẽ được đắm chìm trong biển mây vào mỗi sáng sớm, ngâm mình dưới dòng nước mát lạnh của thác Tình Yêu, thác Trái Tim, chiêm ngưỡng những thửa ruộng bậc thang ngào ngạt hương lúa chín say đắm lòng người...
Chúng tôi lên bản Sin Suối Hồ, trải nghiệm về một bản người Mông làm du lịch thực sự ấn tượng. Đường vào bản dài khoảng 30 km, vắt qua những sườn đồi thoai thoải với hai bên là con đường rợp hoa dã quỳ. Lưng đồi là những khoảnh ruộng bậc thang của người Mông chạy dài tít tắp. Xa ngút ngàn là những ngọn núi được bao phủ quanh năm bởi mây trắng. Đây cũng là địa điểm lý tưởng cho du khách muốn “săn mây”.
Từ chân rặng núi Sơn Bạc Mây, con đường về bản Sin Suối Hồ đã được cứng hóa chạy qua những nếp nhà nhỏ xinh. Những chậu hoa địa lan và hoa đào được trồng điểm xuyết lối đi lên cao dần, tô điểm cho bản làng.
Đến với Sin Suối Hồ, điều ấn tượng đầu tiên có lẽ là những nét văn hóa truyền thống của người Mông vẫn được giữ nguyên. Phụ nữ Mông ở bản hiện vẫn dệt, mặc các trang phục truyền thống và gìn giữ kỹ thuật vẽ sáp ong độc đáo trên vải được truyền lại qua nhiều thế hệ. Các ngôi nhà vẫn giữ được nét truyền thống được truyền từ đời này sang đời khác. Nhiều hộ làm du lịch, xây dựng những căn nhà khách lưu trú vẫn xây theo những lối kiến trúc của người Mông.
Ở Sin Suối Hồ, mỗi nhà sẽ có một chiếc cổng được trang trí độc đáo. Cổng thì dùng chiếc cưa để trang trí, tượng trưng cho dụng cụ thời xa xưa người Mông dùng để xẻ cây. Cổng thì dùng những con dao để trang trí với ý nghĩa là công cụ sinh tồn từ xa xưa. Cổng thì dùng bình hồ lô - dụng cụ đựng rượu, nước. Cổng thì dùng cò quay, cung tên, đèn dầu…
Hiện tại ở Sin Suối Hồ có hơn 100 cổng khác nhau, mỗi chiếc cổng mang một ý nghĩa và mong muốn của gia chủ, nhưng tựu chung lại tất cả đều hướng về cội nguồn, hướng về những nét văn hóa truyền thống. Người Mông cho rằng, làm vậy để vừa giới thiệu cho du khách, vừa nhắc nhở con cháu về những nét văn hóa của cha ông.
Giờ đây, Sin Suối Hồ đã trở thành điểm du lịch cộng đồng có tiếng, mang lại sự đổi thay đáng kể về mọi mặt cho đời sống người dân. Từ một bản làng nghèo đói, nhiều người nghiện thuốc phiện, nghiện rượu nay họ đã vươn lên làm kinh tế để thoát nghèo. Bây giờ, ở Sin Suối Hồ có 5 điều không được làm: Không uống rượu, không hút thuốc lá, không dùng thuốc phiện, không quan hệ tình ái bừa bãi và không cờ bạc.
Phát triển du lịch bền vững
Ở bản Sin Suối Hồ, nhắc đến anh Vàng A Chỉnh, ai cũng kính trọng, nể phục. Không chỉ giúp thay đổi nhận thức trong đời sống, sinh hoạt, anh Chỉnh còn là người tiên phong đưa mô hình du lịch cộng đồng về bản.
“Trước năm 1995, nhà nào cũng có người nghiện thuốc phiện, nghiện rượu, bản làng nghèo đói, rất khổ. Người Mông mỗi lần có dịp uống rượu là không say không về, lao động chính không có, bản làng cứ nghèo mãi. Thế nhưng giờ khác rồi… người Mông ở Sin Suối Hồ bây giờ không uống rượu, không khói thuốc, không cờ bạc nữa”, anh Vàng A chỉnh phấn khởi nói.
Thấm cái sự vất vả, nghèo đói, anh Chỉnh và một số người dân trong bản đã tìm cách thoát nghèo. Gia đình anh tự đi đầu, với mong muốn là mình tốt thì người khác sẽ phải học theo. Anh dọn dẹp nhà cửa, xây dựng nhà vệ sinh sạch sẽ, rồi cùng với một số người vận động các nhà bỏ thuốc phiện, bỏ rượu, tập trung vào làm ăn, phát triển kinh tế.
Năm 2014, Vàng A Chỉnh xây dựng căn nhà của mình thành homestay và vận động bà con trong bản làm du lịch.“Ban đầu vận động bà con làm du lịch khó lắm. Người Mông bao đời làm nương rẫy, bây giờ bảo họ chuyển sang làm du lịch họ không đồng ý. Thay đổi tư duy là điều khó nhất”, anh Chỉnh nói.
Với sự kiên trì vận động, nhiều gia đình đã học theo cách làm của ông trưởng bản Vàng A Chỉnh. Năm 2015, bản Sin Suối Hồ chính thức được UBND tỉnh Lai Châu công nhận là bản du lịch cộng đồng. Điều này càng giúp thêm động lực cho những người dân bản chuyển sang làm du lịch.
Một không khí vui tươi hồ hởi chạy khắp bản làng, rồi thêm nhiều căn homestay, nhà hàng, điểm chụp ảnh được dựng lên. Những trò chơi dân gian, những phong tục tập quán, những món ăn của người Mông lên chương trình rõ ràng để giới thiệu với du khách. Giờ đây, bản Sin Suối Hồ đã thực sự làm du lịch rất chuyên nghiệp.
Để phục vụ du khách tốt hơn, bản Sin Suối Hồ trực tiếp làm ra những sản phẩm hoàn toàn từ tự nhiên, theo cách làm truyền thống của người Mông. Dầu gội, xà phòng, nước rửa tay, nước rửa bát, lá tắm... tất cả đều sử dụng những nguyên liệu thiên nhiên, tốt cho sức khỏe của con người và không gây ô nhiễm môi trường.
Người dân địa phương cũng thường xuyên nuôi lợn, gà và trồng rau sạch để phục vụ du khách. Dân bản cũng đã nhận thức được rằng một trong những lợi thế lớn nhất để thu hút khách du lịch là giữ gìn, bảo tồn và phát huy bản sắc dân tộc bản địa.
Mỗi tuần vào thứ 7, ở chính giữa bản sẽ diễn ra một buổi họp chợ truyền thống. Đây là nơi giao thương, trao đổi hàng hóa sản vật của nhân dân nhưng du khách cũng rất hào hứng tham gia. Rất nhanh sau đó, chợ phiên Sin Suối Hồ trở thành một điểm đến du lịch vô cùng hấp dẫn. Ngoài mua bán, ở đây còn diễn ra các tiết mục văn nghệ độc đáo, là nơi tái hiện các hoạt động sinh hoạt hàng ngày của người Mông như thổi khèn, xay lúa, ném pao, giã bánh dày… Nhưng có một điểm “khác”, đó là không còn cảnh đàn ông say rượu ngủ quên ở đường, ở góc chợ như ngày xưa nữa.
Hiện nay điểm du lịch cộng đồng Sin Suối Hồ có hơn 20 hộ gia đình tham gia làm dịch vụ homestay, bungalow và 6 hộ làm dịch vụ ăn uống, có 1 hợp tác xã tiếp đón và phục vụ du khách. Từ năm 2015 đến nay, trung bình mỗi năm điểm du lịch cộng đồng bản Sin Suối Hồ đón trên 20.000 lượt khách trong nước và quốc tế đến tham quan du lịch.
“Dịch vụ homestay ở Sin Suối Hồ mỗi tối có thể phục vụ 250-300 khách nghỉ lại. Thu nhập bình quân, nhà nào to, rộng thì khoảng 200-300 triệu đồng mỗi năm. Những nhà làm ít thì thu nhập từ 80-90 triệu”, anh Vàng A Chỉnh cho biết.
Được biết, năm 2019, Sin Suối Hồ đã được Hiệp hội Du lịch Việt Nam vinh danh là “Làng du lịch cộng đồng tiêu biểu”. Ngày 5/2/2023, tại diễn đàn Hội chợ Du lịch quốc tế ở thành phố Yogyakarta (Indonesia), điểm bản Sin Suối Hồ lại được vinh danh là điểm du lịch cộng đồng hấp dẫn nhất ASEAN năm 2022.
Dù là điểm du lịch có tiếng ở cả trong và ngoài nước, Sin Suối Hồ vẫn mang trong mình vẻ đẹp thiên nhiên thuần khiết, hoang sơ. Chỉ một lần tới bản Sin Suối Hồ, chắc chắn du khách sẽ muốn quay lại với không gian núi rừng trong lành, sống chậm trong sự bình yên, nguyên sơ, thuần khiết của bản làng Mông miền sơn cước.
(CLO) Dự kiến tỉnh Hà Nam có 19 đơn vị hành chính cấp xã phải thực hiện sắp xếp giai đoạn 2023 - 2025. Sau sắp xếp sẽ dôi dư 143 cán bộ, công chức (cán bộ 92 người, công chức 51 người).
(CLO) Hệ thống tên lửa Oreshnik có khả năng tấn công các mục tiêu trên toàn châu Âu, Sergey Karakayev, theo Chỉ huy Lực lượng Tên lửa Chiến lược Nga nói với Tổng thống Vladimir Putin.
(CLO) Đội bóng của huấn luyện viên Luis Enrique có chiến thắng đậm 3-0 trước Toulouse tại vòng 12 Ligue 1 2024/25. Với kết quả này, PSG tiếp tục giành vị trí đứng đầu bảng xếp hạng giải đấu.
(CLO) Điện Kremlin hôm thứ Sáu cho biết cuộc tấn công vào Ukraine bằng tên lửa đạn đạo siêu thanh mới phát triển là một thông điệp gửi tới phương Tây rằng Nga sẽ đáp trả gay gắt bất kỳ hành động "liều lĩnh" nào của phương Tây nhằm ủng hộ Ukraine.
(CLO) Số liệu thống kê cho thấy mỗi ngày, cảng hàng không quốc tế Nội Bài có gần 15.000 lượt xe thanh toán bằng tiền mặt, tài xế phải dừng xe trước trạm thu phí đầu vào lấy thẻ và trả tiền mặt tại cửa ra, dễ dẫn tới ùn tắc cục bộ.
(CLO) Một mỏ vàng khổng lồ với trữ lượng ước tính hơn 1.000 tấn đã được phát hiện ở miền nam Trung Quốc, hãng thông tấn Xinhua đưa tin, trích dẫn nguồn tin từ cục địa chất tỉnh Hồ Nam.
(CLO) Chiều ngày 22/11, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Hội nghị phổ biến chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về Hội và nâng cao chất lượng tham mưu trong công tác văn phòng của Hội Nhà báo khu vực phía Bắc.
(CLO) Hàng trăm tài liệu, cổ vật có niên đại cách ngày nay hơn 2.000 năm, phản ánh sự hình thành và phát triển của nền văn hóa Đông Sơn trên đất Vĩnh Phúc.
(CLO) Ngày 22/11, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã có Quyết định xử phạt Công ty cổ phần chứng khoán SmartInvest gần 1,4 tỷ đồng vì hàng loạt vi phạm.
(CLO) Bất chấp những thách thức từ cuộc chiến tranh xâm lược của Nga, kinh tế Ukraine đã tăng trưởng 4.2% trong 10 tháng đầu năm 2024 so với cùng kỳ năm ngoái, theo thông báo của Bộ Kinh tế Ukraine vào ngày 18 tháng 11.
(CLO) Triều Tiên và Nga vừa ký kết một thỏa thuận mới nhằm thúc đẩy hợp tác kinh tế sau các cuộc hội đàm tại Bình Nhưỡng trong tuần này, theo Thông tấn xã Trung ương Triều Tiên (KCNA).
(CLO) Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Lào Cai vừa phối hợp với Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1 thực hiện điều tra, phỏng vấn sâu người dân vùng lũ lịch sử gây chết và mất tích nhiều người ở xã Phúc Khánh.
(CLO) Trong những tuần gần đây, các hãng sản xuất ô tô lớn trên thế giới đã liên tiếp công bố kế hoạch cắt giảm nhân sự và đóng cửa nhà máy khi họ chật vật tìm kiếm lợi nhuận từ các dòng xe điện (EV) và đối mặt với làn sóng cạnh tranh từ những sản phẩm giá rẻ hơn.
(CLO) Chính quyền Tổng thống Joe Biden vừa thông báo với Quốc hội kế hoạch xóa 4,65 tỷ USD khoản nợ mà Ukraine đang gánh chịu, theo một bức thư do Bloomberg News thu thập được.
(CLO) Tỉnh Lai Châu cam kết tạo mọi thuận lợi để hỗ trợ các doanh nghiệp khai thác du lịch với mục tiêu "doanh nghiệp phát tài - Lai Châu phát triển''.
(CLO) Sáng 22/11, tại khu nghỉ dưỡng Hoiana (huyện Duy Xuyên), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL) phối hợp với UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức họp báo công bố việc đăng cai Hội nghị Quốc tế về Du lịch Nông thôn lần đầu tiên của UN Tourism (tổ chức du lịch thế giới), diễn ra vào năm 2024 tại Quảng Nam.
(CLO) Ngày 21/11, tại Hà Nội, Cục Phục vụ Ngoại giao đoàn (Bộ Ngoại giao) tổ chức họp báo thông tin về Liên hoan Ẩm thực Quốc tế 2024. Dự kiến, sự kiện sẽ chính thức diễn ra từ 7 đến ngày 8/12/2024 tại Khu Ngoại giao Đoàn (Vạn Phúc, Ba Đình, Hà Nội).
(CLO) Món phở bò của Việt Nam tiếp tục ghi danh trong danh sách 20 món súp ngon nhất thế giới do CNN bình chọn, khẳng định vị thế không thể thiếu của phở trong nền ẩm thực toàn cầu.
(CLO) UBND tỉnh Ninh Thuận vừa ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án phát triển kinh tế ban đêm với mục tiêu đến năm 2030, đón 6 triệu lượt khách, trong đó 70% sử dụng dịch vụ kinh tế ban đêm. Doanh thu từ du lịch dự kiến đạt 5.900 tỷ đồng, đóng góp 15% GRDP toàn tỉnh, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.
(CLO) Ngày 20/11, Sở Du lịch Quảng Ninh, Hiệp hội Du lịch Quảng Ninh và Tập đoàn Sun Group tổ chức chương trình lễ công bố hợp tác kích cầu du lịch "Quảng Ninh - Điểm đến bốn mùa".
(CLO) Nền tảng du lịch Agoda vừa công bố danh sách các điểm đến du lịch cuối năm tiết kiệm nhất, mang đến nhiều lựa chọn cho những ai đang tìm kiếm phòng lưu trú giá rẻ trong dịp Giáng Sinh và Tết Dương lịch 2025.