(CLO) Đến với miền đất bồi Kim Sơn (Ninh Bình), du khách sẽ được tham quan, trải nghiệm các điểm du lịch hấp dẫn như: Nhà thờ Phát Diệm, Bãi Ngang, Cồn Nổi, Cầu Ngói Phát Diệm hay khu rừng ngập mặn Kim Sơn,... với vẻ đẹp tự nhiên xen lẫn sự hoang sơ, mộc mạc như chưa từng bị ảnh hưởng bởi bên ngoài.
X
Huyện Kim Sơn (tỉnh Ninh Bình) là vùng đất mới, nằm ở cực Nam của tỉnh Ninh Bình, cách thành phố Ninh Bình 27km, xưa kia là miền đất sình lầy ven biển được bồi tụ bởi hai cửa sông lớn là sông Càn và sông Đáy.
Vùng đất này được ghi danh trên bản đồ Việt Nam năm 1829, gắn liền với công lao của Doanh điền sứ Nguyễn Công Trứ (1778-1858). Sau gần 200 năm với 7 lần quai đê lấn biển, bãi bồi ngày ấy nay đã thành một huyện biển trù phú, kinh tế, văn hoá, giáo dục phát triển.
Kim Sơn là vùng đất giàu tiềm năng du lịch cả tự nhiên lẫn nhân văn, là một trong bảy không gian du lịch đã được quy hoạch của vùng du lịch Ninh Bình, phong phú và đa dạng về tài nguyên thiên nhiên đồng thời có nhiều tiềm năng về du lịch, nhất là du lịch sinh thái.
Hiện nay, Kim Sơn đã trở thành điểm đến hấp dẫn đối với nhiều du khách, trong đó có một số địa điểm nổi bật thu hút đông đảo du khách nhất, đó là: Cầu Ngói Phát Diệm, Nhà thờ đá Phát Diệm và Cồn nổi Kim Sơn, Bãi Ngang.
Nhà thờ đá Phát Diệm
Kim Sơn là một vùng đất xứ đạo được mệnh danh là “kinh đô thiên chúa giáo” với rất nhiều nhà thờ công giáo, nổi bật là nhà thờ đá Phát Diệm được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa năm 1998.
Quần thể Nhà thờ đá Phát Diệm với 117m mặt tiền, dài 243m. Khu Nhà thờ được xây dựng chủ yếu bằng đá kết hợp với gỗ trong suốt 24 năm, từ năm 1875 đến 1899. Diện tích toàn khu rộng gần 30.000 m² với 11 hạng mục công trình.
Nhà thờ đá Phát Diệm là sự kết hợp hài hòa giữa hai nền nghệ thuật châu Á và châu Âu, sự giao hòa tinh túy giữa Phật giáo và Thiên chúa giáo. Là một công trình kiến trúc Thiên chúa giáo nhưng lại được xây dựng theo lối kiến trúc đình chùa truyền thống của nước ta, mái nhà thờ cong như mái cong của đình chùa nhà Phật. Hơn thế nữa, quần thể Nhà thờ đá Phát Diệm được xây dựng nhiều hạng mục nhưng không gian phong thủy lại đóng mở theo phong cách phương Đông rất rõ nét, trước có hồ, sau có núi thể hiện quan niệm của người Á đông “Tiền có thuỷ, hậu có sơn”.
Đặc biệt nhất trong quần thể kiến trúc Nhà thờ đá Phát Diệm là quả chuông đồng và ngôi nhà thờ đá. Quả chuông đồng cổ đúc năm 1980 với chiều cao 1,4m, đường kính 1,1m. Tiếng chuông vang vọng, ngân xa đến cả 2 tỉnh giáp danh Nam Định và Thanh Hóa cũng nghe thấy. Nhà thờ đá được xây dựng năm 1883, tất cả từ nền, cột, tường,… đều được làm bằng đá với những nét chạm khắc tinh xảo sống động. Đây là nhà thờ có kiến trúc độc đáo và mới lạ nhất Việt Nam.
Đó là sự độc đáo của Nhà thờ đá Phát Diệm mà không một nhà thờ nào trên thế giới có được, một sự hòa nhập giữa hai nền văn hóa, một sự kết hợp sáng tạo linh hoạt.
Cầu Ngói Phát Diệm - Cây cầu lịch sử
Cầu Ngói Phát Diệm được ông Nguyễn Công Trứ cho khởi công xây dựng để nối đôi bờ sông Ân năm 1902, là cây cầu kiên cố, vững chắc có kiến trúc dân gian đặc sắc và có giá trị văn hóa.
Cây cầu có dáng cầu vồng, chiều dài là 36m và chiều rộng là 3m. Cầu có 3 nhịp, mỗi nhịp 4 gian. Hai bên cầu là hai dãy lan can và cột rất chắc chắn, đều được làm bằng gỗ lim. Mái cầu được lợp ngói đỏ cổ truyền hình dáng giống như mái đình biểu tượng cho sự trường tồn, vĩnh cửu, 2 đầu của cầu là các bậc tam cấp, chỉ người đi bộ mới qua được.
Không chỉ có chức năng giao thông, Cầu Ngói Phát Diệm còn là niềm tự hào của người dân Kim Sơn. Bên dưới là đường giao thông bên trên là mái ngói đỏ, khiến cho Cầu Ngói giống như một ngôi nhà giao thông. Cây cầu đã trở thành điểm dừng chân quen thuộc để tránh mưa, tránh nắng, là nơi để hẹn hò giao duyên của biết bao lứa đôi, là biểu tượng văn hóa của người dân miền biển chất phác, thật thà.
Trải qua hơn 100 năm tuổi, mặc cho mưa gió bão bùng Cầu Ngói Phát Diệm vẫn giữ vững sự kiên cố, vững chắc và nét kiến trúc cổ xưa độc đáo. Cây cầu đã đứng sừng sững ở đó hơn một thế kỷ, như một minh chứng lịch sử chứng kiến cuộc đời của bao thế hệ con người cũng như sự đổi mới và phát triển của vùng đất Kim Sơn.
Hiện nay, Cầu Ngói Phát Diệm là một trong ba cây cầu có kiến trúc dân gian độc đáo nhất vẫn còn được lưu giữ, bảo tồn đến ngày nay.
Cồn Nổi Kim Sơn
Kim Sơn có gần 18 km bờ biển nằm giữa hai cửa sông Đáy và sông Càn với những biến đổi địa chất diễn ra mạnh mẽ. Vùng ven biển Kim Sơn là một bộ phận quan trọng của khu dự trữ sinh quyển thế giới. Toàn khu có diện tích trên 105 nghìn ha, là nơi hội tụ của đa dạng các loài động - thực vật trong đó có nhiều loài quý hiếm.
Với hệ sinh thái có giá trị đặc biệt, huyện Kim Sơn có 7 xã gồm: Kim Hải, Kim Trung, Kim Đông, Kim Mỹ, Kim Tân, Cồn Thoi, Bình Minh đã được UNESCO công nhận là vùng đệm và vùng chuyển tiếp của khu dự trữ sinh quyển châu thổ sông Hồng.
Cồn Nổi Kim Sơn nằm cách bờ biển Kim Sơn khoảng 8km. Diện tích của Cồn Nổi khoảng hơn 500ha nhưng với bờ cát nguyên sơ, sạch mịn, trải dài đã làm cho không gian nơi đây trở lên khoáng đạt hơn, rộng lớn hơn và mang một vẻ đẹp nên thơ.
Đặc biệt, Cồn Nổi sẽ là điểm đến lý tưởng cho những người yêu thích du lịch sinh thái, tham quan và tìm hiểu về thế giới tự nhiên. Vì nơi đây gắn kết với chuỗi hệ sinh thái của biển Kim Sơn gồm: khoảng 200 loài chim, trong đó có gần 60 loài chim di cư, hơn 50 loài chim nước, nhiều loài chim quý hiếm được ghi trong sách đỏ thế giới. Những cánh rừng ngập mặn rộng hàng ngàn ha, đầm lầy mặn, bãi bồi ven biển và cửa sông với hơn 500 loài động thực vật thủy sinh và cỏ biển.
Sải bước trên cát vàng sạch mịn của Cồn Nổi, ngắm nhìn và tìm hiểu hoạt động của thế giới tự nhiên, lắng nghe hơi thở của biển thanh bình, lặng nhìn những cơn sóng vỗ trong không gian khoáng đạt với không khí trong lành sẽ làm cho lòng người thật nhẹ nhàng, thư thái.
Hiện nay, Cồn Nổi đã trở thành một điểm đến không thể thiếu của du khách khi đến Kim Sơn. Trong tương lai Cồn Nổi có tiềm năng trở thành một bãi tắm lý tưởng, là một trong những điểm du lịch độc đáo, thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước.
Bãi Ngang
Bãi Ngang rộng lớn và mênh mông của biển, của trời lại bạt ngàn đồng cói non. Nơi đây nhờ vào vị trí địa lý được phù sa bồi đắp quanh năm, luôn luôn màu mỡ, và cả khu rừng ngập mặn nên đã trở thành địa điểm trú ẩn của nhiều loài chim di cư, động vật, sinh vật, thực vật và cả thủy sản. Đặc biệt đó chính là các loại chim làm tổ ngay tại Bãi Ngang. Số lượng của chúng lên đến hàng ngàn con giữa lòng bãi ngang. Vì thế, chèo thuyền trên dòng nước ngập mặn, bạn sẽ được nhìn cận cảnh những chú chim lông trắng muốt tuyệt đẹp. Chúng không sợ người, tuy nhiên bạn cũng đừng cố chạm vào chúng để tránh gây nguy hiểm cho bản thân nhé!
Đặc biệt, vào hội du xuân tháng Giêng hàng năm, cả Bãi Ngang sẽ ngập trong biển cá, từng đàn cá nối tiếp nhau sẽ đua nhau từ biển Đông đổ về đây. Vì thế, đây sẽ là một mùa bội thu cho các ngư dân nơi này.
Du khách có thể tham quan toàn bộ Bãi Ngang bằng cách ngồi thuyền đi len lỏi qua các phần rừng phòng hộ rồi lên tháp cao ngắm chim cò, trải nghiệm đi cầu khỉ làm bằng gỗ tràm. Đặc biệt hơn đó chính là thưởng thức những món đặc sản Ninh Bình trong tiếng chim hót líu lo, tiếng lá xào xạc khiến cho lòng mình thêm thanh tịnh và êm ả. Nơi đây cũng được thiên nhiên ban tặng nguồn thủy sản vô cùng phong phú, vì thế đến đây bạn có thể ủng hộ các ngư dân. Đảm bảo là vừa rẻ lại vừa ngon.
Đến với Bãi ngang - Cồn nổi, du khách được chiêm ngưỡng sự mênh mông của biển, của trời, bạt ngàn đồng cói non. Ven biển Ninh Bình có nhiều vườn chim đẹp, đặc biệt chim về làm tổ hàng chục nghìn con ngay giữa lòng bãi ngang. Dừng chân nơi đây, chung quanh bạn sẽ là kênh, trước mặt là biển cả rừng cây và đồng cói.
Đền thờ Nguyễn Công Trứ
Đến Kim Sơn du lịch, không thể không đến Đền thờ Nguyễn Công Trứ - nơi thờ Doanh điền Sứ Nguyễn Công Trứ, người có công lập ra huyện Kim Sơn năm 1829. Đền thờ Nguyễn Công Trứ thuộc địa phận xã Quang Thiện, huyện Kim Sơn, cách thành phố Ninh Bình 26km về phía Đông Nam, cách Nhà thờ đá Phát Diệm 2,5km.
Đền thờ Nguyễn Công Trứ có kiến trúc theo kiểu chữ "Đinh"- Hán tự, Tiền đường 5 gian, Hậu cung 3 gian. Bên trong Tiền Đường có hương án, giá trống, giá chiêng và 3 bức đại tự thể hiện tấm lòng thành kính và ngưỡng mộ của nhân dân huyện Kim Sơn. Hậu cung đặt ban thờ Nguyễn Công Trứ.
Đền thờ Nguyễn Công Trứ có những nét độc đáo mà rất ít đền thờ có được, đây là đền thờ làm từ ngôi nhà do chính Nguyễn Công Trứ xây dựng và đã ở đó một thời gian; Đền thờ được xây dựng ngay từ khi Nguyễn Công Trứ còn sống; Một ngôi đền mà những người không theo tôn giáo, những người theo Phật giáo hay Thiên chúa giáo đều đến tế lễ.
Chùa Đồng Đắc
Cũng giống như Đền thờ Nguyễn Công Trứ, Chùa Đồng Đắc có kiến trúc kiểu chữ "Đinh"- Hán tự, phần ngang là Tiền Đường, phần dọc là Chính Điện. Chùa toạ lạc trên một khu đất rộng khoảng 5 mẫu thuộc xã Đồng Hướng, huyện Kim Sơn, cách thành phố Ninh Bình 28km về phía Đông Nam, cách Nhà thờ đá Phát Diệm 4km.
Chùa Đồng Đắc có tiền đường gồm 7 gian lớn, đặt tượng Đức ông, Đức Thánh Hiền và hai tượng Hộ Pháp. Chính điện 3 gian là nơi thờ Phật. Có thể nói, Chùa Đồng Đắc là kiến trúc tôn giáo sớm nhất ở vùng đất Kim Sơn, có trước cả Quần thể kiến trúc Nhà thờ đá Phát Diệm.
Vì thế, đến với Ninh Bình du khách không chỉ được chiêm ngưỡng núi non trùng điệp, những cánh rừng rộng lớn hay những dòng sông uốn mình giữa đồng ruộng mênh mông mà còn có thể khám phá một nét đẹp rất riêng, không thể hòa lẫn của vùng đất biển Kim Sơn đầy nắng và gió.
Ngày nay, nhà thờ đá Phát Diệm, Cồn Nổi Kim Sơn, Bãi Ngang và cầu ngói Phát Diệm đã trở thành những địa điểm nổi tiếng gần xa của vùng đất này. Với điều kiện tự nhiên và xã hội thuận lợi lại thêm bàn tay khéo léo, khối óc đầy sáng tạo của con người, Kim Sơn hứa hẹn sẽ ngày càng tươi đẹp và phát triển hơn, thu hút nhiều hơn sự tham quan của du khách thập phương, tiếp nối bản hùng ca mở đất để mở đường phát triển từ thủa cha ông của người dân nơi đây.
(CLO) Sau nỗ lực tìm kiếm suốt ngày đêm, đến sáng 23/11, lực lượng chức năng thị xã Hương Trà, Thừa Thiên Huế đã tìm thấy thi thể nạn nhân đầu tiên bị rơi xuống sông Hữu Trạch.
(CLO) Honda Thanks Day 2024 diễn ra từ ngày 30/11-1/12 trên phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm bao gồm không gian sắc hoa và triển lãm ảnh Hà Nội, khu vực trưng bày sản phẩm và công nghệ Honda, không gian làng nghề Thủ đô, các khu vực vui chơi cho trẻ em và gia đình…
(CLO) Các nhà lãnh đạo Trung Quốc tin rằng họ phải là một siêu cường công nghệ để "nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và ứng phó với các rủi ro bên ngoài".
(CLO) Hội nghị khí hậu 2024 của Liên hợp quốc (COP29) đã phải kéo dài sang thứ Bảy, sau khi các quốc gia đang phát triển từ chối lời đề nghị trị giá 250 tỷ USD từ các nước giàu để giúp họ giải quyết tình trạng nóng lên toàn cầu.
(CLO) Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới Quần thể danh thắng Tràng An vinh dự được trao giải “Impactful destination” - “Điểm đến có ảnh hưởng” 2024.
(CLO) Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa thành lập Hội đồng thẩm định quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh nối với Trung Quốc với tổng mức đầu tư 183.856 tỷ đồng.
(CLO) Để dự án xây dựng tuyến đường bộ mới Nam Định - Lạc Quần - Đường bộ ven biển hoàn thành theo đúng mục tiêu đề ra trước ngày 1/7/2025, Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định yêu cầu các đơn vị liên quan khẩn trương hoàn thành giải póng mặt bằng, cũng như nốt các phần còn tồn tại trong thời gian sớm nhất.
(CLO) Tối 22/11, tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức Lễ kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh Đắk Lắk (22/11/1904 - 22/11/2024). Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình tham dự và chia vui với nhân dân tỉnh Đắk Lắk.
(CLO) Tối 22/11, trong không khí chào mừng Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11) và kỷ niệm 10 năm Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, Liên hoan nghệ thuật dân gian truyền thống “Việt Nam - những sắc màu Di sản” chính thức khai mạc tại Nghệ An.
(CLO) Vào thứ Sáu (22/11), thẩm phán đã hoãn vô thời hạn vụ án gồm 34 tội danh hình sự của ông Donald Trump, vốn liên quan đến việc làm sai lệch hồ sơ kinh doanh và khoản “tiền bịt miệng” ở New York.
(CLO) Với chủ đề “Làm thế nào để những tác phẩm văn học nghệ thuật đến được với công chúng?”, buổi tọa đàm do Liên hiệp Các hội văn học nghệ thuật (VHNT) TP.HCM tổ chức đã thu hút sự tham gia của nhiều nhà nghiên cứu, cơ quan quản lý văn hóa và nghệ sĩ.
(CLO) Dự kiến tỉnh Hà Nam có 19 đơn vị hành chính cấp xã phải thực hiện sắp xếp giai đoạn 2023 - 2025. Sau sắp xếp sẽ dôi dư 143 cán bộ, công chức (cán bộ 92 người, công chức 51 người).
(CLO) Tối 22/11, trong không khí chào mừng Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11) và kỷ niệm 10 năm Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, Liên hoan nghệ thuật dân gian truyền thống “Việt Nam - những sắc màu Di sản” chính thức khai mạc tại Nghệ An.
(CLO) Với chủ đề “Làm thế nào để những tác phẩm văn học nghệ thuật đến được với công chúng?”, buổi tọa đàm do Liên hiệp Các hội văn học nghệ thuật (VHNT) TP.HCM tổ chức đã thu hút sự tham gia của nhiều nhà nghiên cứu, cơ quan quản lý văn hóa và nghệ sĩ.
(CLO) Hàng trăm tài liệu, cổ vật có niên đại cách ngày nay hơn 2.000 năm, phản ánh sự hình thành và phát triển của nền văn hóa Đông Sơn trên đất Vĩnh Phúc.
(CLO) Để tiếp tục nâng cao chất lượng, đưa Giải thưởng Sách Quốc gia xứng tầm với vị thế là một giải thưởng cấp quốc gia, đồng thời tạo sự lan tỏa mạnh mẽ đến gần hơn với bạn đọc, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Điều lệ và Quy Giải thưởng mới với nhiều điểm mới. Thông tin này được đưa ra tại buổi họp báo do Hội Xuất bản Việt Nam tổ chức sáng nay ngày 22/11 tại Hà Nội.
(CLO) Liên hoan nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ 3 tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau là nơi các nghệ nhân gặp gỡ, giao lưu nhằm bảo tồn, phát triển phong trào đờn ca tài tử tại mỗi địa phương.
(CLO) Liên hoan ca múa nhạc toàn quốc được tổ chức định kỳ 3 năm một lần đã khẳng định là một thương hiệu quốc gia trong các liên hoan về nghệ thuật ca múa nhạc ở Việt Nam.
(CLO) Ngày 21/11, tại Đà Nẵng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển công nghiệp văn hóa Việt Nam.
(CLO) Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM (Sở VH-TT) chỉ đạo các đơn vị phối hợp sắp xếp lại cơ sở vật chất để đảm bảo tổ chức các chương trình nghệ thuật, phục vụ chính trị và nhu cầu giải trí của người dân.