Khan hiếm nước đe dọa nghiêm trọng kinh tế Trung Quốc, Ấn Độ

Thứ tư, 14/06/2023 09:24 AM - 0 Trả lời

(CLO) Theo các nhà nghiên cứu, khan hiếm nước sạch có thể ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế lớn của châu Á như Ấn Độ và Trung Quốc. Bên cạnh đó, nông nghiệp, sản xuất và quá trình chuyển đổi sang năng lượng tái tạo có thể sẽ chịu tác động lớn.

Liên Hợp Quốc cảnh báo sử dụng nước không đảm bảo vệ sinh là một trong số các nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới. Đến năm 2035, sẽ có khoảng 3 tỉ người, chiếm gần 50% dân số Trái đất phải đối mặt với các khó khăn do tình trạng thiếu nước, ở các mức độ khác nhau. 

Khan hiếm nước được coi là yếu tố quan trọng nhất và có khả năng gây tác động lớn nhất đến toàn cầu. Các nhà nghiên cứu nói rằng nhiều nền kinh tế lớn của châu Á như Ấn Độ và Trung Quốc sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nhất từ tình trạng thiếu nước.

khan hiem nuoc de doa nghiem trong kinh te trung quoc an do hinh 1

Những người phụ nữ đổ đầy nước từ một bể chứa thành phố vào ngày 26 tháng 5 năm 2023 tại làng Peth Taluka ở Ấn Độ. Ảnh: CNBC.

Thiếu nước nhấn chìm ngành công nghiệp châu Á

Arunabha Ghosh, Giám đốc điều hành của Hội đồng Năng lượng, Môi trường và Nước, chia sẻ với CNBC bên lề Tuần lễ Sinh thái hàng năm của Singapore rằng châu Á là một trung tâm công nghiệp đang có tốc độ đô thị hóa nhanh nhất và để bay xa hơn nữa châu lục này sẽ đòi hỏi một lượng nước dồi dào.

Hơn nữa, ông Ghosh nói: “Không chỉ những ngành công nghiệp cũ như sản xuất thép, những ngành mới hơn như sản xuất chip bán dẫn và quá trình chuyển đổi sang năng lượng sạch sẽ cần rất nhiều nước.

“Châu Á là động cơ tăng trưởng của thế giới và những ngành công nghiệp này là động lực mới cho tăng trưởng kinh tế của khu vực”.

Nhu cầu nước ngọt toàn cầu dự kiến sẽ vượt xa nguồn cung từ 40% đến 50% vào năm 2030. Ông Ghosh cảnh báo không nên coi tình trạng khan hiếm nước là vấn đề của ngành mà là vấn đề “vượt qua toàn bộ nền kinh tế”.

Các nền kinh tế châu Á “phải hiểu rằng đó là lợi ích chung của khu vực và lợi ích của chính họ là giảm thiểu rủi ro xảy ra nhằm ngăn chặn những cú sốc kinh tế mà tình trạng khan hiếm nước nghiêm trọng sẽ gây ra”.

khan hiem nuoc de doa nghiem trong kinh te trung quoc an do hinh 2

Đất đai khô cằn, nứt nẻ do hạn hán ở Ấn Độ. (Nguồn: AFP)

Ấn Độ, hiện là quốc gia đông dân nhất thế giới, sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nhất do khan hiếm nước. Ngân hàng Thế giới cho biết, mặc dù chiếm 18% dân số thế giới, quốc gia này chỉ có đủ nguồn nước cho 4% dân số, do đó khiến quốc gia này trở thành quốc gia thiếu nước nhất thế giới.

Quốc gia Nam Á này phụ thuộc rất nhiều vào mùa gió mùa để đáp ứng nhu cầu nước, nhưng biến đổi khí hậu đã gây ra lũ lụt và hạn hán tấn công quốc gia này nhiều hơn, đồng thời làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu nước.

Trung Quốc lao đao vì khan nước

Theo tổ chức tư vấn độc lập Viện Lowy, khoảng 80% đến 90% lượng nước ngầm của Trung Quốc không phù hợp để tiêu thụ, trong khi một nửa số tầng ngậm nước đã quá ô nhiễm để sử dụng cho công nghiệp và nông nghiệp.

Đồng thời, 50% lượng nước sông cũng không thích hợp để uống và một nửa trong số đó cũng không an toàn để tưới tiêu cho ngành nông nghiệp.

Mặc dù nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đạt được tiến bộ trong quá trình chuyển đổi sang năng lượng sạch, hệ thống điện sạch của nước này vẫn chủ yếu phụ thuộc vào than đá. Hệ lụy đáng cảnh báo: nếu không có nước, sẽ không có than.

Ông Ghosh nhấn mạnh: “Nước là nguyên liệu đầu vào thiết yếu để phát điện của các nhà máy nhiệt điện than. Trong trường hợp nếu nước trở nên khan hiếm hơn hoặc không có sẵn để phát điện, hiệu suất của nhà máy đó sẽ trở nên kém hiệu quả.

Các quốc gia đang phát triển khác trong khu vực cũng ở trong tình trạng tương tự, nhưng cuộc khủng hoảng nước của họ có thể khó giải quyết hơn.

Shanshan Wang, lãnh đạo doanh nghiệp nước Singapore tại công ty tư vấn bền vững Arup, cho biết các quốc gia như Philippines không có đặc quyền và khả năng chống chịu kém, vì vậy có “sự mất cân bằng lớn trong cuộc khủng hoảng nước mà họ đang phải đối mặt”.

khan hiem nuoc de doa nghiem trong kinh te trung quoc an do hinh 3

Một người dân làng lùa đàn cừu trên lòng hồ chứa nước vào ngày 25 tháng 5 năm 2023 tại Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Ảnh: CNBC.

Ấn Độ và Trung Quốc gần biển và sông, bị đe dọa nhiều hơn bởi mực nước biển dâng cao, nhưng họ có đủ khả năng mua công nghệ và đổi mới để có hệ thống trữ nước tốt hơn, Wang nói với CNBC bên lề Tuần lễ Nước Quốc tế Singapore hôm thứ Ba tuần trước.

Trong khi đó, Wayne Middleton, lãnh đạo doanh nghiệp nước Australia của Arup nói rằng “chúng tôi cần giơ tay và nói rằng không nhận ra giá trị của hệ thống sông ngòi và chúng tôi đã khai thác chúng cho mục đích công nghiệp và nông nghiệp. Chúng tôi chỉ mới thấy những thiệt hại gần đây”.

May mắn hơn, các quốc gia ở phương Tây có thể sẽ không bị ảnh hưởng bởi những rủi ro liên quan đến cuộc khủng hoảng nước này. Vấn đề nước của châu Âu dự kiến sẽ trở nên tồi tệ hơn khi các nguồn tài nguyên ngày càng khan hiếm do tình trạng khẩn cấp về khí hậu ngày càng sâu sắc. Khu vực này có nhiệt độ tăng cao vào mùa xuân, sau khi trải qua một đợt nắng nóng mùa đông gây thiệt hại cho các con sông và dốc trượt tuyết.

Các ngành bị ảnh hưởng nhiều nhất

Đài Loan (Trung Quốc), quê hương của ngành công nghiệp bán dẫn lớn nhất châu Á, một lần nữa phải chống chọi với tình trạng thiếu nước chưa đầy hai năm sau khi chiến đấu với đợt hạn hán tồi tệ nhất từng ghi nhận trong một thế kỷ.

Hiện khu vực này cần một lượng nước khổng lồ để cung cấp điều kiện đủ cho các nhà máy và sản xuất chip bán dẫn.

“Đài Loan là nơi sử dụng nhiều thủy điện và họ luôn phải đối mặt với tình thế tiến thoái lưỡng nan về việc có nên tích trữ nước cho ngành công nghiệp bán dẫn của mình sử dụng hay nên xả nước để họ có thể có thêm thủy điện”, bà Wang nhấn mạnh.

Tuy nhiên, chuyên gia lưu ý rằng mặc dù nhiều ngành sản xuất cần nước để hoạt động, nước không thực sự được sử dụng hết và có thể được tái chế.

“Khan hiếm nước không phải là vấn đề đặc biệt đối với các ngành công nghiệp này vì rất nhiều nước có thể được tái chế. Quá trình này gây ô nhiễm nước và nhiều ngành công nghiệp có thể chỉ muốn đổ nước trực tiếp trở lại hệ sinh thái thay vì làm sạch và tái sử dụng nó”, bà nhận định.

Không chỉ quan trọng với ngành chip, nước cũng đang đóng một vai trò to lớn trong quá trình chuyển đổi năng lượng theo kế hoạch và việc thiếu nước có thể cản trở quá trình chuyển đổi sang không sử dụng nước của các quốc gia.

khan hiem nuoc de doa nghiem trong kinh te trung quoc an do hinh 4

Ảnh minh họa: Internet.

Năm 2022, Trung Quốc trải qua đợt nắng nóng và hạn hán tồi tệ nhất trong sáu thập kỷ. Nhiệt độ tăng cao làm khô cạn các khu vực của sông Dương Tử, cản trở khả năng sản xuất thủy điện - nguồn năng lượng lớn thứ hai của đất nước.

Để giảm bớt rủi ro về năng lượng, nước này đã phê duyệt số lượng nhà máy nhiệt điện than mới cao nhất kể từ năm 2015 vào năm ngoái. Bắc Kinh đã cho phép công suất điện than mới đạt 106 gigawatt vào năm 2022, cao gấp bốn lần so với một năm trước đó và tương đương với 100 nhà máy nhiệt điện lớn.

Theo chuyên gia Middleton: “Chúng tôi cần một quá trình chuyển đổi từ nhiên liệu hóa thạch sang năng lượng tái tạo để cung cấp năng lượng cho các nguồn cung cấp nước mới. Thậm chí, Trung Quốc luôn cần các nguồn cung cấp nước luôn sẵn sàng để đảm bảo an ninh năng lượng. “

Các nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào nông nghiệp cũng có thể chứng kiến sản lượng giảm đáng kể và an ninh lương thực sẽ gặp nhiều rủi ro hơn.

Theo Bộ Nông nghiệp, Ngư nghiệp và Lâm nghiệp Australia, giá trị sản xuất nông nghiệp dự kiến sẽ giảm 14%, đạt 79 tỷ USD trong giai đoạn 2023-2024. Hệ quả do điều kiện khô hạn hơn dự kiến sẽ làm giảm năng suất cây trồng từ mức kỷ lục vào năm 2022 đến năm 2023.

“Chúng tôi chắc chắn có thể xây dựng các nguồn cung cấp mới và cung cấp nước cho các ngành công nghiệp, khách hàng và thành phố ở đất nước chuột túi, nhưng chúng tôi thực sự không thể duy trì đủ nước trong thời gian hạn hán kéo dài hơn”, Middleton của Arup chỉ ra.

Ông nói: “Tất nhiên chúng ta phải cung cấp nước cho các thành phố, nền kinh tế lớn và cộng đồng, nhưng điều đó để lại rủi ro ngày càng tăng đối với sản xuất lương thực và ngành nông nghiệp”.

Khánh Vy (Theo CNBC)

Tin mới

Cục Thuế sẽ kiểm tra tiến độ việc thực hiện gia hạn hàng loạt thuế, phí

Cục Thuế sẽ kiểm tra tiến độ việc thực hiện gia hạn hàng loạt thuế, phí

(CLO) Cục Thuế, Bộ Tài chính vừa có công điện gửi các Chi cục Thuế về việc gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt với ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước và gia hạn thời hạn nộp một số loại thuế, phí khác.

Kinh tế vĩ mô
Geely Coolray ưu đãi giá cao nhất gần 38 triệu đồng

Geely Coolray ưu đãi giá cao nhất gần 38 triệu đồng

(CLO) Người tiêu dùng mua mẫu xe Geely Coolray trong tháng 4/2025 sẽ được hưởng mức giảm giá quy đổi tương ứng với khoản hỗ trợ 50% lệ phí trước bạ.

Xe
Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về Pháp lệnh Quản lý, bảo vệ Khu di tích Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về Pháp lệnh Quản lý, bảo vệ Khu di tích Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh

(CLO) Ngày 3/4, tại Phủ Chủ tịch, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước công bố Pháp lệnh Quản lý, bảo vệ Khu di tích Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Phạm Thanh Hà chủ trì họp báo.

Tin tức
Hải Dương: Phát động Giải thưởng Báo chí Nguyễn Lương Bằng lần thứ VI

Hải Dương: Phát động Giải thưởng Báo chí Nguyễn Lương Bằng lần thứ VI

(CLO) UBND tỉnh Hải Dương vừa ban hành kế hoạch tổ chức xét và trao Giải thưởng Báo chí Nguyễn Lương Bằng lần thứ VI (giai đoạn 2021-2025), nhằm tôn vinh những tác phẩm báo chí xuất sắc, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Nghề báo
BYD Sealion 6 sắp chính thức ra mắt khách Việt

BYD Sealion 6 sắp chính thức ra mắt khách Việt

(CLO) Dự kiến mẫu xe hybrid BYD Sealion 6 sẽ chính thức ra mắt thị trường Việt Nam trong quý 2/2025, cạnh tranh cùng Ford Territory và Madza CX-5.

Xe
Phú Thọ: Dâng hương giỗ Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân và tưởng niệm Tổ Mẫu Âu Cơ 2025

Phú Thọ: Dâng hương giỗ Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân và tưởng niệm Tổ Mẫu Âu Cơ 2025

(CLO) Ngày 3/4, trong không khí trang nghiêm và thành kính hướng về cội nguồn dân tộc, tỉnh Phú Thọ đã long trọng tổ chức Lễ dâng hương giỗ Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân tại Đền thờ Quốc Tổ Lạc Long Quân (núi Sim) và Lễ dâng hương tưởng niệm Tổ Mẫu Âu Cơ tại Đền thờ Tổ Mẫu Âu Cơ (núi Vặn), thuộc Khu Di tích lịch sử Đền Hùng.

Đời sống văn hóa
An Phát Holdings (APH) đặt kế hoạch lãi 2025 giảm một nửa, doanh thu dự kiến “bốc hơi” 35%

An Phát Holdings (APH) đặt kế hoạch lãi 2025 giảm một nửa, doanh thu dự kiến “bốc hơi” 35%

(CLO) Dù vượt mục tiêu trong năm 2024, An Phát Holdings (APH) vẫn tỏ ra thận trọng khi trình kế hoạch kinh doanh 2025 với doanh thu và lợi nhuận đều sụt giảm mạnh. Cụ thể, lợi nhuận sau thuế dự kiến chỉ đạt 60 tỷ đồng, giảm 50% so với năm trước, còn doanh thu hợp nhất dự kiến giảm tới 35%.

Kinh doanh - Tài chính
Tương bần Hưng Yên – Đặc sản mộc mạc đậm hồn quê

Tương bần Hưng Yên – Đặc sản mộc mạc đậm hồn quê

(CLO) Nằm cách trung tâm Hà Nội khoảng 30km, làng Bần Yên Nhân (huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên) từ lâu đã nổi danh với nghề làm tương truyền thống.

Công luận 24H
Hà Nội yêu cầu kiểm tra thông tin dự án đội vốn trăm tỷ 'đắp chiếu' nhiều năm

Hà Nội yêu cầu kiểm tra thông tin dự án đội vốn trăm tỷ 'đắp chiếu' nhiều năm

(CLO) Chủ tịch UBND TP Hà Nội chỉ đạo kiểm tra, xử lý thông tin báo chí phản ánh dự án đội vốn trăm tỷ "đắp chiếu" nhiều năm, người dân khổ sở vì rác thải, nước ngập khi mưa lớn.

Tin tức
Miền Bắc nắng ấm trước khi đón không khí lạnh

Miền Bắc nắng ấm trước khi đón không khí lạnh

(CLO) Miền Bắc sẽ có hai ngày 3 - 4/4 nắng ấm trước khi đón không khí lạnh, nền nhiệt cao nhất 25 - 27 độ. Các khu vực khác trên cả nước hôm nay ít mưa, trời nắng, riêng Đông Nam Bộ nắng nóng trở lại.

Công luận 24H
Dự án Nhà máy nước Hương Khê chậm tiến độ: Người dân mòn mỏi chờ nước sạch

Dự án Nhà máy nước Hương Khê chậm tiến độ: Người dân mòn mỏi chờ nước sạch

(NB&CL) Dự án Nhà máy nước Hương Khê được phê duyệt đầu tư từ năm 2016 với kỳ vọng mang lại nguồn nước sạch cho hàng chục nghìn người dân. Tuy nhiên, sau nhiều lần gia hạn, dự án vẫn chưa thể hoàn thành, khiến người dân bức xúc vì thiếu nước sạch suốt nhiều năm qua.

Điều tra
Cần sớm ban hành bộ tiêu chuẩn cho đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Cần sớm ban hành bộ tiêu chuẩn cho đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

(NB&CL) Theo nhiều lãnh đạo doanh nghiệp, doanh nghiệp xây dựng Việt hiện đã làm chủ hoàn toàn công nghệ, biện pháp và thiết bị thi công hạng mục hầm, cầu, điều mong đợi lúc này là Nhà nước sớm ban hành bộ tiêu chuẩn thiết kế, thi công, nghiệm thu cũng như kiểm tra chất lượng vật liệu và hạng mục thi công.

Giao thông
Thụy Sĩ nói về luật pháp quốc tế sau khi bị Mỹ áp thuế cao

Thụy Sĩ nói về luật pháp quốc tế sau khi bị Mỹ áp thuế cao

(CLO) Chính phủ Thụy Sĩ hôm thứ Tư đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tuân thủ luật pháp quốc tế sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump áp mức thuế cao hơn đối với quốc gia xuất khẩu này so với Liên minh châu Âu (EU).

Thế giới 24h
Điều tra vụ người phụ nữ đi xe đạp bị container cán tử vong

Điều tra vụ người phụ nữ đi xe đạp bị container cán tử vong

(CLO) Ngày 3/4, lực lượng chức năng huyện Củ Chi, TP HCM đang phối hợp điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ va chạm giữa container và người phụ nữ đi xe đạp trên đường Phan Văn Khải, huyện Củ Chi.

Giao thông
Cổ phiếu công nghệ lao dốc khi Mỹ áp thuế lên các 'công xưởng thế giới'

Cổ phiếu công nghệ lao dốc khi Mỹ áp thuế lên các 'công xưởng thế giới'

(CLO) Hôm 3/4, cổ phiếu các công ty công nghệ như Apple đã giảm mạnh sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố các mức thuế mới đối với các nước được ví như "công xưởng thế giới".

Báo chí - Công nghệ
Người đàn ông 73 tuổi nhận án tù vì sàm sỡ 4 tiếp viên hàng không Singapore

Người đàn ông 73 tuổi nhận án tù vì sàm sỡ 4 tiếp viên hàng không Singapore

(CLO) Một người đàn ông 73 tuổi vừa bị tuyên phạt 9 tháng tù vì liên tiếp sàm sỡ bốn nữ tiếp viên trên chuyến bay SQ33 của Singapore Airlines từ San Francisco về Singapore.

Thế giới 24h
Bình Luận

Tin khác

Thủy điện Trung Sơn tổ chức Đại hội Đảng bộ thường niên, nhiệm kỳ 2025-2030 thành công tốt đẹp

Thủy điện Trung Sơn tổ chức Đại hội Đảng bộ thường niên, nhiệm kỳ 2025-2030 thành công tốt đẹp

Đại hội Đảng bộ Công ty TNHH MTV Thủy điện Trung Sơn, lần thứ IV (nhiệm kỳ 2025-2030) diễn ra vào ngày 1/4/2025 tại Hà Nội, với 36 đảng viên được triệu tập. Về tham dự và chỉ đạo Đại hội có đồng chí Trần Phú Thái - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch - Hội đồng quản trị Tổng Công ty Phát điện 2 (EVNGENCO2).

Thị trường - Doanh nghiệp
Quý 1 năm 2025 – Nam A Bank giữ đà tăng trưởng, đẩy mạnh các chương trình đồng hành cùng doanh nghiệp và nền kinh tế

Quý 1 năm 2025 – Nam A Bank giữ đà tăng trưởng, đẩy mạnh các chương trình đồng hành cùng doanh nghiệp và nền kinh tế

Kết thúc quý 1 năm 2025, các chỉ số kinh doanh của Nam A Bank (HOSE: NAB) tiếp tục ghi nhận nhiều chỉ tiêu tăng trưởng ổn định, thanh khoản dồi dào, danh mục tài sản tiếp tục được cơ cấu theo hướng bền vững và hiệu quả nhất. Đồng thời, Ngân hàng cũng đang triển khai nhiều gói tín dụng ưu đãi dành cho khách hàng nhằm chung tay cùng Chính phủ thúc đẩy kinh tế vĩ mô.

Thị trường - Doanh nghiệp
Techcombank kiến tạo chuẩn mực mới cho chi nhánh ngân hàng: Hiện đại – Công nghệ – Trải nghiệm dẫn đầu

Techcombank kiến tạo chuẩn mực mới cho chi nhánh ngân hàng: Hiện đại – Công nghệ – Trải nghiệm dẫn đầu

Bước vào năm 2025, Techcombank khởi động chiến lược nâng cấp toàn diện hệ thống chi nhánh, đánh dấu một chương mới trong hành trình chuyển đổi ngành tài chính tại Việt Nam. Với mô hình giao dịch không quầy, tích hợp công nghệ số hóa, thiết kế linh hoạt và trải nghiệm cá nhân hóa, ngân hàng đang tái định hình hình ảnh chi nhánh – không chỉ là nơi thực hiện giao dịch, mà trở thành “điểm chạm chiến lược” đồng hành cùng khách hàng kiến tạo giá trị sống bền vững.

Thị trường - Doanh nghiệp
Giá vàng bật tăng 1,4 triệu đồng/lượng, lập kỷ lục mới 

Giá vàng bật tăng 1,4 triệu đồng/lượng, lập kỷ lục mới 

(CLO) Sáng nay (3/4), giá vàng trong nước bật tăng tới 1,4 triệu đồng/lượng, tiến sát mốc 103 triệu đồng/lượng.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nga mở rộng lệnh dừng xuất khẩu dầu ở Biển Đen

Nga mở rộng lệnh dừng xuất khẩu dầu ở Biển Đen

(CLO) Nga bất ngờ tạm dừng bốc dỡ dầu tại cầu cảng số 8 Novorossiysk trong 90 ngày, làm dấy lên lo ngại về chuỗi cung ứng năng lượng.

Thị trường - Doanh nghiệp
Hội chợ Thương mại và sản phẩm OCOP Phú Thọ 2025 mở cửa: Cơ hội giao thương, quảng bá đặc sản Đất Tổ

Hội chợ Thương mại và sản phẩm OCOP Phú Thọ 2025 mở cửa: Cơ hội giao thương, quảng bá đặc sản Đất Tổ

(CLO) Tối ngày 2/4, Sở Công Thương tỉnh Phú Thọ đã tổ chức khai mạc Hội chợ Thương mại và sản phẩm OCOP Phú Thọ năm 2025. Đây là hoạt động xúc tiến thương mại quan trọng trong Chương trình Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hoá - Du lịch Đất Tổ 2025.

Thị trường - Doanh nghiệp
Chiều nay, giá vàng mất mốc 102 triệu đồng/lượng

Chiều nay, giá vàng mất mốc 102 triệu đồng/lượng

(CLO) Chiều nay (2/4), giá vàng trong nước điều chỉnh giảm, mất mốc 102 triệu đồng/lượng.

Thị trường - Doanh nghiệp
Ngày mai, giá xăng trong nước có thể tăng lần thứ 3 liên tiếp

Ngày mai, giá xăng trong nước có thể tăng lần thứ 3 liên tiếp

(CLO) Trong kỳ điều chỉnh ngày mai, giá xăng trong nước có thể tăng 350 - 420 đồng/lít, tùy loại.

Thị trường - Doanh nghiệp
Công viên giải trí 64 tỷ USD cạnh tranh Disneyland: 22 năm vẫn chưa hoàn thành

Công viên giải trí 64 tỷ USD cạnh tranh Disneyland: 22 năm vẫn chưa hoàn thành

(CLO) Từng được kỳ vọng là “Disneyland của Trung Đông” với vốn đầu tư 64 tỷ USD, Dubailand sau 22 năm vẫn dang dở, phản chiếu tham vọng và thách thức của Dubai.

Thị trường - Doanh nghiệp
Phó Chủ tịch HĐQT T&T Group Đỗ Vinh Quang làm Chủ tịch HĐQT Vietravel Airlines

Phó Chủ tịch HĐQT T&T Group Đỗ Vinh Quang làm Chủ tịch HĐQT Vietravel Airlines

Phó Chủ tịch HĐQT Tập đoàn T&T Group Đỗ Vinh Quang được bầu làm Chủ tịch HĐQT Vietravel Airlines, chính thức đánh dấu sự tham gia trực tiếp của T&T Group vào bộ máy quản trị điều hành của Hãng hàng không du lịch này.

Thị trường - Doanh nghiệp