(NB&CL) Ngày 12/2, Quốc hội khóa XV khai mạc Kỳ họp bất thường lần thứ 9 để xem xét, cho ý kiến về nhiều nội dung quan trọng. Trong đó, trọng tâm là phục vụ việc sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy theo Nghị quyết 18-NQ/TW của Trung ương. Phóng viên Báo Nhà báo và Công luận đã có cuộc trao đổi với đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Sửu, Phó trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố Huế xung quanh nội dung này.
+ Thưa đại biểu Quốc hội, trong phần phát biểu khai mạc Kỳ họp, Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, Kỳ họp bất thường lần thứ 9 có ý nghĩa rất quan trọng, khẩn trương xem xét, quyết định nhiều vấn đề cấp bách phục vụ cuộc cách mạng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy, đáp ứng yêu cầu rất cao của đất nước trong kỷ nguyên mới… Đây là vấn đề đang nhận được sự đồng tình, ủng hộ rất cao của cán bộ, đảng viên và nhân dân. Bà nhìn nhận như thế nào về khí thế, quyết tâm của Chính phủ, Quốc hội trong việc triển khai cụ thể hóa Nghị quyết 18 của Đảng?
- Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Sửu: Nghị quyết 18 của Đảng đã tạo ra hiệu ứng mạnh, sự đồng tình, ủng hộ rất cao của cán bộ, cử tri và nhân dân. Trong đó, khi tiếp xúc cử tri, chúng tôi cũng nhận được những ý kiến đồng tình ủng hộ của những người từng kinh qua nhiều vị trí lãnh đạo khác nhau. Rất nhiều cử tri bày tỏ sự chờ đợi, kỳ vọng, bởi vì chưa bao giờ có cuộc cách mạng lớn về tinh gọn tổ chức bộ máy như lần này.
Đảng ta và đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm đã có những định hướng, chỉ đạo quyết liệt và “mới”. Cái mới này được dư luận đón nhận rất tích cực, kỳ vọng, tin tưởng vào hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả. Câu chuyện hội nhập quốc tế, toàn cầu hóa không chỉ là câu chuyện về kinh tế, thương mại, đối ngoại… mà còn là cả những câu chuyện về hệ thống nội tại của một đất nước, để làm sao điều hành, chèo lái con thuyền kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, xây dựng Đảng của chúng ta luôn luôn vững bền, đi đến bến bờ vinh quang, hạnh phúc.
Hiệu ứng này mang tính toàn diện, đồng bộ, tạo sự kỳ vọng tốt đẹp rằng, trong tương lai gần, đất nước chúng ta sẽ có một bộ máy tinh, gọn, mạnh, thông suốt, hiệu năng, hiệu quả.
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Sửu.
+ Thưa bà, nhiều ý kiến cho rằng, việc sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy nhà nước trên tinh thần giảm đầu mối, xóa bỏ cấp trung gian, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, thực hiện phương pháp “quản lý theo kết quả”. Quan điểm của đại biểu Quốc hội về vấn đề này ra sao?
- Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Sửu: Tôi đồng tình! Điều này rất cần thiết. Bởi vì, cấp trung gian giống như “điểm nối” của các đường ống, nếu như vận hành tốt thì có thể hiệu quả, nhưng nếu như không vận hành tốt thì sẽ tạo ra lãng phí, tắc nghẽn, không cần thiết.
Chúng ta đã có chủ trương để thực hiện việc giảm cấp trung gian ở các ngành chuyên môn, tôi nghĩ rằng, chúng ta nên tiếp tục nghiên cứu theo hướng 3 cấp chính quyền, sắp xếp giảm cấp trung gian ở các đơn vị hành chính. Như vậy thì cũng cần tăng nhiệm vụ, quyền hạn cho 3 cấp chính quyền, làm sao để hướng đến đơn vị hành chính 3 cấp thật ổn định, vững mạnh từ Trung ương đến địa phương; bảo đảm các cơ quan, tổ chức, đơn vị sau sắp xếp, kiện toàn thực sự được “nâng cấp, nâng tầm, chất lượng tốt hơn, hiệu quả cao hơn”... Lúc đó sẽ tạo ra hình hài đất nước mạnh, vững bền, văn minh.
+ Đại biểu Quốc hội đánh giá như thế nào về sự “xắn tay” khẩn trương của Quốc hội, Chính phủ trong việc quyết đáp những vấn đề cấp bách của đất nước trên tinh thần “vừa chạy, vừa xếp hàng”?
- Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Sửu:Hiệu ứng từ chủ trương của Đảng đã tạo sự đồng bộ, kịp thời, tạo thành sức mạnh tổng hợp. Tôi chưa bao giờ thấy không khí làm việc khẩn trương, cấp bách, nghiêm túc, chất lượng như giai đoạn vừa qua. Tôi được biết, các thành viên trong ban soạn thảo, cơ quan thẩm tra các dự án Luật, Nghị quyết của Quốc hội chia sẻ rằng, làm việc cả thứ Bảy, Chủ nhật, làm việc cả buổi tối, thậm chí là ăn đúng bữa ngay tại cuộc họp cho kịp tiến độ trình Quốc hội về dự án Luật, Nghị quyết tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9.
Chúng tôi thấy rất mừng là Quốc hội, Chính phủ đã kịp thời thể chế hóa tinh thần chủ trương của Đảng, của đồng chí Tổng Bí thư, vì lợi ích chung, vì sự phát triển của đất nước trong giai đoạn mới.
Lúc đầu, chúng tôi nghe kế hoạch Kỳ họp bất thường lần 9 của Quốc hội sẽ tổ chức vào cuối tháng 2, tuy nhiên, sau đó lại đẩy nhanh tiến độ, khai mạc Kỳ họp vào ngày 12/2. Điều đó cũng để thấy rằng sự hoàn thành vượt bậc, sự nỗ lực của Chính phủ, Quốc hội và cả hệ thống chính trị nhằm đáp ứng nhu cầu cấp bách của đất nước. Sự sắp xếp, điều chỉnh nội dung, thời gian kỳ họp cũng rất khoa học, đáp ứng yêu cầu các mục tiêu đề ra.
Từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV đến nay thì đây là kỳ họp bất thường có thời gian diễn ra dài nhất, kéo dài từ ngày 12 - 19/2, bàn về những dự án luật rất quan trọng, cần thiết, cụ thể hóa chủ trương của Đảng, trong đó trọng tâm là để thực hiện Nghị quyết 18 một cách hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả.
Tôi tin tưởng rằng, các dự án Luật sẽ sớm được thông qua, tạo đồng thuận cao.
(CLO) Theo Trung tâm Nghiên cứu thị trường và Am hiểu khách hàng One Mount, năm 2024 được xem là năm tăng giá “đột biến” của thị trường căn hộ Hà Nội. Riêng trong quý IV, giá căn hộ tăng 54% so với năm trước đó.
(CLO) IMF dự báo kinh tế toàn cầu tăng 3,3% năm 2025, nhưng Tổng giám đốc Kristalina Georgieva cảnh báo còn quá sớm để đánh giá tác động của thuế quan Mỹ.
(CLO) Đà Nẵng đang thuê đơn vị tư vấn xác định giá đất nhiều vị trí, trong đó có khu đất số 16 Bạch Đằng (phường Thạch Thang, quận Hải Châu), từng liên quan đến vụ án ông Phan Văn Anh Vũ (tức Vũ “nhôm”).
(CLO) Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố các cuộc đàm phán với Tổng thống Nga Vladimir Putin về việc chấm dứt khủng hoảng Ukraine sẽ bắt đầu "ngay lập tức".
(CLO) Thời tiết thất thường, lạnh kéo dài khiến dưa hấu kém phát triển, quả nhỏ không đạt tiêu chuẩn xuất khẩu nên thương lái thu mua cầm chừng. Không chỉ mất mùa, vụ dưa hấu Đông Xuân 2024-2025 còn mất giá, khiến người dân lâm vào cảnh “trắng tay”.
(NB&CL) Trước phản ánh của doanh nghiệp, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh đã ban hành văn bản chỉ đạo giao Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, địa phương liên quan tổ chức họp để xem xét, giải quyết dứt điểm những kiến nghị của Công ty TNHH Kỹ thương Đông Đô.
(NB&CL) Sự phát triển của truyền thông xã hội và công nghệ đã thay đổi cách tiêu thụ tin tức của công chúng. Để tồn tại, báo chí không còn chỉ là nơi đưa tin tức đơn thuần, mà phải trang bị cho mình thêm những giá trị mới, thậm chí phải tái cơ cấu và tái cấu trúc lại. Theo đuổi mô hình “đa dịch vụ” có thể là một gợi ý cho nhiều toà soạn báo chí tại Việt Nam...
(CLO) Dữ liệu từ Tập đoàn Thành Công (TC Group) cho biết, chỉ có 3.074 xe ô tô Hyundai được bán ra thị trường trong tháng 1/2025. Con số này thấp hơn đến 83,1% so với sản lượng bán hàng của hãng đạt được trong tháng liền kề trước đó.
(CLO) Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội vừa công bố danh mục Dự án xây dựng Nhà hát Ngọc trai và công viên văn hóa nghệ thuật chuyên đề với tổng vốn đầu tư 12.756 tỷ đồng.
(CLO) Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus cảnh báo rằng việc Mỹ tạm dừng viện trợ nước ngoài đang gây ra hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe toàn cầu.
(CLO) Nữ diễn viên nổi tiếng Scarlett Johansson kêu gọi ban hành luật bảo vệ công chúng khỏi trí tuệ nhân tạo (AI) sau khi một video deepfake có hình ảnh cô và nhiều ngôi sao khác xuất hiện tràn lan trên mạng xã hội.
(CLO) Sáng 13/2, gần 2.000 thanh niên ưu tú của tỉnh Phú Thọ đã sẵn sàng, náo nức lên đường nhập ngũ vào các đơn vị Quân đội Nhân dân, Công an Nhân dân để thực hiện nghĩa vụ thiêng liêng bảo vệ Tổ quốc.
(CLO) Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội vừa công bố danh mục Dự án xây dựng Nhà hát Ngọc trai và công viên văn hóa nghệ thuật chuyên đề với tổng vốn đầu tư 12.756 tỷ đồng.
(CLO) Chính phủ quyết nghị đồng ý việc trình xin ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc giảm tiền thuê đất năm 2024 và ban hành Nghị định của Chính phủ quy định việc giảm tiền thuê đất năm 2024.
(CLO) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính có ý kiến nên nghiên cứu rút ngắn quy trình thẩm định dự án PPP, không kéo dài quá 2 tuần. Hội đồng thẩm định nên gọn lại, chỉ những người có chuyên môn, cơ quan có liên quan. Ngoài ra, cần phân cấp phân quyền mạnh mẽ, giao trách nhiệm cho địa phương.
(CLO) Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình - Trưởng Ban Chỉ đạo về rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án vừa ký Quyết định số 17/BCĐ ngày 12/2/2025 thành lập Tổ giúp việc của Ban Chỉ đạo. Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đỗ Thành Trung là Tổ trưởng. Ông Lê Quốc Đạt, Phó Chánh Thanh tra Bộ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư làm Tổ phó.
(CLO) Ngày 13/2, tiếp tục chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV, Quốc hội sẽ thảo luận ở tổ về các dự án: Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi) và Luật Tổ chức chính quyền địa phương.
(CLO) Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Quảng Bình vừa phát đi thông báo về kết quả Kỳ họp thứ 30 xem xét, kết luận một số nội dung quan trọng liên quan đến công tác kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm tại Cục Thi hành án dân sự tỉnh này.
(CLO) Ngày 12/2, thông tin từ Sở Nội vụ Hải Dương, theo ước tính, toàn tỉnh dự kiến cần khoảng 1.300 tỷ đồng để giải quyết chế độ chính sách cho người nghỉ hưu trước tuổi, thôi việc khi tinh gọn bộ máy, từ nguồn kinh phí cải cách tiền lương.
(CLO) Ngày 12/2, thông tin từ Công an tỉnh An Giang cho biết, Giám đốc Công an tỉnh An Giang đã ký Quyết định thi hành kỷ luật đối với Trung tá Trần Tấn Tài, Phó trưởng Công an TX Tân Châu, An Giang bằng hình thức cách chức
(CLO) Chiều 12/2, tiếp tục Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi). Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành Phiên họp.