(NB&CL) Chuyên gia marketing người Mỹ Philip Kotler khi đến Việt Nam đã nói: “Việt Nam có thể lấy ẩm thực làm nét đặc trưng để giới thiệu với thế giới”. Quả thật, không ít lần ẩm thực Việt đã thực sự làm tốt vai trò của những sứ giả ngoại giao đặc biệt.
Ngoại giao ẩm thực - Sức mạnh mềm của đối ngoại Việt Nam
Cựu Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton từng gọi ẩm thực là “công cụ ngoại giao cổ xưa nhất” trong việc thúc đẩy quan hệ ngoại giao. Còn nhà ngoại giao kì cựu Phạm Sanh Châu, người từng góp công không nhỏ trong việc quảng bá văn hóa Việt Nam ra thế giới từng nói rằng, nếu văn hóa là “sức mạnh mềm” của Việt Nam thì ẩm thực là một thứ “vũ khí” của ngoại giao văn hóa. Và thực tế những năm qua cho thấy, ngoại giao ẩm thực đã thực sự là “sức mạnh mềm” góp phần định vị giá trị và tầm ảnh hưởng của Việt Nam trên trường quốc tế.
1. Sáng 8/12/2023, một buổi sáng Hà Nội tràn ngập nắng vàng, sau khi tham quan Cột cờ Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Belarus đã có những phút giây thư thái tại một quán cà phê ngay trong khuôn viên khu di tích. Nhiều người dân và khách du lịch tại quán cà phê trong di tích lịch sử văn hóa quốc gia Cột cờ Hà Nội bất ngờ trước sự xuất hiện của hai vị Thủ tướng. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dùng cà phê sữa nóng. Thủ tướng Belarus thưởng thức cà phê đen nóng. Thủ tướng Phạm Minh Chính đã giới thiệu với Thủ tướng Belarus về cà phê Việt Nam, nhất là những sản phẩm cà phê được chế biến sâu rất phong phú, về việc Việt Nam hiện là một trong những cường quốc cà phê trên thế giới. Hai Thủ tướng cùng gọi thêm bánh mì que nhân gà và bánh caramel trà xanh.
Sáng mùa thu 11/9/2023, quán cà phê ở phố Hàng Bún, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội có cơ hội được đón tiếp một đoàn khách đặc biệt, trong đó có Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn và Ngoại trưởng Antony Blinken. Buổi hôm đó, Ngoại trưởng Mỹ gọi “cà phê trứng All Day” - thức uống đặc trưng và bán chạy nhất của quán. Các thành viên còn lại chọn cà phê phin, đen hoặc nâu. Cà phê phin, sử dụng hạt cà phê robusta Lâm Đồng. Điểm tinh tế là cà phê trứng được giữ ấm trong những chiếc cốc hình quả trứng được làm thủ công tại làng gốm Bát Tràng theo thiết kế riêng của quán.
Trước đó, trong chuyến thăm Việt Nam vào tháng 4/2023 vừa qua, Ngoại trưởng Hoa Kỳ cũng đã thưởng thức ẩm thực và âm nhạc tại hai địa chỉ trên phố Tràng Tiền. Thưởng thức các món ăn gồm chả giò (nem rán), cơm niêu tôm rang thịt ba chỉ, uống kèm bia, Ngoại trưởng Blinken bày tỏ sự ấn tượng và ca ngợi ẩm thực Việt Nam có những hương vị tươi ngon nhất và ảnh hưởng khắp nước Mỹ.
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Belarus cùng uống cà phê, thưởng thức bánh mì que.
Trước đó, trưa 3/6/2023, ngay sau khi hạ cánh xuống Sân bay Nội Bài, bắt đầu chuyến thăm chính thức Việt Nam từ 3 - 4/6/2023, Thủ tướng Australia Anthony Albanese đã đến thăm Trường Đại học RMIT và ăn trưa tại một quán ăn khu phố cổ Hà Nội. Tại đây, ông cùng các cộng sự đã thưởng thức món bánh mỳ truyền thống Hà Nội và bia hơi - thức uống quen thuộc của người dân Thủ đô trong những ngày hè nắng nóng. Những người có mặt tại bữa trưa hôm đó kể rằng, Thủ tướng Anthony Albanese đã giơ ngón tay cái khi ăn miếng bánh mỳ đầu tiên, nói “Bánh mỳ Việt Nam rất ngon”. Thủ tướng Australia Anthony Albanese còn thử món lạc luộc, chả cá, ba chỉ lợn nướng và đậu tẩm hành và khen ngợi ẩm thực Việt Nam đa dạng, độc đáo.
Viện dẫn ra 3 buổi trong rất nhiều cuộc đón tiếp ngoại giao, nơi có sự hiện diện của ẩm thực Việt để thấy rằng giờ đây ẩm thực Việt đã trở thành một phần quan trọng trong nhiều cuộc tiếp đón khách quốc tế. Trước đó, Thủ tướng Justin Trudeau từng uống cà phê vỉa hè; cựu Tổng thống Barack Obama ăn bún chả Hà Nội vào năm 2016; cựu Tổng thống Bill Clinton đánh dấu chuyến thăm Việt Nam đầu tiên vào năm 2000 bằng kỷ niệm ăn phở... Thậm chí, quán bún chả từng được đón tiếp Tổng thống Mỹ giờ đây đã trở nên nổi tiếng khắp thế giới với tên gọi “bún chả… Obama”.
2. Nhà ngoại giao Đặng Minh Khôi từng nói: “Thật sự mọi công việc trong ngoại giao đều dựa trên nền tảng văn hóa, đặc biệt thông qua văn hóa truyền thống và ẩm thực”. Trên thế giới, ngoại giao ẩm thực từ lâu đã là một khái niệm quen thuộc và được xem là yếu tố vô cùng quan trọng góp phần thúc đẩy quan hệ ngoại giao. Cựu Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton từng gọi ẩm thực là “công cụ ngoại giao cổ xưa nhất”. Tiến sĩ Wantanee Suntikul, từng giảng ẩm thực “là cách chúng ta cố gắng giao tiếp bằng cách sử dụng văn hóa ẩm thực của quốc gia”. “Đối với những quốc gia tầm trung, nếu bạn không có một quân đội mạnh hay một phương tiện truyền thông mạnh, thì bạn còn có gì khác để gây ấn tượng? Vì vậy, thức ăn có thể là một phần sức mạnh mềm đó”- Wantanee Suntikul nhấn mạnh.
Thực tế ngoại giao ẩm thực đã được nhiều quốc gia vận dụng hết sức thành công. Đơn cử như Hàn Quốc, quốc gia này đã vận dụng và triển khai một cách sâu sắc, phát huy tối đa thế mạnh mà nền ẩm thực quốc gia đang sở hữu ở mọi cấp độ. Tại Hội nghị thượng đỉnh liên Triều lần thứ nhất diễn ra hồi tháng 4/2018, một trong những món ăn đặc biệt mà Hàn Quốc chiêu đãi nhà lãnh đạo Triều Tiên là món cá hồng và cá da trơn hấp xì dầu, kèm gừng, hành, ớt thái sợi. Đây là hai loại cá phổ biến ở Triều Tiên và Hàn Quốc. Phía Hàn Quốc lựa chọn hai loại cá này trong thực đơn nhằm truyền thông điệp nét tương đồng giữa hai đất nước.
Thủ tướng Australia Anthony Albanese ăn bánh mì và thưởng thức bia hơi trên phố Đường Thành quận Hoàn Kiếm Hà Nội.
Trở lại với ẩm thực Việt, chuyên gia marketing người Mỹ Philip Kotler khi đến Việt Nam đã nói: “Việt Nam có thể lấy ẩm thực làm nét đặc trưng để giới thiệu với thế giới”. Philip Kotler có cơ sở để khẳng định điều đó. Từ nhiều năm qua, ẩm thực Việt liên tiếp được vinh danh tại hàng loạt giải thưởng, cuộc bình chọn ẩm thực uy tín. Trong danh sách 100 nền ẩm thực ngon nhất thế giới 2023 vừa được Taste Atlas xếp hạng ngày 13/12/2023, Việt Nam đứng thứ 22 trong danh sách với số điểm trung bình 4,44/5 với các món ăn hàng đầu được nhắc như phở bò, bún chả, quẩy, bánh hỏi, nem rán, bánh xèo, bún bò huế, bò kho.
Tháng 1/2023, chuyên trang du lịch Travel and Leisure của Mỹ đã vinh danh Việt Nam là điểm đến có nền ẩm thực hàng đầu châu Á trong danh sách Bucket List Places in Asia năm 2023, đặc biệt là ẩm thực đường phố. Chuyên trang này cũng đề xuất các món ăn nên thử gồm phở, bánh mì, bánh cuốn... Chuyên trang du lịch Traveller của Australia đã đề xuất bánh cuốn của Việt Nam là 1 trong 10 món ăn hấp dẫn mà du khách cần thưởng thức trong năm 2023.
Trước đó cuối năm 2022, Giải thưởng Ẩm thực Thế giới - World Culinary Awards đã vinh danh Việt Nam là “Điểm đến ẩm thực tốt nhất châu Á 2022”, vượt qua các tên tuổi khác trong khu vực như Trung Quốc, Malaysia, Singapore, Hàn Quốc, Thái Lan... Đây là giải thưởng uy tín nhằm tôn vinh và khen thưởng sự xuất sắc trong ngành ẩm thực hằng năm. Trong số 3 từ ngữ phổ thông của Việt Nam được đưa vào từ điển Oxford tiếng Anh uy tín thế giới có 2 từ là món ăn. Đó là phở và bánh mỳ. Năm 2018, chuyên mục du lịch của trang CNN đã bình chọn 30 món ăn ngon nhất thế giới, trong đó phở Việt Nam đứng ở vị trí thứ 2. Theo bảng xếp hạng từ website du lịch uy tín traveller.com.au của nước Úc, cùng với nhiều món sandwich khác, bánh mì Việt Nam được nhiều du khách cực kỳ yêu thích và có tên trong bảng xếp hạng 10 món sandwich ngon nhất thế giới…
Nói như nhà ngoại giao Trần Quốc Khánh: “Tại Việt Nam, ẩm thực không chỉ là món ăn mà cao hơn thế, đó là một nghệ thuật mà qua đó thực khách hiểu hơn về tính cách, sự tinh tế và cách sống của người Việt. Ẩm thực là một nghệ thuật nồng hậu. Ẩm thực vượt qua rào cản ngôn ngữ và làm ấm lòng người”. Tiếp tục vận dụng, để ẩm thực Việt thực sự là những sứ giả ngoại giao đặc biệt, thực sự là điều nên được tiếp tục duy trì và phát huy.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn, ngày 4/4, nhiệt độ cao nhất ở khu vực Nam Bộ là 33-36 độ, có nơi trên 36 độ với độ ẩm tương đối thấp. Nắng nóng ở Nam Bộ và TP HCM có khả năng kéo dài trong những ngày tới, nhiệt độ thực tế ngoài trời còn có thể cao hơn dự báo khoảng 2-4 độ.
(CLO) Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình nêu rõ yêu cầu đối với các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương phải đẩy mạnh hơn nữa tiến độ giải ngân vốn đầu tư công. Giải ngân nhanh, nhưng phải bảo đảm chặt chẽ, đúng quy định, quy trình, không để phát sinh tiêu cực, lãng phí.
(CLO) Giới chức Hàn Quốc vừa lập kỷ lục về vụ bắt giữ ma túy lớn nhất nước này khi thu giữ khoảng 2 tấn cocain trên một tàu hàng nước ngoài neo đậu tại cảng Gangneung.
(CLO) Sáng 3/4 (theo giờ địa phương), tại Tòa nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Armenia Alen Simonyan đã chủ trì Lễ đón Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam thăm chính thức Armenia. Ngay sau lễ đón, hai Chủ tịch Quốc hội đã tiến hành hội đàm.
(CLO) Hàng trăm tư liệu, hiện vật đặc biệt trong những năm tháng chiến đấu được các cựu binh sưu tầm, trưng bày nhân dịp kỷ niệm 60 năm chiến thắng Hàm Rồng tại Khu tưởng niệm 64 giáo viên, học sinh hy sinh trên công trường đắp đê sông Mã.
(CLO) Công an TP HCM thống kê, hiện nay có hơn 119.000 học viên đang chờ sát hạch, trong đó có hơn 47.000 ô tô, hơn 71.000 mô tô. Công an TP HCM sẽ thực hiện công tác sát hạch ngay khi Cục Cảnh sát giao thông (CSGT) triển khai.
(CLO) Công an tỉnh Quảng Nam răn đe 01 trường hợp đăng tải tin bài sai sự thật liên quan cái chết của hai người con ruột trong một gia đình tại thị trấn Hà Lam.
(CLO) Nhiều chương trình biểu diễn nghệ thuật sẽ diễn ra tại trung tâm các quận huyện của Thủ đô trong dịp kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
(CLO) Ngày 3/4, được tin đồng chí Đại tướng Khamtai Siphandone, nguyên Chủ tịch Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, nguyên Chủ tịch nước, nguyên Thủ tướng nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào từ trần, Tổng Bí thư Tô Lâm đã dẫn đầu đoàn lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước Việt Nam sang viếng đồng chí Khamtai Siphandone.
(CLO) Lực lượng chức năng đang làm rõ nguyên nhân xảy ra vụ cháy xảy ra vào chiều nay tại nhà hàng Bò Tơ Quán Mộc trên đường Lưu Hữu Phước (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội).
(CLO) Việc bình chọn 50 sự kiện, hoạt động nổi bật từ năm 1975 đến 2025 của TP HCM thu hút hơn 9.000 lượt người dân tham gia. TP HCM dự kiến công bố 50 sự kiện, hoạt động nổi bật vào tháng 4/2025.
(CLO) Theo Cục Thống kê Nam Định, quý I/2025, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) của tỉnh ước đạt 11,86%, đứng thứ 3 cả nước, dẫn đầu vùng đồng bằng sông Hồng.
(NB&CL) Khuyến khích, bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung… đã một trong những chủ trương lớn được Đảng, Nhà nước quyết tâm hiện thực hoá từ rất lâu. Và đến nay, trong bối cảnh đất nước đang đứng trước những mục tiêu lớn: tăng trưởng hai con số trong giai đoạn 2026 – 2030, phấn đấu đến năm 2030 trở thành nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; đến năm 2045 là nước phát triển, có thu nhập cao… làm thế nào để chủ trương ấy thực sự đi vào cuộc sống, thực thi hiệu quả đang được xem là ưu tiên hàng đầu.
(NB&CL) Năm 2025 là năm đánh dấu bước tiến mới với Kết luận số 126-KL/TW và 127-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về việc tiếp tục sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy. Đặc biệt, chủ trương sáp nhập tỉnh, xã và bỏ cấp huyện thể hiện tư duy đột phá trong cải cách hành chính.
(NB&CL) Chính sách thị thực linh hoạt là một công cụ quan trọng để tăng sức hấp dẫn của điểm đến, giúp Việt Nam cạnh tranh tốt hơn với các nước trong khu vực. Và giờ đây, sau rất nhiều mong ngóng, du lịch Việt đang đứng trước thời cơ vàng để có thể bứt phá khi Việt Nam miễn thị thực cho công dân 16 nước từ ngày 1/3/2025 đến 31/12/2025 trong khuôn khổ Chương trình kích cầu phát triển du lịch.
(NB&CL) Bộ Tài chính đang xây dựng dự thảo sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân (TNCN), dự kiến trình Quốc hội vào tháng 10 năm nay và thông qua vào tháng 5/2026. Đây là một trong những bước đi quan trọng trong lộ trình cải cách thuế, hướng đến mục tiêu vừa đảm bảo nguồn thu ngân sách, vừa giảm gánh nặng tài chính cho người dân và doanh nghiệp.
(NB&CL) Báo chí Cách mạng tròn 100 năm tuổi cũng là lúc đất nước chuyển động mạnh mẽ vào một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Trong bối cảnh ấy, như Tổng Bí thư Tô Lâm từng nhấn mạnh: “Kỷ nguyên mới đặt ra yêu cầu nhiệm vụ mới, cao hơn đối với Báo chí Cách mạng, đòi hỏi báo chí cũng phải phát triển tương xứng, vươn mình cùng dân tộc, xứng tầm nền báo chí chuyên nghiệp, nhân văn, hiện đại”. Trong những yêu cầu, nhiệm vụ mới ấy, chắc chắn không thể thiếu trọng trách bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trên không gian mạng.
(NB&CL) Thời gian qua, hàng loạt vụ việc liên quan đến người nổi tiếng, KOL quảng cáo sản phẩm sai sự thật đã gây bức xúc trong dư luận. Tình trạng này không mới và vẫn tiếp tục tái diễn, đặt ra nhiều câu hỏi về tính hiệu quả của chế tài xử lý. Phóng viên đã trao đổi với luật sư Bùi Đình Ứng (Đoàn Luật sư TP. Hà Nội) để làm rõ hơn vấn đề này.
(NB&CL) Được cho là nhân tố then chốt đóng góp vào mục tiêu tăng trưởng 8% năm 2025, để khu vực kinh tế tư nhân thực sự “cất cánh”, theo các chuyên gia, cần có sự hỗ trợ mạnh mẽ từ chính sách, môi trường kinh doanh thuận lợi và sự đổi mới từ chính các doanh nghiệp.
(NB&CL) Việt Nam đang trở thành một nhân tố mới quan trọng trong ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu - nhận định ấy của báo chí quốc tế đang ngày càng được củng cố khi Việt Nam đang hối hả, quyết liệt để biến mục tiêu thành hiện thực.
(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa giao Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước trình Chính phủ khung pháp lý quản lý tài sản số, tiền kỹ thuật số ngay trong tháng 3 này. Việc có một khung pháp lý rõ ràng, đồng bộ và tiên tiến là yếu tố quyết định để phát triển tài sản số, từ đó thúc đẩy nền kinh tế số.
(NB&CL) Ồn ào những ngày qua là sự việc liên quan tới việc nhà thơ Nguyễn Quang Thiều lên tiếng nhờ cơ quan chức năng vào cuộc sau khi những câu thơ của ông bị xuyên tạc, bịa đặt trên mạng xã hội. Điều đáng nói là mạng xã hội đang ngày càng trở thành nơi bùng phát các hành vi xúc phạm, bôi nhọ danh dự người khác, bất chấp mức hình phạt gia tăng.