Khi báo chí hướng về nguồn cội…

Thứ hai, 02/09/2024 08:00 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) “Cây có gốc mới nở cành xanh lá, Nước có nguồn mới bể cả sông sâu”… Những năm qua, các cơ quan báo chí đã coi hoạt động “về nguồn” là một nét văn hoá, nhằm giáo dục truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, cũng là nuôi dưỡng nhiệt huyết, khí chất nghề nghiệp cho các thế hệ người làm báo. Đến với câu chuyện của những cơ quan báo chí đã bền bỉ trong hành trình gìn giữ, tiếp bước và phát huy giá trị truyền thống, thấm thía hơn sứ mệnh của mỗi tờ báo, thêm tự hào và tin tưởng vào nền Báo chí Cách mạng Việt Nam hôm nay.

Bài liên quan

1. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng căn dặn: “Dân ta phải biết sử ta/ Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”. Trên tinh thần ấy, hằng năm, nhằm giữ gìn, phát huy giá trị lịch sử và giáo dục truyền thống cho các thế hệ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, rất nhiều các cơ quan báo chí đã lựa chọn các địa danh lịch sử để tuyên truyền, giáo dục truyền thống, nhớ về cội nguồn, tri ân các thế hệ nhà báo đã làm việc, cống hiến cho sự nghiệp báo chí nước nhà. Các hoạt động hướng về cội nguồn được các cơ quan báo chí triển khai đa dạng, ngày càng phong phú.

Thời gian qua, các cơ quan báo chí như Báo Nhân dân, Hội Nhà báo Việt Nam, báo Quân đội Nhân dân, Báo Lao động, Tiền phong, Đại đoàn kết…đều coi hoạt động này như một nét văn hoá hướng về nguồn cội. Theo đó, hàng năm, nhân các ngày kỷ niệm như 21/4, 21/6, ngày thành lập báo, dịp tết đến xuân về... thì những chuyến hành hương về nguồn lại được tổ chức sôi nổi. Đặc biệt ý nghĩa hơn là trong thời kỳ hiện nay, khi mà chiến tranh đã lùi xa, những câu chuyện về lịch sử trên những trang sách thiếu sức hút, những người trẻ cũng có quá nhiều mối quan tâm trong bộn bề lo toan thường nhật của cuộc sống…

Từ hoạt động về nguồn của nhiều cơ quan báo chí có thể thấy rằng, về nguồn để giáo dục truyền thống, để khơi dậy và gìn giữ văn hoá truyền thống. Đặc biệt là được gặp, được nghe những “pho sử sống”, những người đã trở thành một phần của lịch sử kể lại lịch sử là một trải nghiệm đặc biệt vô cùng quý báu. Mỗi câu chuyện của các nhân vật lịch sử, mỗi hình tượng người làm báo trong khói lửa chiến tranh, vừa cầm bút cầm súng là nguồn cảm hứng to lớn, thổi bùng lên ngọn lửa cách mạng, trao truyền lại cho thế hệ hôm nay và mai sau.

Bởi thế, việc đưa những người trẻ trở về cội nguồn - về nơi ra đời của tờ báo, nơi tờ báo hoạt động vào những ngày đầu gian khó, để kể cho họ những câu chuyện năm xưa chắc chắn sẽ góp phần khơi dậy niềm tự hào, sự gắn bó hơn nữa giữa người cầm bút với cơ quan báo chí.

khi bao chi huong ve nguon coi hinh 1

Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng - địa chỉ đỏ lưu giữ nhiều tư liệu, hình ảnh quý về báo chí Việt Bắc năm 1946 - 1954. Ảnh: Sơn Hải

2. Những câu chuyện về năm tháng xưa được kể lại trong những cuộc hành hương về nguồn bao giờ cũng là những câu chuyện sống động và ấn tượng nhất. Mới đây, chúng tôi được vinh dự tham gia sự kiện Khánh thành Địa điểm Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng thực sự là một trải nghiệm khó quên…

Những câu chuyện của Báo chí Cách mạng năm xưa dường như hằn in trong từng nẻo đường như một chứng tích mà thời gian không thể xoá mờ. Thực hiện chủ trương “Toàn dân, toàn diện, trường kỳ kháng chiến” với sứ mệnh tuyên truyền, đấu tranh cách mạng, nhiều cơ quan báo chí lớn như Đài Phát thanh Tiếng nói Việt Nam, Việt Nam Thông tấn xã, Sự Thật, Cứu Quốc, Độc Lập,… từ Thủ đô Hà Nội đã bí mật di chuyển toà soạn lên đây. Dưới những tán rừng Việt Bắc, Hội Những người viết báo Việt Nam, Trường Dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng và các báo Nhân Dân, Quân đội Nhân dân, công an nhân dân và nhiều báo, tạp chí khác của Trung ương và địa phương chính thức khai sinh và hoạt động hiệu quả ngay trên vùng đất lịch sử này.

Và nơi đây, cũng từng có những hình ảnh sinh động, trung thực về đời sống kháng chiến qua ống kính các nhà nhiếp ảnh từ Hà Nội gồng gánh lên chiến khu, không chỉ tạo nguồn ảnh thời sự cho báo chí chiến khu mà còn cung cấp cho chúng ta hôm nay những tư liệu ảnh vô giá.

Độc đáo không đâu có, chính là câu chuyện làm báo tại chiến trường Điện Biên Phủ, tòa soạn báo hoạt động ngay cạnh các chiến hào và sát cánh với bộ đội. 33 số báo đã ra đời giữa chiến trường chính là một huyền tích có thật của báo chí kháng chiến! Và bởi thế, có thể coi Việt Bắc là nơi các thế hệ làm báo đã cống hiến hết mình cho công cuộc kháng chiến kiến quốc, vượt mọi khó khăn, thách thức để trở thành một trong những cánh quân chủ lực, đóng góp trực tiếp vào sự nghiệp đấu tranh cách mạng vẻ vang của dân tộc và trang sử vàng của báo chí cách mạng nước ta giai đoạn 1946 – 1954. Thời kỳ này, nhiều tên tuổi lớn đã khẳng định được ngòi bút chiến đấu ngay trên các trang báo ra đời trong kháng chiến và tiếp tục bền bỉ cống hiến cho sự nghiệp báo chí trong nhiều thập kỷ qua.

Chỉ một chuyến đi về nguồn ấy đã giúp chúng tôi thêm tự hào, thêm động lực cho hành trình tiếp bước…Đặc biệt, khi tiếp xúc với lãnh đạo báo chí của những tờ báo sinh ra trong khói lửa chiến tranh năm nào, những tờ báo vinh dự được Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt tên thì niềm tự hào như được nhân lên gấp bội, bởi với họ đó là trách nhiệm được giao phó, là sứ mệnh bền bỉ mà lớp lớp thế hệ luôn gìn giữ, đắp bồi như một nét văn hoá đặc sắc…văn hoá ấy là mạch nguồn, tạo nên “sức mạnh mềm” cho hành trang mới!

3. Làm báo hiện nay khác xa với mấy chục năm về trước bởi bây giờ, báo chí phải tìm đến người dùng, tin tức phải hiện lên trước mắt độc giả thì họ mới đọc, mới xem. Giờ đây có rất nhiều kênh thông tin trên mạng, người đọc tha hồ “ngụp lặn” để tìm kiếm, tra cứu những gì họ cần.

Trước kia, các nền tảng được phân định rạch ròi, bây giờ các cơ quan báo chí đều hoạt động đa nền tảng, bây giờ công chúng độc giả có thể tiếp cận từ rất nhiều nguồn, không nhất thiết là từ báo chí. Dẫu vậy, báo chí của ngày mai có thể khác với ngày hôm qua về cách thức thể hiện, về việc ứng dụng những công nghệ làm báo mới, đối tượng độc giả có thể thay đổi, nhưng vai trò của báo chí đối với xã hội, nhất là Báo chí Cách mạng Việt Nam thì không thay đổi.

Sứ mệnh trong hành trình trăm năm với khát vọng cống hiến, phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân luôn đặt ra cho các cơ quan báo chí cần vượt qua thách thức thời cuộc, khó khăn kinh tế, sức ép đổi mới để tiến bước hoàn thành nhiệm vụ.

Và để tiếp tục với sứ mệnh trong thời đại mới, những người làm báo coi hướng về nguồn cội cũng chính là gìn giữ văn hoá của Báo chí Cách mạng. Đây chính là “mạch nguồn” đắp xây, nuôi dưỡng ngọn lửa nghề nghiệp, thắp lên trong tim mỗi người cầm bút niềm tin yêu, vượt lên mọi khó khăn thách thức để tiếp bước thế hệ đi trước, góp phần vào sự nghiệp Báo chí Cách mạng Việt Nam ngày càng phát triển hiện đại và nhân văn hơn nữa. 

Có thể nói, về nguồn – như một cách để tiếp lửa cho thế hệ người làm báo, để họ không quên lịch sử hào hùng của dân tộc, để tiếp tục soi chiếu và phấn đấu xứng đáng với truyền thống ấy. Dẫu con đường mà Đảng và Nhân dân đã tin cậy giao phó đối với Báo chí Cách mạng còn không ít chông gai thách thức phía trước thì tinh thần và sức mạnh to lớn được hun đúc từ mạch nguồn văn hoá truyền thống, của một lịch sử báo chí cách mạng vẻ vang cũng luôn là niềm tin không bao giờ tắt. Và để đón bắt những cơ hội mới, viết lên những trang sử mới, việc bồi dưỡng những kỹ năng làm báo hiện đại, nắm bắt những xu hướng báo chí - truyền thông mới, góp phần thúc đẩy dòng chảy báo chí trong tương lai…

Sông Mây

Bình Luận

Tin khác

Báo Gia Lai ra mắt Bản tin truyền hình quốc tế

Báo Gia Lai ra mắt Bản tin truyền hình quốc tế

(CLO) Ngày 12/9, Báo Gia Lai chính thức ra mắt Bản tin truyền hình quốc tế. Bản tin được đăng tải trên Báo Gia Lai điện tử, Kênh Youtube Báo Gia Lai vào lúc 11 giờ hằng ngày.

Nghề báo
Mở rộng hợp tác sản xuất chương trình phát thanh truyền hình Việt Nam - Hàn Quốc

Mở rộng hợp tác sản xuất chương trình phát thanh truyền hình Việt Nam - Hàn Quốc

(CLO) Ngày 12/9, tại Hà Nội, Bộ TT&TT đã phối hợp với Ủy ban Truyền thông Hàn Quốc tổ chức Hội thảo về triển khai Hiệp định đồng sản xuất chương trình phát thanh truyền hình (PTTH) Việt Nam - Hàn Quốc.

Nghề báo
Người làm báo Thủ đô sát cánh cùng đồng bào vượt qua bão lũ

Người làm báo Thủ đô sát cánh cùng đồng bào vượt qua bão lũ

(CLO) Trong suốt thời gian các quận, huyện, thị xã của Hà Nội gánh chịu thiệt hại do mưa lũ, hàng nghìn hộ bị ảnh hưởng. Vào thời điểm đó, người làm báo tại các cơ quan báo chí Hà Nội đã xông pha, đến “điểm nóng” thiên tai để cập nhật thông tin và kịp thời đưa ra cảnh báo về nguy cơ mưa lớn, lũ quét có thể xảy ra với người dân.

Nghề báo
Tăng cường hợp tác giữa báo Kinh tế & Đô thị và báo ThaiNews (Thái Lan)

Tăng cường hợp tác giữa báo Kinh tế & Đô thị và báo ThaiNews (Thái Lan)

(CLO) Ngày 12/9, Đoàn công tác của báo Kinh tế & Đô thị do Tổng Biên tập Nguyễn Thành Lợi làm Trưởng đoàn tới thăm và làm việc với lãnh đạo TP Chiang Mai (Thái Lan) và trao đổi hợp tác với báo ThaiNews.

Nghề báo
Đoàn Công tác Đài Tiếng nói Việt Nam trao tặng nhu yếu phẩm cho người dân vùng lũ

Đoàn Công tác Đài Tiếng nói Việt Nam trao tặng nhu yếu phẩm cho người dân vùng lũ

(CLO) Ngày 12/9, Đoàn Công tác Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) do Phó Tổng Giám đốc Vũ Hải Quang dẫn đầu đã đến Yên Bái thăm hỏi, trao tặng nhu yếu phẩm cho người dân vùng lũ.

Nghề báo