(NB&CL) Thời đại công nghệ, trí tuệ nhân tạo lên ngôi, những tưởng chuyên nghiệp là thứ đâu đâu, ai ai, lĩnh vực nào cũng cần có. Nhưng có những sự chuyên nghiệp lại được nhiều lần mang ra “mổ xẻ”, phản ánh, như câu chuyện “cử tri chuyên nghiệp”.
1. Sáng 12/7/2023, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) họp phiên thứ 24 cho ý kiến nội dung tổng kết, rà soát việc thực hiện Nghị quyết liên tịch về việc tiếp xúc cử tri của Đại biểu Quốc hội.
Tại phiên họp, ông Dương Thanh Bình - Trưởng ban Dân nguyện khi trình bày báo cáo Kết quả nghiên cứu, rà soát việc thực hiện Nghị quyết liên tịch 525 về việc tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội đã cho biết: từ năm 2013 đến năm 2022, đã có hơn 27.000 cuộc được tổ chức phục vụ Đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri.
Tuy nhiên, theo ông Bình, việc tiếp xúc cử tri mới chủ yếu là tiếp xúc định kỳ, trước và sau mỗi kỳ họp Quốc hội, chưa quan tâm đúng mức đến các hoạt động tiếp xúc chuyên đề, lĩnh vực, đối tượng...
Đặc biệt, Trưởng ban Dân nguyện nhấn mạnh: “Hoạt động tiếp xúc cử tri sau kỳ họp Quốc hội thường ít hơn trước kỳ họp. Nội dung tiếp xúc cử tri sau kỳ họp Quốc hội còn chưa mang tính thời sự, đơn thuần chỉ là báo cáo về kết quả kỳ họp, dễ gây nhàm chán”.
Cũng theo ông Dương Thanh Bình, hoạt động tiếp xúc cử tri hiện có nhiều tồn tại, ở một số địa phương, vẫn còn tình trạng nhiều cuộc tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội chưa thu hút được sự tham gia đông đảo các tầng lớp nhân dân.
“Cử tri tham dự vẫn chủ yếu là người cao tuổi, cán bộ hưu trí, cán bộ cấp huyện, cấp xã, thôn, ấp, những người có khiếu nại về chế độ, chính sách. Vì vậy tình trạng “đại cử tri”, “cử tri chuyên nghiệp”, “cử tri đại diện”, “đại biểu cử tri” còn phổ biến…”, Trưởng ban Dân nguyện khẳng định.
Từ thực tế đó, Trưởng ban Dân nguyện cho biết một số đoàn đại biểu Quốc hội kiến nghị nên xem xét lại hình thức tiếp xúc cử tri sau kỳ họp cho phù hợp thực tế, hoặc không nên quy định cứng phải tiếp xúc cử tri sau kỳ họp. Một số đoàn đại biểu Quốc hội khác kiến nghị nghiên cứu chỉ tiến hành tiếp xúc cử tri trước kỳ họp, không tiếp xúc sau kỳ họp.
Cũng tại phiên họp, góp ý thêm về vấn đề này, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định đánh giá số lượng và chất lượng tiếp xúc cử tri còn rất khác biệt giữa các địa phương, có nơi vài chục, có nơi lên đến hàng nghìn cuộc trong 10 năm qua. “Liệu có phải do tiêu chí thống kê khác nhau hay không? Thực tiễn tiếp xúc cử tri cũng rất khác nhau, có tỉnh đi theo nhóm, có tỉnh đi khắp các huyện luân phiên. Đại biểu vị trí công tác thấp có khi chỉ ngồi nghe suốt lượt”, Phó Chủ tịch Quốc hội nêu thực tế.
2.“Bác ơi bác! Bác vào đây em bảo.
Tôi vội vào, chị Bùi Thị Lợi, tổ trưởng dân phố tổ 53, phường Trương Định, chỉ tay lên màn hình ti-vi nói với tôi:
- Đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân thành phố đi tiếp xúc cử tri, mà lại ở hội trường UBND quận, rồi quận mời cử tri các phường lên. Nhưng em thấy toàn là cử tri quen biết, lần nào cũng đi dự cả. Ví dụ như phường ta một đoàn gồm các chủ tịch: MTTQ, UBND, Hội Cựu chiến binh, Phụ nữ, Hội chữ thập đỏ, rồi cô bí thư Đoàn phường. Tính sơ sơ một phường, một xã cũng ngót nghét gần 10 vị chủ tịch, toàn các vị có chức sắc cả, chứ có thấy ai là dân thường đâu?
Một người khác cũng đang xem ti-vi, đột nhiên hỏi tôi:
- Hay đó là các vị cử tri được bầu chuyên nghiệp để đi dự các cuộc cấp trên về tiếp xúc với dân, có phải không bác? Vì lần tiếp xúc cử tri nào em cũng thấy các vị này đi họp, quen mặt lắm.
Tôi trả lời:
- Làm gì có chuyện đó. Nhưng mà ý kiến của chị, tôi sẽ phản ảnh lên phương tiện thông tin đại chúng để mọi người cùng bàn bạc xem Đại biểu Quốc hội nên tiếp xúc với cử tri như thế nào cho có hiệu quả”.
Đoạn đối đáp trên được rút từ bài báo mang tên “Cử tri chuyên nghiệp”, được đăng trên Báo Quân đội Nhân dân ngày 18/9/2006 (https://www.qdnd.vn/xa-hoi/chinh-sach/cu-tri-chuyen-nghiep-455513).
Một ví dụ nữa, trong bài báo với tựa đề “Cần đổi mới hoạt động tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội”, đăng trên Cổng thông tin điện tử Quốc hội (https://quochoi.vn/hoatdongcuaquochoi/cackyhopquochoi/quochoikhoaXIII/Pages/danh-sach-ky-hop.aspx?ItemID=915&CategoryId=0) ngày 1/3/2007, trong đó thông tin cho biết: Trong buổi tiếp xúc giữa đoàn đại biểu Quốc hội (QH) tỉnh Hưng Yên với cử tri tại địa phương ngày 27/2, đã có một số ý kiến thẳng thắn đề nghị Quốc hội nên xem xét lại một số vấn đề mà nhân dân thấy chưa thoả đáng. Cụ thể, cùng với bày tỏ cảm nhận về những kết quả đạt được trong hoạt động của Quốc hội nhiệm kỳ qua, một số ý kiến phàn nàn rằng: trên nghị trường suốt 5 năm qua đa phần là các đại biểu “chuyên nghiệp” phát biểu ý kiến và chất vấn các thành viên Chính phủ; qua tất cả các kỳ họp có đại biểu chỉ “ngồi im” chưa hề phát biểu gì để truyền đạt những vấn đề cử tri quan tâm lên QH.
Một vấn đề cũng làm nhiều người “băn khoăn”, đó là: Trong các hội nghị Đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri lần nào, ở đâu cũng vẫn những gương mặt “quen thuộc” của lãnh đạo các phòng, ban cấp huyện, cán bộ chủ chốt xã, phường và các đoàn thể cơ sở, ngoài ra có thêm một số cán bộ nghỉ hưu... Tất cả đều là những “đại cử tri chuyên nghiệp”. Còn bà con nông dân và các thành phần khác luôn “vắng mặt”.
Dẫn lại hai bài báo trên để thấy, câu chuyện “cử tri chuyên nghiệp” không phải bây giờ mới nói tới mà đã được nhắc tới cách đây gần hai mươi năm.
Hai mươi năm qua, cử tri, đồng bào cả nước đã liên tục khẳng định, Quốc hội nước ta đã luôn trăn trở, chủ động, tìm tòi, linh hoạt trong việc đổi mới hoạt động, bám sát hơi thở của cuộc sống để kịp thời đáp ứng yêu cầu thực tiễn của đất nước, quyết liệt hành động vì lợi ích của Nhân dân, lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của cử tri và Nhân dân,… Nhiều ĐBQH đã chủ động, tích cực thực hiện việc tiếp xúc cử tri với nhiều hình thức khác nhau... Cử tri ngày càng nhận thức rõ hơn về quyền và trách nhiệm tham dự các cuộc tiếp xúc, kiến nghị, phản ánh với đại biểu Quốc hội, ngày càng quan tâm đến hoạt động của Quốc hội, ĐBQH nói chung, hoạt động tiếp xúc cử tri nói riêng.
Tuy nhiên, bên cạnh đó, cũng trong Báo cáo được ông Dương Thanh Bình - trình bày tại phiên họp, tình trạng đại cử tri, “cử tri chuyên nghiệp”, “cử tri đại diện”… không những chưa bị loại bỏ mà còn phổ biến.
Cụ thể, việc triển khai hoạt động tiếp xúc cử tri của ĐBQH và Đoàn ĐBQH chủ yếu tập trung dưới hình thức tiếp xúc cử tri định kỳ, trước và sau mỗi kỳ họp Quốc hội, hình thức tiếp xúc cử tri theo chuyên đề, lĩnh vực, đối tượng được tổ chức còn ít và chủ yếu theo hình thức hội nghị. Tổ chức tiếp xúc cử tri có lúc, có nơi còn mang tính hình thức; nội dung, chương trình hội nghị tiếp xúc cử tri còn đơn điệu; thông tin chuyển tải đến cử tri thiếu sinh động, chưa đáp ứng được sự mong mỏi của cử tri; chưa có nhiều gợi mở nội dung để cử tri phát biểu tâm tư, nguyện vọng.
3. Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị tổng kết toàn quốc công tác HĐND các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương, chiều 21/2/2023, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh, đổi mới chính là thể hiện ý đảng lòng dân, năm nay, khẳng định đó ngày càng được thể hiện rõ nét. Chủ tịch Quốc hội đề nghị HĐND các tỉnh/thành tiếp tục phấn đấu để trở thành những cơ quan đại biểu thực sự gần dân, công khai, minh bạch, dân chủ và là những cơ quan quyền lực nhà nước thực sự pháp quyền, chuyên nghiệp, hiện đại, hiệu lực, hiệu quả.
Rõ ràng, trong bối cảnh đất nước ngày càng đổi mới, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững, thịnh vượng, đổi mới, gần dân, nắm bắt rõ hơn, sát hơn những mong muốn, kỳ vọng của cử tri, nhân dân là mệnh lệnh, là nhiệm vụ tối thượng của những người đã vinh dự được lãnh trên vai trách nhiệm “đại biểu của dân”.
Muốn làm được như vậy, rõ ràng là cần phải tiếp tục đổi mới, thậm chí là đổi mới quyết liệt, mạnh mẽ hơn nữa việc tổ chức tiếp xúc cử tri.
Vậy đổi mới phải như thế nào. Theo Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, cần nghiên cứu để quy định hình thức tổ chức phù hợp, thực chất nhất. Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tại phiên họp thứ 24 của UBTVQH cũng yêu cầu bám sát quy định pháp luật để có đánh giá tổng kết. Đồng thời có hướng sửa đổi, bổ sung nghị quyết nhằm bảo đảm đạt yêu cầu sâu sát, phù hợp, thực chất, thiết thực, hiệu lực, hiệu quả; vừa bảo đảm linh hoạt, thích ứng, sáng tạo của từng địa phương; vừa bảo đảm tính thống nhất trong đa dạng nên cần có quy định khung. Sau khi có báo cáo tổng kết, Chủ tịch Quốc hội cho rằng nên tổ chức hội nghị chuyên đề về nội dung này phối hợp giữa các cơ quan. Qua đó nghe và lấy thêm ý kiến để có tư liệu sửa đổi bổ sung phù hợp. Theo Chủ tịch Quốc hội, nên có 2 nghị quyết riêng về tiếp xúc cử tri của ĐBQH và tiếp xúc cử tri của HĐND.
Phát biểu tại phiên bế mạc kỳ họp thứ ba, Quốc hội khóa XV tháng 7/2022, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh, qua mỗi một Kỳ họp, với tinh thần tiếp tục đổi mới và luôn tự hoàn thiện, Quốc hội có thêm bài học quý để ngày càng đáp ứng tốt hơn yêu cầu của thực tiễn và sự kỳ vọng của cử tri, nhân dân. Và câu chuyện đổi mới, nâng cao chất lượng tiếp xúc cử tri cũng chính là vì sự đổi mới ấy.
(CLO) Sau nỗ lực tìm kiếm suốt ngày đêm, đến sáng 23/11, lực lượng chức năng thị xã Hương Trà, Thừa Thiên Huế đã tìm thấy thi thể nạn nhân đầu tiên bị rơi xuống sông Hữu Trạch.
(CLO) Honda Thanks Day 2024 diễn ra từ ngày 30/11-1/12 trên phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm bao gồm không gian sắc hoa và triển lãm ảnh Hà Nội, khu vực trưng bày sản phẩm và công nghệ Honda, không gian làng nghề Thủ đô, các khu vực vui chơi cho trẻ em và gia đình…
(CLO) Các nhà lãnh đạo Trung Quốc tin rằng họ phải là một siêu cường công nghệ để "nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và ứng phó với các rủi ro bên ngoài".
(CLO) Hội nghị khí hậu 2024 của Liên hợp quốc (COP29) đã phải kéo dài sang thứ Bảy, sau khi các quốc gia đang phát triển từ chối lời đề nghị trị giá 250 tỷ USD từ các nước giàu để giúp họ giải quyết tình trạng nóng lên toàn cầu.
(CLO) Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới Quần thể danh thắng Tràng An vinh dự được trao giải “Impactful destination” - “Điểm đến có ảnh hưởng” 2024.
(CLO) Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa thành lập Hội đồng thẩm định quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh nối với Trung Quốc với tổng mức đầu tư 183.856 tỷ đồng.
(CLO) Để dự án xây dựng tuyến đường bộ mới Nam Định - Lạc Quần - Đường bộ ven biển hoàn thành theo đúng mục tiêu đề ra trước ngày 1/7/2025, Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định yêu cầu các đơn vị liên quan khẩn trương hoàn thành giải póng mặt bằng, cũng như nốt các phần còn tồn tại trong thời gian sớm nhất.
(CLO) Tối 22/11, tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức Lễ kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh Đắk Lắk (22/11/1904 - 22/11/2024). Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình tham dự và chia vui với nhân dân tỉnh Đắk Lắk.
(CLO) Tối 22/11, trong không khí chào mừng Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11) và kỷ niệm 10 năm Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, Liên hoan nghệ thuật dân gian truyền thống “Việt Nam - những sắc màu Di sản” chính thức khai mạc tại Nghệ An.
(CLO) Vào thứ Sáu (22/11), thẩm phán đã hoãn vô thời hạn vụ án gồm 34 tội danh hình sự của ông Donald Trump, vốn liên quan đến việc làm sai lệch hồ sơ kinh doanh và khoản “tiền bịt miệng” ở New York.
(CLO) Với chủ đề “Làm thế nào để những tác phẩm văn học nghệ thuật đến được với công chúng?”, buổi tọa đàm do Liên hiệp Các hội văn học nghệ thuật (VHNT) TP.HCM tổ chức đã thu hút sự tham gia của nhiều nhà nghiên cứu, cơ quan quản lý văn hóa và nghệ sĩ.
(CLO) Dự kiến tỉnh Hà Nam có 19 đơn vị hành chính cấp xã phải thực hiện sắp xếp giai đoạn 2023 - 2025. Sau sắp xếp sẽ dôi dư 143 cán bộ, công chức (cán bộ 92 người, công chức 51 người).
(NB&CL) Với tổng chiều dài chính tuyến dự kiến khoảng 1.541km, tổng mức đầu tư khoảng 33 tỷ USD sở hữu quy mô chưa từng có tại Việt Nam, dự án Đường sắt tốc độ cao (ĐSTĐC) trên trục Bắc – Nam được chính các doanh nghiệp Việt thừa nhận là “cơ hội trăm năm”. Tuy nhiên, để chớp được cơ hội này, lại là thách thức đòi hỏi doanh nghiệp Việt cần phải rất bền gan vững chí để vượt qua.
(NB&CL) Với nhiều cố gắng luật hóa các quy định cơ bản về nhà giáo, dự án Luật Nhà giáo dự kiến trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 8 này, đang nhận được sự quan tâm rất lớn từ dư luận, được kỳ vọng sẽ khắc phục được những bất cập và kiến tạo hành lang pháp lý đột phá để phát triển đội ngũ nhà giáo trong thời gian tới. Theo các chuyên gia, nhà khoa học, nếu Luật Nhà giáo có chất lượng tốt, tính khả thi cao sẽ là động lực lớn để đưa sự nghiệp giáo dục Việt Nam lên tầm cao mới.
(NB&CL) Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo đang được các Đại biểu quan tâm bàn thảo trong chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Việc cơ quan quản lý đề xuất sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo đem đến nhiều kỳ vọng, nhất là khi không ít quy định nhằm ngăn chặn quảng cáo sai sự thật trên không gian mạng đã được đề xuất. Trong đó, dư luận đặc biệt quan tâm tới 2 nội dung quy định về: quảng cáo trên không gian mạng; quyền cũng như nghĩa vụ của người chuyển tải sản phẩm quảng cáo. Tuy nhiên, không ít ý kiến cho rằng, Dự thảo Luật (sửa đổi) còn một số quy định chưa thể giải quyết được thực tế vi phạm phát sinh hiện nay của hoạt động quảng cáo trên không gian mạng.
(NB&CL) Giai đoạn 2015-2021, biên chế trong đơn vị sự nghiệp công lập giảm hơn 236.000 người. Kết quả tinh giản biên chế tuy đạt mục tiêu song chưa thực sự hiệu quả. Việc tinh giản biên chế còn mang tính cơ học. Các chuyên gia cho rằng, sắp xếp, tinh giản bộ máy có vai trò quan trọng trong việc giảm sự tốn kém về tiền lương và tạo ra một hệ thống trả lương hiệu quả. Tranh luận tại nghị trường, nhiều Đại biểu Quốc hội cho rằng khó khăn về nguồn nhân lực hiện nay là hết sức to lớn, nên đột phá chính từ khâu này thì mới có thể gỡ được những điểm nghẽn đang cản trở sự phát triển của đất nước.
(NB&CL) Theo Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA), Việt Nam là một trong các quốc gia có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất thế giới. Cho dù già hóa dân số là hệ quả tất yếu của việc mức sinh ngày càng thấp, tuổi thọ ngày càng cao, tuy nhiên, nếu không có ngay những chính sách thích ứng hiệu quả mang tầm quốc gia, thì những hệ luỵ của việc già hoá dân số là không thể lường hết được. Trên Diễn đàn Kỳ họp Quốc hội thứ 8, khoá XV vừa qua, đã có ý kiến về việc từ năm 2025 phải xây dựng khung chính sách quốc gia về phòng, chống già hóa dân số và điều chỉnh tỷ suất sinh thay thế, xem đây là vấn đề mang tính chất chiến lược.
(NB&CL) Temu là nền tảng bán lẻ trực tuyến xuyên biên giới của PDD Holdings (Trung Quốc), tập đoàn sở hữu trang thương mại điện tử Pinduoduo chuyên hàng giá rẻ. Nền tảng này ra mắt lần đầu tại Mỹ vào tháng 9/2022 và hiện bán hàng trực tiếp đến 82 quốc gia, vùng lãnh thổ. Nhiều đại biểu Quốc hội lo ngại tình trạng hàng hóa giá rẻ trên các sàn thương mại điện tử quốc tế như Temu sẽ tràn vào Việt Nam, gây ra tác động tiêu cực cho thị trường hàng hóa và ảnh hưởng trực tiếp đến các doanh nghiệp sản xuất trong nước. Cơn lốc Temu đang phơi bày rõ thế khó trập trùng của hàng Việt, nhưng đây cũng là cơ hội để chúng ta nhìn nhận lại và tìm ra hướng đi mới cho sản xuất nội địa.
(NB&CL) Các cơ quan báo chí hiện nay đang phải đối diện với việc sụt giảm doanh thu mạnh mẽ, trong bối cảnh các nền tảng mạng xã hội đã lấy đi phần lớn doanh thu quảng cáo. Dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) chính thức được trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 8 này. Hiện nay nhiều ý kiến đưa ra đề xuất nên giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cho báo chí.
(NB&CL) Trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, nền nông nghiệp Việt Nam đang đứng trước nhiều cơ hội để nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững sản phẩm nông sản. Theo các chuyên gia, doanh nghiệp phải hợp tác để sản xuất quy mô lớn, đồng bộ và có sự liên kết từ khâu sản xuất, chế biến đến tiêu thụ giữa nông dân, hợp tác xã và doanh nghiệp. Việc liên kết chặt chẽ giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị nông sản từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ là yếu tố then chốt để nâng cao hiệu quả và đảm bảo tính bền vững.
(NB&CL) Chuyển đổi số từ lâu đã được xem là chìa khoá mở ra cơ hội xây dựng mô hình nông nghiệp thông minh, bền vững và hiệu quả hơn, đảm bảo vị thế của nông nghiệp Việt Nam trên bản đồ thế giới. Trong đó, số hoá việc sản xuất lúa gạo là hướng đi cần được tăng tốc, đẩy mạnh, để chiếm lĩnh xa lộ nông nghiệp toàn cầu. Như nhắc nhở mới đây của Thủ tướng Phạm Minh Chính: “Phải thổi hồn vào cây lúa bằng công nghệ số, bằng phát triển xanh, bằng kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, kinh tế tri thức, bằng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo”.
(NB&CL) Sau 20 năm kể từ khi có Ngày Doanh nhân Việt Nam, cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam đã có sự phát triển mạnh mẽ; số doanh nghiệp thành lập mới không ngừng gia tăng, là một điểm sáng của nền kinh tế, phản ánh nhu cầu và nỗ lực phát triển trong bối cảnh đất nước còn đối diện rất nhiều khó khăn, thách thức. Kinh tế tư nhân ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong công cuộc phát triển kinh tế đất nước, góp phần nâng tầm vị thế đất nước bằng những “cuộc chơi” đẳng cấp quốc tế.