Khi khí đốt trở thành 'vũ khí địa chính trị'

Chủ nhật, 29/09/2024 16:47 PM - 0 Trả lời

(CLO) Cách đây đúng 2 năm, vào đêm 26/9/2022, đường ống dẫn khí Dòng chảy phương Bắc 1 (North Stream 1) và Dòng chảy phương Bắc 2 (North Stream 2) đã bị vỡ bởi một loạt vụ nổ. Các vụ nổ đã gây ảnh hưởng đến 3 trong số 4 đường ống, chấm dứt một thập kỷ vận hành của đường ống dẫn khí đốt ngoài khơi dài nhất thế giới, đồng thời cũng khởi đầu cho kế hoạch “cai” khí đốt từ Nga của Liên minh châu Âu.

Những bất ổn từ việc cắt Dòng chảy phương Bắc

Dự án đường ống dẫn khí đốt dọc đáy biển Baltic từ Nga đến Đức được thảo luận từ đầu những năm 2000. Đối với Nga, đường ống dẫn khí đốt có lợi ở chỗ làm tăng thị phần trên thị trường năng lượng châu Âu, đồng thời củng cố vị thế của Moscow trong mối quan hệ với các quốc gia quá cảnh, như Ukraine và Ba Lan. Với Đức, nhờ Dòng chảy phương Bắc, đã trở thành trung tâm khí đốt của châu Âu. Đức tái xuất khẩu khí đốt qua đường ống của Nga sang Czech, Hà Lan và các quốc gia khác.

Ngoài ra, nguồn cung cấp khí đốt trực tiếp không bị gián đoạn từ Nga cho phép Đức duy trì ổn định giá năng lượng trong những năm 2010, tạo đà thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Đức và tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người dân nước này. Chính sách quan trọng nhất của Chính phủ Đức trong 2 thập kỷ qua có lẽ là chuyển đổi năng lượng. Hydrocarbon giá rẻ từ Nga giúp Đức từ bỏ phát triển than và thoát khỏi năng lượng hạt nhân.

khi khi dot tro thanh vu khi dia chinh tri hinh 1

Hiện trường vụ rò rỉ đường ống dẫn khí Dòng chảy phương Bắc ở biển Baltic vào ngày 28/9/2022. Ảnh: Global Look Press

Những lợi ích từ Dòng chảy phương Bắc 1 là cơ sở dẫn tới dự án mở rộng kết nối đường ống - việc xây dựng Dòng chảy phương Bắc 2 như là một hệ quả tất yếu. Bất chấp sự phản đối quyết liệt của Mỹ và một số đồng minh châu Âu, Đức vẫn kiên trì theo đuổi dự án. Năm 2018, Thủ tướng Đức Merkel cho rằng, Dòng chảy phương Bắc 2 chỉ là một dự án kinh doanh, không liên quan tới chính trị và là một dự án tốt để đa dạng hóa nguồn cung năng lượng cho Đức.

Tuy nhiên, đến ngày 22/2/2022, Thủ tướng Đức Olaf Scholz cho biết, Chính phủ nước này đã quyết định dừng quá trình phê duyệt đối với dự án Dòng chảy phương Bắc 2, nhằm phản ứng việc trước đó Tổng thống Nga Putin đã ký sắc lệnh công nhận độc lập của cộng hòa tự xưng Donest (DPR) và Lugansk (LPR) ở miền đông Ukraine.

Việc từ chối khởi động Dòng chảy phương Bắc 2, cũng như việc khối lượng cung cấp qua Dòng chảy phương Bắc 1 sau đó giảm, đã khiến giá năng lượng ở Đức tăng khoảng 2 lần vào năm 2022 so với năm 2021, khiến lạm phát gia tăng.

Cho dù các biện pháp khẩn cấp của Chính phủ Đức có thể ổn định tình trạng lạm phát vào năm 2024, cũng như việc nước này đồng tài trợ một phần hóa đơn tiền điện cho các hộ gia đình và doanh nghiệp, thì một cuộc khủng hoảng đối với các công ty, doanh nghiệp lớn buộc phải cắt giảm nhân viên là không thể tránh khỏi.

Thúc đẩy sự gia tăng của chủ nghĩa cực hữu

Tăng trưởng kinh tế giảm tốc đã làm sụt giảm uy tín của liên minh cầm quyền và cá nhân Thủ tướng Olaf Scholz. Kết quả các cuộc bầu cử khu vực vào đầu tháng 9 vừa qua là minh chứng rõ nhất cho nhận định trên khi các đảng cầm quyền ở cấp liên bang mất đi sự ủng hộ, còn phe đối lập củng cố vị thế của mình. Các đảng dân túy như Sự lựa chọn vì nước Đức (AfD), Liên minh Sarah Wagenknecht (SSV) đã kêu gọi sự cần thiết phải khôi phục quan hệ kinh tế với Nga trong các chiến dịch của mình.

Tại bang Thüringen, đảng cực hữu AfD đã giành được 32,8% số phiếu bầu, bỏ xa đảng Liên minh Dân chủ Cơ đốc giáo (CDU) đứng thứ hai với 23,6% số phiếu.

Còn tại bang Sachsen, tình hình cũng không mấy khả quan hơn khi đảng cực hữu AfD cũng được hơn 30% số phiếu ủng hộ và tạm xếp thứ 2. Đảng CDU giành chiến thắng sát sao với 31,9% số phiếu. Cả 2 đều bỏ xa vị trí thứ 3 là đảng dân túy cánh tả SSV với 15,8% số phiếu ủng hộ. Riêng đảng Dân chủ Xã hội (SPD) của Thủ tướng Olaf Scholz và đảng Xanh cũng vượt qua số phiếu tối thiểu lần lượt là 7,3 và 5,1% để có mặt trong cơ quan lập pháp bang.

Với kết quả này, việc thành lập chính quyền tại các bang Sachsen và Thüringen sẽ rất khó khăn khi liên minh cầm quyền không chiếm được đa số và cần thời gian để đàm phán và thỏa hiệp với các đảng phái chiến thắng.

Ai là người được hưởng lợi?

Hai năm sau vụ nổ đường ống dẫn khí đốt, Nga cáo buộc Mỹ, Vương quốc Anh và Ukraine gây ra vụ nổ song cả ba nước đều bác bỏ cáo buộc trên. Ngay sau khi xảy ra vụ việc, Thụy Điển, Đan Mạch và Đức đã mở các cuộc điều tra riêng rẽ, trong khi Nga cũng tiến hành điều tra theo hướng nghi hành vi phá hoại. Thụy Điển và Đan Mạch đã khép lại việc điều tra vào tháng 2 năm nay, song không xác định được bất kỳ nghi phạm nào.

Giới quan sát cho rằng, Mỹ có thể là nước được hưởng lợi nhất từ vụ nổ Dòng chảy phương Bắc 1 và Dòng chảy phương Bắc 2; bởi lẽ, điều này sẽ buộc Đức phải mua thêm nhiều khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Mỹ và phát triển cơ sở hạ tầng cho khí đốt tự nhiên hóa lỏng trên lãnh thổ của mình. Trên thực tế, Đức đã khánh thành 3 kho cảng LNG vào năm 2023 và hiện đang tiếp tục xây dựng thêm 3 kho khác.

Truyền thông cũng đưa ra những đồn đoán về khả năng Ukraine có liên quan đến việc phá hủy đường ống. Kiev có thể quan tâm đến việc làm suy yếu mối quan hệ giữa Đức và Nga, cũng như làm nổi bật của việc quá cảnh qua lãnh thổ nước này. Tuy nhiên, phía Nga cho rằng rằng Kiev đơn giản là không thể thực hiện một hoạt động quy mô lớn như vậy nếu không có các đối tác lớn của phương Tây. Được biết, tháng 8 vừa qua, các hãng truyền thông Đức đưa tin Berlon đã phát lệnh bắt giữ đối với một hướng dẫn viên lặn người Ukraine được cho là có liên quan tới hành vi gây nổ đường ống dẫn khí đốt Dòng chảy phương Bắc.

Cũng có giả thuyết cố gắng đổ lỗi cho Nga về vụ nổ. Các ý kiến này cho rằng, việc phá hủy Dòng chảy phương Bắc là phản ứng của Moscow đối với việc Đức quốc hữu hóa các công ty con và tài sản của Gazprom và Rosneft vào năm 2022. Tuy nhiên, việc phá hủy một dự án có thể mang lại lợi nhuận khổng lồ cho Nga có vẻ là một giả thuyết thiếu hợp lý. Ngoài ra, chính Nga là quốc gia tích cực nhất trong việc yêu cầu một cuộc điều tra quốc tế và công khai tiến độ của cuộc điều tra hiện đang được phía Đức tiến hành.

Rõ ràng, dầu khí đang trở thành “vũ khí địa chính trị”, và vụ nổ Dòng chảy phương Bắc chính là ví dụ điển hình. Cho dù vụ việc gây ra thiệt hại rất lớn cho các bên, song việc khôi phục hoạt động các đường ống chỉ có thể được thực hiện với điều kiện cuộc khủng hoảng Ukraine được giải quyết triệt để. Tuy nhiên, những điều kiện như vậy rất khó có thể xảy ra trong tương lai gần.

Hà Anh

Tin mới

Israel tấn công vào các trường học ở Gaza, khiến 33 người thiệt mạng

Israel tấn công vào các trường học ở Gaza, khiến 33 người thiệt mạng

(CLO) Ít nhất 33 người Palestine đã thiệt mạng và hơn 100 người bị thương trong các cuộc không kích của Israel vào ba trường học đang là nơi trú ẩn cho người tị nạn ở khu phố Tuffah, thành phố Gaza, theo các quan chức địa phương.

Thế giới 24h
Chiêm ngưỡng các sản phẩm 'Gốm Thiệp' của 42 hoạ sĩ tài hoa

Chiêm ngưỡng các sản phẩm 'Gốm Thiệp' của 42 hoạ sĩ tài hoa

(CLO) Nhân dịp kỷ niệm 75 năm Ngày sinh nhà văn Nguyễn Huy Thiệp (1950-2025), sáng 4/4 tại Hà Nội, không gian nghệ thuật mang tên ông (do gia đình vận hành) cùng Gallery 39 phối hợp tổ chức triển lãm mang tên “Gốm Thiệp”, nhằm giới thiệu đến công chúng Thủ đô hơn 200 tác phẩm tranh trên gốm, lấy cảm hứng từ con người và văn chương Nguyễn Huy Thiệp.

Đời sống văn hóa
VCCI: Ưu tiên hàng hóa, dịch vụ sản xuất trong nước sẽ tạo ra hiệu ứng lan tỏa tích cực

VCCI: Ưu tiên hàng hóa, dịch vụ sản xuất trong nước sẽ tạo ra hiệu ứng lan tỏa tích cực

(CLO) Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa có văn bản gửi Bộ Tài chính, góp ý về dự thảo Luật sửa đổi Luật Đấu thầu.

Kinh tế vĩ mô
SUV điện hạng sang Mercedes-Benz G 580 EQ giá gần 8,7 tỷ đồng tại Việt Nam

SUV điện hạng sang Mercedes-Benz G 580 EQ giá gần 8,7 tỷ đồng tại Việt Nam

(CLO) Mẫu xe off-road thuần điện hạng sang Mercedes-Benz G 580 EQ được phân phối tại thị trường Việt Nam với 2 phiên bản tiêu chuẩn và Edition One.

Xe
Tổng thống Vladimir Putin mở khóa tài sản của Goldman Sachs trước cuộc đàm phán với Hoa Kỳ

Tổng thống Vladimir Putin mở khóa tài sản của Goldman Sachs trước cuộc đàm phán với Hoa Kỳ

(CLO) Trước thềm đối thoại với Mỹ, Nga bất ngờ gỡ phong tỏa 87 triệu USD tài sản Goldman Sachs và cử cố vấn cấp cao sang Washington.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nhà Trắng bất ngờ sa thải hàng loạt nhân sự cấp cao

Nhà Trắng bất ngờ sa thải hàng loạt nhân sự cấp cao

(CLO) Nhà Trắng đã tiến hành một đợt sa thải hàng loạt nhân sự cấp cao sau cuộc gặp gỡ giữa Tổng thống Donald Trump và nhà hoạt động cực hữu Laura Loomer.

Thế giới 24h
Hàng nghìn quân nhân bắt đầu vào Nam hợp luyện diễu binh, diễu hành

Hàng nghìn quân nhân bắt đầu vào Nam hợp luyện diễu binh, diễu hành

(CLO) Tối qua (3/4), hàng nghìn cán bộ, chiến sĩ Quân đội thuộc các khối diễu binh, diễu hành được cơ động ra ga Hà Nội để khởi hành vào miền Nam, chuẩn bị cho kỷ niệm 50 năm ngày thống nhất đất nước.

Đời sống
Nhà kinh tế cảnh báo thuế quan của Hoa Kỳ có thể gây ra suy thoái toàn cầu nghiêm trọng

Nhà kinh tế cảnh báo thuế quan của Hoa Kỳ có thể gây ra suy thoái toàn cầu nghiêm trọng

(CLO) Mỹ tăng thuế mạnh tay, nguy cơ lặp lại Đại khủng hoảng 1930 - lạm phát leo thang, thương mại toàn cầu chao đảo, USD suy yếu.

Kinh tế vĩ mô
Đề nghị xem xét, thi hành kỷ luật ông Nguyễn Văn Hiếu, nguyên Bí thư Thành ủy Cần Thơ

Đề nghị xem xét, thi hành kỷ luật ông Nguyễn Văn Hiếu, nguyên Bí thư Thành ủy Cần Thơ

(CLO) Trong các ngày 31/3 và 03/4/2025, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 55. Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Nguyễn Duy Ngọc chủ trì Kỳ họp.

Chống lãng phí, tham nhũng, tiêu cực
Ra mắt xe máy điện Honda đầu tiên tại Việt Nam, giá bán từ 26,9 triệu đồng

Ra mắt xe máy điện Honda đầu tiên tại Việt Nam, giá bán từ 26,9 triệu đồng

(CLO) Honda Việt Nam chính thức ra mắt mẫu xe máy điện đầu tiên ICON e: với mức giá bán lẻ đề xuất từ 26,9 triệu đồng không bao gồm pin.

Xe
Vì sao Hoa Kỳ không áp thuế đối với Nga, Cuba, Belarus, Bắc Triều Tiên?

Vì sao Hoa Kỳ không áp thuế đối với Nga, Cuba, Belarus, Bắc Triều Tiên?

(CLO) Mỹ giữ nguyên mức thuế với Nga, Cuba, Belarus, Triều Tiên do đã áp lệnh trừng phạt nghiêm ngặt từ trước, không mở rộng thêm.

Thị trường - Doanh nghiệp
Thuế quan Mỹ khiến chứng khoán, đồng đô la và dầu mỏ cùng lao dốc

Thuế quan Mỹ khiến chứng khoán, đồng đô la và dầu mỏ cùng lao dốc

(CLO) Thị trường chứng khoán và đồng đô la lao dốc vào thứ Năm (3/4) sau khi chính sách áp thuế mới nhất trên toàn thế giới của Tổng thống Donald Trump thổi bùng một cuộc chiến thương mại mà nhiều người lo ngại sẽ gây ra suy thoái kinh tế và làm tăng lạm phát.

Thế giới 24h
Nhận định HAGL vs Bình Dương, 17h ngày 5/4 tại V.League 2024/25

Nhận định HAGL vs Bình Dương, 17h ngày 5/4 tại V.League 2024/25

(CLO) Nhận định HAGL vs Bình Dương, 17h ngày 5/4 tại V.League 2024/25; dự đoán tỉ số HAGL vs Bình Dương cùng các chuyên gia phân tích.

Thể thao
Khó hiểu món ăn bẩn từ tên gọi nhưng vẫn nở rộ

Khó hiểu món ăn bẩn từ tên gọi nhưng vẫn nở rộ

(CLO) "Xiên bẩn" - một món ăn đường phố khoái khẩu của nhiều người, đặc biệt là các bạn trẻ, học sinh, sinh viên. Sở dĩ được gọi là “xiên bẩn” bởi nó có nguồn gốc không rõ ràng, bày bán ở những nơi bụi bặm, được chiên đi chiên lại nhiều lần và tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho sức khoẻ.

Rubik 360
Ngắm toàn cảnh vịnh Hạ Long bằng khinh khí cầu

Ngắm toàn cảnh vịnh Hạ Long bằng khinh khí cầu

(CLO) Từ tháng 4, du khách đến TP Hạ Long sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng vẻ đẹp kỳ vĩ của vịnh Hạ Long và Bái Tử Long từ khinh khí cầu neo cố định ở độ cao 80-100 m, mang lại trải nghiệm mới lạ và đầy hấp dẫn.

Du lịch
Miền Bắc nắng ráo trước khi đón không khí lạnh

Miền Bắc nắng ráo trước khi đón không khí lạnh

(CLO) Dự báo thời tiết ngày 4/4, miền Bắc nắng ráo trước khi chuyển mưa do tác động của đợt không khí lạnh tăng cường yếu, lệch đông.

Công luận 24H
Bình Luận

Tin khác

Cứu trợ thảm họa tại Myanmar: Cảm kích Việt Nam

Cứu trợ thảm họa tại Myanmar: Cảm kích Việt Nam

(NB&CL) Xúc động, biết ơn - đó là cảm xúc của người dân Myanmar cũng như giới chức nước này trước những nỗ lực chung tay cùng hỗ trợ trong thảm họa của Việt Nam. Trước đó, chiều ngày 30/3 - chưa đầy 2 ngày sau thảm họa tại Myanmar, đội cứu hộ của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an Việt Nam gồm 106 người cùng hàng cứu trợ đã hạ cánh xuống sân bay Yangon.

Tiêu điểm Quốc tế
'Thay tướng đổi vận', Canada sẽ vượt qua cuộc chiến thương mại với Mỹ?

'Thay tướng đổi vận', Canada sẽ vượt qua cuộc chiến thương mại với Mỹ?

(CLO) Chính phủ của tân Thủ tướng Canada Mark Carney đã có động thái đáp trả mạnh mẽ đối với chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Không chỉ gây ra khó khăn cho Mỹ, mà động thái còn cho thấy Canada sẽ không khuất phục trước sức ép của ông Trump.

Tiêu điểm Quốc tế
Tiêm kích F-47 của Mỹ mạnh hơn Su-57 và J-20 như thế nào?

Tiêm kích F-47 của Mỹ mạnh hơn Su-57 và J-20 như thế nào?

(CLO) Tổng thống Mỹ Donald Trump đã “bật đèn xanh” cho chương trình tiêm kích F-47, chiếc máy bay mà ông mô tả rằng “đáng gờm nhất từng được chế tạo”. Vậy F-47 mạnh cỡ nào, nhất là khi so sánh với so với những máy bay tàng hình mà Nga và Trung Quốc đang phát triển?

Tiêu điểm Quốc tế
Con đường hòa bình cho Ukraine: Ngổn ngang trăm mối

Con đường hòa bình cho Ukraine: Ngổn ngang trăm mối

(CLO) Ngày 24/3 vừa rồi, vòng đàm phán thứ hai giữa Nga và Mỹ đã diễn ra tại Riyadh (Ả Rập Xê Út), nơi chứng kiến vai trò ngoại giao con thoi của Mỹ nhằm tìm kiếm tiếng nói chung giữa Nga và Ukraine.

Tiêu điểm Quốc tế
Thỏa thuận ngừng bắn Nga - Ukraine: Ai giám sát và giám sát như thế nào?

Thỏa thuận ngừng bắn Nga - Ukraine: Ai giám sát và giám sát như thế nào?

(CLO) “Ngừng bắn” có lẽ là từ khóa được truyền thông và giới chuyên gia nhắc đến nhiều nhất trong những ngày gần đây. Câu hỏi được đặt ra ở đây là các bên trong cuộc xung đột sẽ kiểm soát quá trình này như thế nào?

Tiêu điểm Quốc tế
Trung Quốc đang dẫn trước Mỹ trong cuộc đua giành khoáng sản châu Phi

Trung Quốc đang dẫn trước Mỹ trong cuộc đua giành khoáng sản châu Phi

(CLO) Việc Trung Quốc ngày càng mở rộng ảnh hưởng và tăng cường đầu tư vào các mỏ tại châu Phi đang làm dấy lên lo ngại ở Mỹ về nguy cơ thất thế trong cuộc đua giành khoáng sản quan trọng ở châu lục này.

Tiêu điểm Quốc tế
Nguy cơ AI khơi mào chiến tranh hạt nhân không phải chuyện viễn tưởng

Nguy cơ AI khơi mào chiến tranh hạt nhân không phải chuyện viễn tưởng

(CLO) Một cuộc chiến tranh hạt nhân do AI khởi xướng nghe có vẻ giống trong phim khoa học viễn tưởng. Nhưng nhiều nhà khoa học và chính trị gia hàng đầu thế giới cho rằng không phải vậy.

Tiêu điểm Quốc tế
Triển vọng hòa bình Nga - Ukraine: Chờ đợi cuộc gọi từ số quen thuộc

Triển vọng hòa bình Nga - Ukraine: Chờ đợi cuộc gọi từ số quen thuộc

(CLO) Cộng đồng quốc tế đã kỳ vọng nhiều hơn vào cuộc điện đàm thứ hai giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ và Nga so với cuộc điện đàm đầu tiên. Điều này được thúc đẩy bởi sự lạc quan trong mối quan hệ Mỹ-Nga và diễn biến các cuộc đàm phán giữa Mỹ và Ukraine tại Ả Rập Xê Út.

Tiêu điểm Quốc tế
Máy bay chở khách Trung Quốc quyết cạnh tranh với Boeing và Airbus

Máy bay chở khách Trung Quốc quyết cạnh tranh với Boeing và Airbus

(CLO) Trung Quốc đang nỗ lực phát triển máy bay thân rộng để cạnh tranh với Airbus và Boeing, dù kế hoạch của Bắc Kinh có thể phụ thuộc vào sự hợp tác từ các nhà quản lý và nhà cung cấp phương Tây.

Tiêu điểm Quốc tế
Chi tiêu quốc phòng, động lực mới cho nền kinh tế trì trệ của châu Âu?

Chi tiêu quốc phòng, động lực mới cho nền kinh tế trì trệ của châu Âu?

(CLO) Việc tăng cường chi tiêu quốc phòng ồ ạt trên khắp châu Âu có thể đạt được những gì mà các chính phủ không làm nổi trong nhiều năm: khởi động nền kinh tế trì trệ, gieo mầm cho những đổi mới và tạo ra các ngành công nghiệp mới.

Tiêu điểm Quốc tế