Khi nào cần thay nước làm mát ô tô?

Thứ bảy, 22/04/2023 11:29 AM - 0 Trả lời

(CLO) Nước làm mát đóng vai trò vô cùng quan trọng với một chiếc xe ô tô và cần được chú ý theo dõi thường xuyên. Vậy nước làm mát là gì? Khoảng bao lâu cần thay nước làm mát ô tô?

1. Nước làm mát là gì?

Nước làm mát ô tô có nhiệm vụ làm mát, giải nhiệt, giúp động cơ ô tô duy trì được nhiệt độ làm việc lý tưởng nhất.

Khi động cơ hoạt động, hỗn hợp không khí và nhiên liệu được đốt cháy trong xi lanh động cơ sẽ sản sinh ra một lượng nhiệt rất lớn. Tuy nhiên chỉ có một phần nhiệt được biến đổi thành công, phần còn lại toả ra ngoài làm nhiệt độ động cơ tăng cao. Nhiệt độ động cơ nếu tăng vượt ngưỡng cho phép sẽ khiến dầu nhớt không tác dụng bôi trơn tốt, dẫn đến lực ma sát tăng cao, khiến các chi tiết máy nhanh hao mòn, hư hại.

khi nao can thay nuoc lam mat o to hinh 1

Ngoài ra, nếu nhiệt độ động cơ tăng quá cao còn có thể làm nhiệt độ dầu nhớt tăng cao theo. Nhiệt độ dầu từ 200 – 300 độ C có thể tự bốc cháy gây nguy cơ cháy nổ động cơ.

Đây chính là lý do vì sao động cơ cần có một hệ thống làm mát để giải nhiệt và duy trì nhiệt độ làm việc của động cơ ở mức lý tưởng nhất. Trong hệ thống làm mát này, nước làm mát đóng vai trò rất quan trọng, trực tiếp tham gia vào quá trình làm mát động cơ.

Nước làm mát sẽ được bơm chảy quanh động cơ thông qua hệ thống đường ống và mạch nước nằm trong động cơ. Nước làm mát giúp hấp thụ nhiệt từ động cơ, từ đó giảm nhiệt độ cho động cơ. Sau một chu trình làm mát, nước làm mát sẽ đi vào két làm mát để được làm mát lại bằng không khí trước khi bắt đầu chu trình mới.

2. Thời điểm nên thay nước làm mát

Theo khuyến cáo của các nhà sản xuất ô tô nên vệ sinh két làm mát và thay nước làm mát ô tô sau mỗi 40.000 – 60.000 km vận hành. Trong trường hợp xe di chuyển với tần suất cao, tải nặng, chạy nhiều trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt như nắng nóng… thì nên vệ sinh két nước và thay nước làm mát sớm hơn. Bên cạnh đó, trong quá trình sử dụng xe cũng nên thường xuyên kiểm tra nước làm mát để kịp thời phát hiện các trục trặc nếu có.

3. Cách kiểm tra nước làm mát máy ô tô

- Kiểm tra đồng hồ đo nhiệt độ nước làm mát, nếu nó chỉ vào phần H là bạn có thể biết rằng nước làm mát đã được sử dụng hết.

- Thông qua đèn “Check Engine” chẳng hạn, đèn này tự nhiên bật sáng chứng tỏ động cơ có vấn đề, cần kiểm tra nước làm mát.

- Kiểm tra gầm xe xem nước làm mát có bị rò rỉ không. Nếu có rò rỉ, bạn có thể dễ dàng nhìn thấy ngay, vì trong nước làm mát có tấm phản quang rõ ràng, nó sẽ phát sáng khi người lái xe tháo đèn ra.

- Dung dịch làm mát của ô tô cần được kiểm tra thường xuyên.

4. Lưu ý khi kiểm tra nước làm mát ô tô

- Không được mở nắp bộ tản nhiệt

Trong khi kiểm tra nước làm mát xe ô tô, không được mở nắp bộ tản nhiệt khi động cơ đang nóng (trên nắp bình xăng cũng có cảnh báo). Khi động cơ nóng, nhiệt độ và áp suất bên trong hệ thống làm mát rất cao. Khi mở nắp bộ tản nhiệt, Nước nóng có thể bắn tung tóe gây bỏng rất nguy hiểm.

- Giữ mức nước làm mát ô tô ở vùng an toàn

Mức nước làm mát ô tô trong bình phụ luôn ở giữa hai vị trí “Full” và “Low”, một số xe có ký hiệu “Min”, “Max”. Nếu mức nước làm mát xuống dưới mức “Low”, cần phải bổ sung thêm nước làm mát ô tô.

Bảo Khánh (t/h)

Bình Luận

Tin khác

Đề xuất thời gian đào tạo lái xe máy không quá 2 tháng: Rút ngắn quá trình học và thi sát hạch

Đề xuất thời gian đào tạo lái xe máy không quá 2 tháng: Rút ngắn quá trình học và thi sát hạch

(CLO) Bộ Giao thông Vận tải vừa đưa ra dự thảo Thông tư mới với nhiều thay đổi quan trọng trong quy định về đào tạo và cấp giấy phép lái xe (GPLX) cho các hạng A1, A và B1. Điểm đáng chú ý trong đề xuất lần này là thời gian đào tạo không quá 2 tháng, giúp rút ngắn quá trình học và thi lấy bằng.

Ô tô - Xe máy
Đề xuất phạt xe ôm công nghệ nếu mắc các lỗi này, theo quy định mới của Bộ Công an

Đề xuất phạt xe ôm công nghệ nếu mắc các lỗi này, theo quy định mới của Bộ Công an

(CLO) Bộ Công an đang lấy ý kiến người dân về Dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, với nhiều quy định mới áp dụng cho xe ôm công nghệ. Nếu vi phạm, tài xế xe ôm công nghệ có thể đối mặt với các mức phạt cụ thể.

Ô tô - Xe máy
Quy chuẩn còi ôtô sẽ được áp dụng trong đăng kiểm từ năm 2025

Quy chuẩn còi ôtô sẽ được áp dụng trong đăng kiểm từ năm 2025

(CLO) Bắt đầu từ ngày 1/1/2025, còi ôtô sẽ trở thành một trong những hạng mục bắt buộc phải kiểm tra trong quá trình đăng kiểm, theo dự thảo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ôtô, rơ moóc và sơ mi rơ moóc tham gia giao thông đường bộ do Bộ Giao thông Vận tải đề xuất.

Ô tô - Xe máy
Đề xuất tự học lý thuyết giấy phép lái xe tại nhà từ 2025, theo dự thảo mới của Bộ Giao thông Vận tải

Đề xuất tự học lý thuyết giấy phép lái xe tại nhà từ 2025, theo dự thảo mới của Bộ Giao thông Vận tải

(CLO) Bộ Giao thông Vận tải vừa công bố dự thảo Thông tư mới, dự kiến sẽ thay đổi đáng kể cách thức đào tạo và thi giấy phép lái xe tại Việt Nam. Theo đó, từ ngày 1/1/2025, người dân có thể tự học lý thuyết thi giấy phép lái xe tại nhà.

Ô tô - Xe máy
Các trường hợp xe ô tô sẽ không phải chịu phí sử dụng đường bộ

Các trường hợp xe ô tô sẽ không phải chịu phí sử dụng đường bộ

(CLO) Thông tư 70/2021/TT-BTC cung cấp những quy định chi tiết để đảm bảo sự minh bạch trong việc thu phí sử dụng đường bộ và miễn phí cho các trường hợp đặc biệt.

Ô tô - Xe máy