(CLO) Cho tới nay, vẫn có tình trạng gợi ý bán sách vở bài tập, sách tham khảo trong nhiều nhà trường, trong khi Bộ Giáo dục & Đào tạo đã cấm việc này nhiều năm nay.
Có một thực tế diễn ra nhiều năm nay là nhiều nhà trường thường giới thiệu đến phụ huynh, học sinh, ngoài sách giáo khoa còn kèm theo nhiều sách như bài tập, sách thực hành hay sách dạy kỹ năng. Chính vì thế, không ít phụ huynh băn khoăn, nếu không mua những sách được nhà trường, giáo viên gợi ý thì liệu có ảnh hưởng đến việc học của con cái họ?
Sách tham khảo, bổ trợ chỉ được phép bán ngoài thị trường (ảnh nguồn internet).
Đây là vấn đề "nóng" mà mỗi lần năm học mới đến đều trở thành đề tài tranh luận của không ít giáo viên, phụ huynh. Chị Nguyễn Vân Anh ở Hà Nội băn khoăn, hiện nay phụ huynh trong lớp con chị đều mua sách bài tập và các danh mục sách khác theo gợi ý từ nhà trường. Bản thân chị Vân Anh cũng đang phân vân có nên mua những loại sách ngoài sách giáo khoa hay không?
Nhiều nơi gợi ý phụ huynh mua thêm sách bài tập, tham khảo, sách kỹ năng sống (ảnh TL).
“Trên danh nghĩa, đây là những sách không bắt buộc nhưng thầy cô vẫn sử dụng để ra bài tập thường xuyên. Vì thế, nếu không trang bị cho con, rất có thể xảy ra tình trạng việc học của con không theo kịp các bạn. Chưa nói, việc này còn có thể bị quy cho gây khó dễ cho giáo viên và nhà trường, từ đó các con bị phân biệt đối xử” – chị Vân Anh lo lắng.
Theo tìm hiểu của phóng viên, nhiều phụ huynh cho biết hiện nay một bộ sách học của học sinh lớp 2 được gợi ý đến phụ huynh lên đến hơn 700 nghìn đồng. Riêng tiền sách giáo khoa chỉ xấp xỉ 300 nghìn đồng còn lại là các sách khác.
Chưa dừng lại, ngoài sách giáo khoa, học sinh còn phải sắm sửa thêm các dụng cụ học tập, đồng phục theo từng nhà trường yêu cầu.
Tâm sự với phóng viên báo Nhà báo & Công luận, anh Trần Cương ở Tây Hồ cho biết, năm nay con anh vào lớp 1, gia đình đã mua sắm hơn 2 triệu đồng thông qua nhà trường. Trong số 2 triệu đồng thì sách giáo khoa, sách bổ trợ, dụng cụ học tập chiếm gần một nửa. Anh Cương cho rằng, nếu chỉ sách giáo khoa thôi thì rẻ nhưng nếu mua sách theo gợi ý của nhà trường số tiền lên đến hơn 600 nghìn đồng.
"Dẫu biết không bắt buộc, nhưng vì tạo điều kiện cho thầy và trò dạy học nên gia đình tôi đã chấp nhận mua theo gợi ý của thầy cô" - anh Cương nói.
Danh mục sách mà phụ huynh được gợi ý mua khi con vào học lớp 1 (ảnh TL).
Cũng như anh Trần Cương, anh Viết Hùng ở Cầu Giấy cho biết, số tiền mà anh bỏ ra mua sách cho con lên đến hơn 500 nghìn đồng. “Số tiền mua sách giáo khoa chỉ là phần rất nhỏ trong mua sắm sách vở đầu năm học” – anh Viết Hùng tâm sự.
Trong nhiều năm trở lại đây, câu chuyện bán sách bài tập, sách tham khảo trở thành "vấn nạn" trong trường học. Mỗi lần năm học mới đến thì câu chuyện này lại càng sôi động như một căn bệnh “nan y” không thuốc chữa.
Trao đổi với phóng viên báo Nhà báo & Công luận, cô giáo Trần Thị Hải ở Long Biên, Hà Nội cho biết, phụ huynh có quyền từ chối việc mua sách. Các cháu có đủ sách giáo khoa để học tập là đạt yêu cầu.
Tuy nhiên cũng có giáo viên cho rằng, việc có sách vở bài tập sẽ giảm được công sức của cô và trò, từ đó sẽ có nhiều thời gian hơn trong việc dạy học, thực hành.
Bàn về vấn đề này, liên quan đến câu chuyện sách tham khảo, sách bổ trợ, ông Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GD&ĐT) từng cho rằng, sách giáo khoa là tài liệu chính thức dạy học trong nhà trường ngoài ra không có quy định nào khác.
Sách tham khảo được xuất bản theo Luật xuất bản, phát hành ngoài thị trường. Để sách tham khảo đưa vào trong thư viện của các nhà trường thì Bộ GD&ĐT đã có Thông tư 21/2014 quy định. Giáo viên không được đưa vào bài dạy các nội dung vượt quá yêu cầu chương trình vì nếu các cháu biết nội dung nằm trong sách nào sẽ tìm mua.
Giáo viên không được ép, không được khuyến khích học sinh mua sách tham khảo dưới bất cứ hình thức nào. Nhà trường, thầy cô nào thực hiện sai quy định thì cơ quan quản lý địa phương phải có trách nhiệm quản lý. Đặc biệt quy trách nhiệm cho hiệu trưởng.
Ông Nguyễn Xuân Thành cũng cho biết, hiện nay không có khái niệm nào quy định sách bổ trợ. Để đáp ứng yêu cầu các bài học theo hướng hiện đại như quốc tế thì đã có giải pháp. Thầy cô hướng dẫn học sinh ghi và vở ghi. Ghi chép cũng là phát triển năng lực chứ không phải in sẵn đề bài.
“Hiện có nhiều thầy cô còn in phiếu học tập để bớt đi thời gian chép bài nhưng Bộ GD&ĐT đã nhắc nhiều. Việc in phiếu học tập học sinh bớt đi thời gian làm bài nhưng lại không được rèn luyện sâu sắc như các ẹm tự viết” – ông Thành nhấn mạnh.
(CLO) Malaysia và nhiều nước trong khu vực hoan nghênh và đánh giá cao Tổng Bí thư Tô Lâm có cuộc điện đàm với Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump, đồng thời bày tỏ nhất trí và ủng hộ cách tiếp cận của Việt Nam trong vấn đề này.
(CLO) Trong một căn phòng sang trọng ở quận Gangnam, Seoul, những đứa trẻ mới 4 tuổi đang cặm cụi viết những bài luận tiếng Anh gồm 5 đoạn trong vòng 15 phút.
(CLO) Ngày 6/4, Triều Tiên lần đầu tiên tổ chức lại Giải Marathon Quốc tế Bình Nhưỡng sau 6 năm gián đoạn, với sự góp mặt của khoảng 200 vận động viên nước ngoài.
(CLO) Một chiếc trực thăng chữa cháy đã rơi vào chiều 6/4 khi đang tham gia khống chế cháy rừng ở thành phố Daegu, phía đông nam Hàn Quốc, khiến phi công điều khiển thiệt mạng.
(CLO) Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn cho rằng quyết định áp thuế đối ứng với hàng hóa Việt Nam ở mức 46% của Hoa Kỳ là không phù hợp với thực tế hợp tác kinh tế - thương mại song phương và không phản ánh đúng tinh thần quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam – Hoa Kỳ, ảnh hưởng tiêu cực đến quan hệ kinh tế, thương mại đang phát triển tốt đẹp giữa hai nước.
(CLO) Chiều 6/4/2025, tại Hà Nội đã diễn ra buổi họp báo công bố cuộc thi Hoa hậu Biển Đảo Việt Nam 2025, đánh dấu sự trở lại đầy ấn tượng sau thành công của mùa giải đầu tiên vào năm 2022.
(CLO) Hơn 2 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam tháng 3 này đã giúp nâng tổng lượng khách trong quý I/2025 của cả nước đạt trên 6 triệu lượt, cao nhất từ trước đến nay (tăng 29,6% so với quý I/2024).
(CLO) Ngày 6/4, đoàn lãnh đạo, đại biểu, nghệ nhân dân gian thành phố Việt Trì và huyện Yên Lập là hai địa phương có đội thi đoạt giải Nhất Hội thi “Gói, nấu bánh chưng và giã bánh giầy” năm 2024 tổ chức dâng 18 cặp bánh chưng, bánh giầy lên các Vua Hùng.
(CLO) Nhiều xe máy chạy ngược chiều trên cầu vượt 550 (Bình Dương) bất chấp ô tô đang lưu thông. Vụ việc khiến các tài xế bức xúc, dùng điện thoại quay lại và đề nghị cơ quan chức năng xử lý nghiêm.
(CLO) Sau 3 ngày công chiếu, bộ phim “Địa đạo” của đạo diễn Bùi Thạc Chuyên với sự góp mặt của diễn viên Thái Hoà đang dẫn đầu phòng vé Việt với doanh thu 50 tỷ đồng.
(CLO) Dính “lùm xùm” vụ kẹo rau khiến Hoa hậu Nguyễn Thúc Thuỳ Tiên bị tạm hoãn xuất cảnh, sự việc đang gây xôn xao dư luận Thái Lan – nơi cô đăng quang Miss Grand International 2021.
(CLO) Hùng Vương – biểu tượng quốc tổ của dân tộc Việt Nam, được xem là vị vua đầu tiên lập nên nhà nước Văn Lang – vương triều huyền thoại mở đầu cho lịch sử dân tộc.
(CLO) Trong năm 2025, Quảng Ninh sẽ mở thông tuyến du lịch từ vịnh Hạ Long sang vịnh Lan Hạ, góp phần gia tăng trải nghiệm, góp phần thu hút thêm khoảng 500.000 lượt khách trong năm nay.
(CLO) Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ra tuyên bố chấn động vào ngày 5/4: hủy bỏ toàn bộ thị thực hiện có và ngừng cấp mới cho công dân Nam Sudan.
Sáng 5/4, tại Trường THPT Hà Đông (quận Hà Đông, TP Hà Nội), chương trình “Đối thoại, tư vấn, hướng nghiệp năm 2025” do Báo Tuổi trẻ Thủ đô tổ chức đã diễn ra sôi nổi, thu hút sự tham gia của gần 2.000 học sinh đến từ các trường THPT Hà Đông, THPT Ngô Thì Nhậm, THPT Văn Lang cùng đông đảo phụ huynh và thầy cô giáo.
Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng (HIU) đã đón tiếp trọng thị đoàn đại diện Tổng Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại TP.HCM, Viện Giáo dục Quốc tế Hoa Kỳ (IIE) và các lãnh đạo cấp cao của 20 trường đại học Hoa Kỳ, trong khuôn khổ chương trình “Hợp tác Học thuật Quốc tế Việt Nam” (IAPP Vietnam), nhân dịp kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Hoa Kỳ.
(NB&CL) Dạy thêm học thêm có nguyên nhân từ việc giáo dục chạy theo điểm số, kiến thức mà không coi trọng đến hình thành năng lực, phẩm chất người học.
(CLO) Ngày 2/4, theo thông tin từ UBND thành phố Hải Dương, bài đánh giá năng lực vào lớp 6 trường THCS trọng điểm năm học 2025 - 2026 sẽ có thêm môn tiếng Anh.
(CLO) Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tỉnh Thanh Hoá vừa có văn bản về việc quản lý, kiểm tra, xử lý vi phạm trong tổ chức, hoạt động dạy thêm, học thêm (DTHT).
(CLO) Sở Giáo dục và Đào tạo Nam Định đã ban hành Văn bản số 569/SGDĐT-QLCLGD gửi Phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện, thành phố; các đơn vị trực thuộc Sở; các trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên thông báo về thời gian thi tuyển sinh lớp 10 THPT năm học 2025 - 2026.
(CLO) Kỳ thi chọn đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế và khu vực năm nay có sự tham gia của 187 thí sinh đến từ các tỉnh, thành phố trên cả nước đã kết thúc và những thành viên xuất sắc nhất đã được lựa chọn đại diện cho Việt Nam.
(CLO) Một trong những thay đổi trong tuyển sinh đại học của năm 2024 so với các năm trước đây chính là sự tăng lên gần 20 nghìn thí sinh theo học các ngành STEM so với năm 2023 và được đánh giá là xu thế rất tích cực.
Hơn 5 nghìn cơ hội việc làm được gần 70 doanh nghiệp trong và ngoài nước mang tới Ngày hội việc làm Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội (HaUI) năm 2025, phản ánh niềm tin của các doanh nghiệp vào năng lực của sinh viên HaUI, cũng như nhu cầu cấp thiết về nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh nền kinh tế hiện nay.
Chiều 29/3, tại Trụ sở Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài - Bộ Ngoại giao, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam (NXBGDVN) phối hợp cùng Ban Truyền hình Đối ngoại (VTV4) - Đài Truyền hình Việt Nam chính thức ra mắt chương trình truyền hình “Tiếng Việt diệu kì”, hướng tới cộng đồng trẻ em người Việt sinh sống tại nước ngoài.