(NB&CL) Cuộc sống hiện đại, công nghệ thay đổi với tốc độ chóng mặt, những giá trị văn hóa cổ truyền luôn đứng trước áp lực bị mai một, biến dạng. Nhưng cũng có những nỗ lực lớn lao nhằm bảo tồn, gìn giữ những di sản quý giá của cha ông, mà dự án của nhóm hoạ sĩ Latoa Indochine là một trong số đó.
“Nâng tầm” tranh dân gian
Tiếp nối thành công của chương trình “Lan tỏa bản sắc văn hóa Tết truyền thống” dịp Tết Giáp Thìn, trong hai tháng 4 và 5/2024, Latoa Indochine liên tiếp triển khai loạt triển lãm “Họa màu - Dân gian” tại nhiều không gian văn hóa ở Thủ đô Hà Nội.
Ở đây, ngoài trưng bày các tác phẩm nghệ thuật, Latoa còn tổ chức hoạt động trải nghiệm vẽ màu cho tranh dân gian trên chất liệu giấy thân thiện với môi trường. Công chúng tham dự sự kiện được các họa sĩ của Latoa Indochine chia sẻ về giá trị văn hóa và ý nghĩa của từng bức tranh dân gian, được trực tiếp hướng dẫn quá trình họa màu trên các dòng tranh dân gian nổi tiếng như tranh Hàng Trống, tranh Đông Hồ, tranh Kim Hoàng hay tranh làng Sình...
“Chúng tôi mong muốn qua sự kiện này, mỗi người tham gia có thể không chỉ tận hưởng niềm vui sáng tạo mà còn hiểu biết hơn về tranh dân gian. Các nghệ nhân, nhà sưu tập và những người yêu nghệ thuật có cơ hội kết nối, trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm bảo tồn, phát triển di sản văn hóa dân gian” - chị Diệu Linh, một thành viên của Latoa Indochine chia sẻ.
Theo Chủ tịch Latoa Indochine Phạm Ngọc Long, chương trình “Họa màu - Dân gian” là chuỗi hoạt động xuyên suốt của nhóm, gắn với việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa cổ truyền. Nhóm Latoa Indochine được thành lập tháng 6/2022, quy tụ những họa sĩ có cùng đam mê, tâm huyết với với sơn mài truyền thống và văn hóa dân gian. Trăn trở với việc bảo tồn tranh dân gian, họ thống nhất rằng, khi đứng trước nguy cơ mai một, những dòng tranh này cần được hiện diện nhiều hơn trong cuộc sống, trong mỗi mái nhà.
Thế nhưng, tranh dân gian của Việt Nam đều có điểm hạn chế chung, đó là in trên giấy dó, giá rẻ, kém bền và thường chỉ bán vào mùa Tết hoặc phục vụ nghi lễ tín ngưỡng, dùng một lần rồi bỏ. Hơn nữa, nhu cầu trang trí không gian sống bây giờ cũng khác trước, không mấy người còn sử dụng tranh giấy dán lên tường nữa. Muốn tranh dân gian được bảo tồn, được sống trong môi trường hiện đại, phải khắc phục được những nhược điểm trên, phải làm sao cho tranh đẹp hơn, quý hơn, bền hơn… Từ phân tích như vậy, các thành viên của nhóm đã nghiên cứu, thể nghiệm tranh trên chất liệu mới và sơn mài là cái tên được nghĩ đến đầu tiên.
Nhưng sơn mài vốn là chất liệu “đỏng đảnh”, khó định nét, trong khi một yếu tố làm nên sự khác biệt của tranh dân gian là lấy nét để định hình. Trong quá trình mày mò nghiên cứu, các hoạ sĩ của nhóm đã tìm ra việc định hình nét cho tranh bằng kỹ thuật sơn khắc.
“Khi sử dụng chất liệu sơn mài, chúng tôi phải dùng sơn then để tạo nét nhưng không thể nào tinh tế như các cụ làm được. Ông cha đã sáng tạo và đúc kết ra kỹ thuật làm tranh tài hoa, vậy thì tại sao chúng ta không tận dụng bằng cách kết hợp thế mạnh của các dòng tranh ấy? Hai kỹ thuật này được chúng tôi kết hợp lại, tạo ra hiệu quả thật thú vị và bất ngờ. Mỗi bức tranh là một sự thú vị riêng, mỗi lần vẽ là một lần khám phá, khai thác chất liệu bằng cảm xúc và kỹ thuật khác nhau” - họa sĩ Lương Minh Hòa chia sẻ.
Tuy nhiên, theo ông Phạm Ngọc Long, chất liệu sơn mài cũng có hạn chế là màu khá “bệt”, gam màu thường trầm, tối. Để khắc phục điều này, các hoạ sĩ của nhóm thường sử dụng rất nhiều vàng, bạc để tranh tươi sáng, các hình khối nổi bật hơn. Đặc biệt, tranh có chiều sâu và đem lại hiệu ứng chuyển màu rất khác biệt khi có ánh sáng chiếu vào. Và đến công đoạn cuối cùng, hoàn thiện tranh, các họa sĩ cũng thường “toát” bằng tay trần trực tiếp.
“Sau nhiều năm nghiên cứu, thực hành, chúng tôi đã hoàn toàn làm chủ kỹ thuật sơn mài khắc. Đây là sáng tạo mới dựa trên kỹ thuật truyền thống mà vẫn giữ được tinh thần, hồn cốt của tranh dân gian. Sơn mài khắc không làm mất đi sự kết nối từ chất liệu cũ sang chất liệu mới, làm cho tranh dân gian thêm phong phú, lộng lẫy hơn” - ông Long cho biết.
Lan tỏa giá trị Việt
Theo nhiều chuyên gia, việc chuyển từ cách vẽ, in dập trên giấy dó sang chất liệu sơn mài khắc đã mở ra hướng đi mới trong việc bảo tồn và phát huy giá trị của tranh dân gian. Vẫn là những chủ đề, đề tài quen thuộc của tranh dân gian nhưng với kỹ thuật thể hiện mới, các nghệ sĩ đã “khoác áo mới” cho tranh dân gian. Tranh sơn khắc hiện đại, sang trọng, bền hơn và thích ứng cao với các kiểu không gian kiến trúc khác nhau mà không làm mất đi hồn cốt của truyền thống thẩm mỹ Việt.
Với phương pháp sơn khắc, các nghệ sĩ Latoa Indochine đã cho ra đời hàng chục mẫu tranh dân gian “vang bóng một thời”. Có những tác phẩm đồ sộ, công phu như bức phóng tác “Trúc Lâm đại sĩ xuất sơn đồ” dài gần 5 m, được vẽ theo lối trường quyển, gồm 82 nhân vật, mỗi nhân vật đều mang một thần thái, dáng vẻ khác nhau. Đó còn là những bức tranh dân gian đầy màu sắc như: Thần kê, tranh Ngũ hổ, tranh Vinh hoa, tranh Phú quý; tranh Danh nhân. Các họa sĩ đã đưa khán giả tới cuộc hành trình từ xưa đến nay, từ cũ đến mới, từ truyền thống đến hiện đại đầy cảm xúc và bất ngờ.
Theo GS.TS Trương Quốc Bình - Ủy viên Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia, tranh dân gian sơn mài khắc của Latoa Indochine là một sáng kiến rất quý, mà nếu không có niềm đam mê vốn cổ thì không thể thực hiện được.
“Đây là sự tiếp biến văn hóa hết sức đáng ghi nhận khi vừa phát huy được giá trị của nghệ thuật truyền thống sơn mài sơn khắc vừa phát huy được những tinh hoa của tranh dân gian truyền thống Việt Nam” - GS.TS Trương Quốc Bình nhận định.
Cũng đánh giá rất cao cách làm tranh mới mẻ của nhóm Latoa, nhà nghiên cứu, họa sĩ Phan Ngọc Khuê cho rằng, đây thực sự là một dự án bảo tồn và phát huy tranh dân gian có ý nghĩa.
“Bác Khuê là người dành cả cuộc đời cho bảo tồn tranh dân gian. Khi anh em tôi tìm ra cách làm tranh, bác đã có một lần dành cả ngày ở xưởng với chúng tôi. Lúc ăn cơm bác nói một câu mà anh em tôi nhớ mãi “Các bạn làm được điều này thì bây giờ tôi chết cũng được rồi” - ông Long hào hứng kể.
Sau sự kiện đánh dấu bước hoàn thiện về kỹ thuật bằng triển lãm mang tên “Con đường” cuối năm 2022, hơn một năm qua, Latoa Indochine đã đem tranh dân gian Việt Nam góp mặt tại hàng chục sự kiện nghệ thuật trong nước và quốc tế. Trong số đó có thể kể đến: Lễ hội thiết kế sáng tạo Hà Nội 2022, Festival Huế 2023; tham gia Ngày Việt Nam tại Nhật Bản, Ngày Việt Nam tại Pháp 2023 cùng nhiều triển lãm tại Hàn Quốc, Trung Quốc, Nam Phi, Thái Lan…
Theo ông Phạm Ngọc Long, điều rất mừng là không riêng gì tại Việt Nam mà tất cả những nơi Latoa Indochine đưa tranh dân gian Việt Nam tới, đều “đông kinh khủng”. Công chúng đón nhận những giá trị cổ truyền rất hào hứng, đặc biệt là giới trẻ - đó là điều làm anh em trong nhóm hết sức ngạc nhiên.
“Chúng tôi đặt tên nhóm là “Latoa” với ý nghĩa là lan tỏa, là làm sao để những giá trị văn hóa Việt đến được với nhiều đối tượng. Tranh sơn mài khắc của Latoa không chỉ đơn thuần là một tác phẩm nghệ thuật mà còn là cầu nối giữa quá khứ và hiện tại, giữa nghệ thuật truyền thống và nghệ thuật hiện đại. Mong muốn của chúng tôi là những tác phẩm tranh dân gian Việt sẽ lan tỏa mạnh mẽ và truyền cảm hứng cho tất cả những người yêu nghệ thuật, yêu nét đẹp văn hóa, nghệ thuật truyền thống đặc sắc của dân tộc Việt Nam” - ông Long khẳng định.
(CLO) Sau nỗ lực tìm kiếm suốt ngày đêm, đến sáng 23/11, lực lượng chức năng thị xã Hương Trà, Thừa Thiên Huế đã tìm thấy thi thể nạn nhân đầu tiên bị rơi xuống sông Hữu Trạch.
(CLO) Honda Thanks Day 2024 diễn ra từ ngày 30/11-1/12 trên phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm bao gồm không gian sắc hoa và triển lãm ảnh Hà Nội, khu vực trưng bày sản phẩm và công nghệ Honda, không gian làng nghề Thủ đô, các khu vực vui chơi cho trẻ em và gia đình…
(CLO) Các nhà lãnh đạo Trung Quốc tin rằng họ phải là một siêu cường công nghệ để "nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và ứng phó với các rủi ro bên ngoài".
(CLO) Hội nghị khí hậu 2024 của Liên hợp quốc (COP29) đã phải kéo dài sang thứ Bảy, sau khi các quốc gia đang phát triển từ chối lời đề nghị trị giá 250 tỷ USD từ các nước giàu để giúp họ giải quyết tình trạng nóng lên toàn cầu.
(CLO) Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới Quần thể danh thắng Tràng An vinh dự được trao giải “Impactful destination” - “Điểm đến có ảnh hưởng” 2024.
(CLO) Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa thành lập Hội đồng thẩm định quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh nối với Trung Quốc với tổng mức đầu tư 183.856 tỷ đồng.
(CLO) Để dự án xây dựng tuyến đường bộ mới Nam Định - Lạc Quần - Đường bộ ven biển hoàn thành theo đúng mục tiêu đề ra trước ngày 1/7/2025, Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định yêu cầu các đơn vị liên quan khẩn trương hoàn thành giải póng mặt bằng, cũng như nốt các phần còn tồn tại trong thời gian sớm nhất.
(CLO) Tối 22/11, tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức Lễ kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh Đắk Lắk (22/11/1904 - 22/11/2024). Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình tham dự và chia vui với nhân dân tỉnh Đắk Lắk.
(CLO) Tối 22/11, trong không khí chào mừng Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11) và kỷ niệm 10 năm Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, Liên hoan nghệ thuật dân gian truyền thống “Việt Nam - những sắc màu Di sản” chính thức khai mạc tại Nghệ An.
(CLO) Vào thứ Sáu (22/11), thẩm phán đã hoãn vô thời hạn vụ án gồm 34 tội danh hình sự của ông Donald Trump, vốn liên quan đến việc làm sai lệch hồ sơ kinh doanh và khoản “tiền bịt miệng” ở New York.
(CLO) Với chủ đề “Làm thế nào để những tác phẩm văn học nghệ thuật đến được với công chúng?”, buổi tọa đàm do Liên hiệp Các hội văn học nghệ thuật (VHNT) TP.HCM tổ chức đã thu hút sự tham gia của nhiều nhà nghiên cứu, cơ quan quản lý văn hóa và nghệ sĩ.
(CLO) Dự kiến tỉnh Hà Nam có 19 đơn vị hành chính cấp xã phải thực hiện sắp xếp giai đoạn 2023 - 2025. Sau sắp xếp sẽ dôi dư 143 cán bộ, công chức (cán bộ 92 người, công chức 51 người).
(CLO) Tối 22/11, trong không khí chào mừng Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11) và kỷ niệm 10 năm Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, Liên hoan nghệ thuật dân gian truyền thống “Việt Nam - những sắc màu Di sản” chính thức khai mạc tại Nghệ An.
(CLO) Với chủ đề “Làm thế nào để những tác phẩm văn học nghệ thuật đến được với công chúng?”, buổi tọa đàm do Liên hiệp Các hội văn học nghệ thuật (VHNT) TP.HCM tổ chức đã thu hút sự tham gia của nhiều nhà nghiên cứu, cơ quan quản lý văn hóa và nghệ sĩ.
(CLO) Hàng trăm tài liệu, cổ vật có niên đại cách ngày nay hơn 2.000 năm, phản ánh sự hình thành và phát triển của nền văn hóa Đông Sơn trên đất Vĩnh Phúc.
(CLO) Để tiếp tục nâng cao chất lượng, đưa Giải thưởng Sách Quốc gia xứng tầm với vị thế là một giải thưởng cấp quốc gia, đồng thời tạo sự lan tỏa mạnh mẽ đến gần hơn với bạn đọc, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Điều lệ và Quy Giải thưởng mới với nhiều điểm mới. Thông tin này được đưa ra tại buổi họp báo do Hội Xuất bản Việt Nam tổ chức sáng nay ngày 22/11 tại Hà Nội.
(CLO) Liên hoan nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ 3 tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau là nơi các nghệ nhân gặp gỡ, giao lưu nhằm bảo tồn, phát triển phong trào đờn ca tài tử tại mỗi địa phương.
(CLO) Liên hoan ca múa nhạc toàn quốc được tổ chức định kỳ 3 năm một lần đã khẳng định là một thương hiệu quốc gia trong các liên hoan về nghệ thuật ca múa nhạc ở Việt Nam.
(CLO) Ngày 21/11, tại Đà Nẵng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển công nghiệp văn hóa Việt Nam.
(CLO) Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM (Sở VH-TT) chỉ đạo các đơn vị phối hợp sắp xếp lại cơ sở vật chất để đảm bảo tổ chức các chương trình nghệ thuật, phục vụ chính trị và nhu cầu giải trí của người dân.