Khó khăn vây quanh, Nga vẫn trở thành nhà cung cấp dầu hàng đầu của Trung Quốc

Thứ ba, 21/06/2022 05:51 AM - 0 Trả lời

(CLO) Các nhà máy lọc dầu Trung Quốc hưởng lợi từ việc mua nguồn cung dầu của Nga được chiết khấu cao, thúc đẩy nhập khẩu lên 55%

Được biết trong tháng 5, Trung Quốc đã tăng nhập khẩu dầu thô của Nga lên đến 55% so với cùng kỳ năm ngoái (vượt qua cả Ả Rập Xê-út vốn dĩ là nhà cung cấp hàng đầu), do các nhà máy lọc dầu của nước này tận dụng nguồn cung giá rẻ trong bối cảnh Nga vẫn đang phải chịu lệnh trừng phạt từ phương Tây.

Hôm qua (20/6), theo số liệu từ Tổng cục Hải quan Trung Quốc công bố, nước này nhập khẩu dầu Nga đạt tổng cộng khoảng 8,42 triệu tấn (10,27 tỷ USD), bao gồm cả nguồn cung được bơm qua đường ống Đông Siberia Thái Bình Dương và các chuyến hàng vận chuyển bằng đường biển.

kho khan vay quanh nga van tro thanh nha cung cap dau hang dau cua trung quoc hinh 1

Trung Quốc đang nhập khẩu dầu Nga ở mức kỷ lục, thông qua các chuyến hàng vận chuyển bằng đường biển và đường ống Đông Siberia Thái Bình Dương. Ảnh: China Stringer Network/Reuters.

Ước tính, các lô hàng đều đạt gần 2 triệu thùng/ngày (bpd), tăng 1/4 so với 1,59 triệu thùng/ngày vào tháng 4.

Các công ty Trung Quốc tăng mạnh lượt mua dầu Nga bao gồm: tập đoàn lọc dầu khổng lồ nhà nước Sinopec và Zhenhua Oil, họ bị thu hút bởi lời mời chào mua dầu với giá chiết khấu sâu sau khi các nhà kinh doanh dầu mỏ phương Tây rút lui do lo ngại các lệnh trừng phạt.

Nhờ các hoạt động bán dầu (ước tính lợi nhuận 30%) đã giúp Nga giữ cho kho bạc nhà nước ổn định bất chấp các lệnh trừng phạt từ phương Tây nhằm làm tê liệt nền kinh tế của đất nước. Trong tháng 5 vừa qua, Điện Kremlin đã kiếm được khoảng 20 tỷ USD (16,6 tỷ bảng Anh) từ xuất khẩu dầu.

Trong khi đó, giá dầu tăng mạnh cũng đóng một vai trò quan trọng giúp nước này tăng nguồn thu từ năng lượng, với giá đã tăng hơn 60% trong năm ngoái, với giao dịch dầu thô chuẩn trên toàn thế giới ở mức khoảng 112 USD/thùng vào thứ Hai (20/6).

Các thương vụ mua bán năng lượng của Trung Quốc với Nga cũng là một phần trong lập trường thận trọng của Bắc Kinh trong cuộc khủng hoảng Ukraine, trong đó chủ tịch Tập Cận Bình đã thể hiện sự ủng hộ mạnh mẽ với “người bạn thân” Nga.

Hiện tại, Nga là nhà xuất khẩu dầu chính của Trung Quốc, tiếp theo là Saudi Arabia chiếm vị trí là nhà cung cấp lớn thứ hai, với khối lượng tháng 5 tăng 9% so với cùng kỳ năm ngoái ở mức 7,82 triệu tấn (1,84 triệu thùng/ ngày). Con số này đã giảm so với 2,17 triệu bpd của tháng 4. Bằng mọi nỗ lực của mình, Nga giành lại vị trí dẫn đầu sau 19 tháng

Hôm qua (20/6), dữ liệu hải quan công bố cũng cho thấy Trung Quốc đã nhập khẩu 260.000 tấn dầu thô của Iran vào tháng trước, lô hàng thứ ba của nước này kể từ tháng 12 năm ngoái..

Bất chấp các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Iran, Trung Quốc vẫn tiếp tục lấy dầu của Iran, thường được chuyển giao là nguồn cung cấp từ các nước khác. Đây là mức nhập khẩu gần tương đương với 7% tổng lượng dầu thô nhập khẩu của Trung Quốc. Nhập khẩu dầu thô tổng thể của Trung Quốc đã tăng gần 12% trong tháng 5 từ mức cơ bản thấp một năm trước đó lên 10,8 triệu thùng/ngày, so với mức trung bình năm 2021 là 10,3 triệu thùng/ngày.

Bên cạnh đó, vẫn còn tồn tại những điểm nổi bật khác về thương mại hàng hóa giữa Trung Quốc và Nga trong tháng 5.

Giống như dầu, một số mặt hàng xuất khẩu chủ chốt của Nga cũng được Trung Quốc tăng mua: như Than luyện cốc cho ngành luyện thép (tăng trong tháng thứ tư lên 1,71 triệu tấn, tăng 70% so với mức năm ngoái), đồng tinh chế (tăng 15% lên 31.267 tấn), palađi (tăng 19% lên 769 kg).

Tuy nhiên, một số mặt hàng cũng ghi nhận mức giảm từ thấp vừa đến thấp kỉ lục: than đá (giảm 5,2% so với cùng kỳ xuống 4,73 triệu tấn), niken tinh chế (giảm gần 90% xuống 300 tấn - mức thấp kỷ lục), nhôm (giảm 21% xuống 32.713 tấn), lúa mì (giảm 87% xuống 1.883 tấn).

Lê Na (Theo TheGuardian, Bloomberg)

Bình Luận

Tin khác

Bộ Công Thương có chỉ đạo khẩn yêu cầu thực hiện nghiêm quy định hóa đơn điện tử khi bán xăng

Bộ Công Thương có chỉ đạo khẩn yêu cầu thực hiện nghiêm quy định hóa đơn điện tử khi bán xăng

(CLO) Bộ trưởng Bộ Công Thương vừa có công điện hỏa tốc, yêu cầu lực lượng quản lý thị trường cả nước thực hiện nghiêm quy định về hóa đơn điện tử đối với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu.

Thị trường - Doanh nghiệp
TP HCM: Nâng cao chất lượng hoạt động của cảng hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất để phát triển du lịch

TP HCM: Nâng cao chất lượng hoạt động của cảng hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất để phát triển du lịch

(CLO) Văn phòng UBND TPHCM vừa có thông báo kết luận của Chủ tịch UBND TP HCM Phan Văn Mãi về các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tại cảng hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất nhằm phát triển ngành du lịch của thành phố.

Thị trường - Doanh nghiệp
Vietnam Airlines cung ứng hơn nửa triệu ghế dịp 30/4-1/5

Vietnam Airlines cung ứng hơn nửa triệu ghế dịp 30/4-1/5

(CLO) Nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch dịp nghỉ lễ 30/4, Vietnam Airlines sẽ cung ứng gần 560.000 ghế, tương ứng hơn 2.800 chuyến bay trên toàn mạng nội địa và quốc tế trong giai đoạn từ ngày 26/4 đến 2/5.

Thị trường - Doanh nghiệp
Thừa Thiên Huế: Yêu cầu các cửa hàng xăng dầu phải xuất hóa đơn điện tử sau mỗi lần bán

Thừa Thiên Huế: Yêu cầu các cửa hàng xăng dầu phải xuất hóa đơn điện tử sau mỗi lần bán

(CLO) Thừa Thiên Huế, sẽ tạm dừng hoạt động kinh doanh và thu hồi giấy phép, đối với các cửa hàng bán lẻ xăng dầu, doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đến hết ngày 31/3/2024 mà không chịu xuất hóa đơn điện tử sau mỗi lần bán.

Thị trường - Doanh nghiệp
Giá xăng tăng lên 24.810 đồng/lít từ 15h chiều nay

Giá xăng tăng lên 24.810 đồng/lít từ 15h chiều nay

(CLO) Từ 15h ngày 28/3, giá xăng E5 RON 92 được điều chỉnh tăng 410 đồng, còn xăng RON 95 tăng 530 đồng/lít.

Thị trường - Doanh nghiệp