(CLO) Ngày 10/6, tại Hà Nội, Khoa Báo chí- Học viện Báo chí & Tuyên truyền đã long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 55 năm ngày thành lập. Đây đã thực sự là ngày hội lớn, là dịp kết nối các thế hệ thầy- trò, ôn lại truyền thống lịch sử quý báu và cùng chung tay xây dựng phát triển Khoa Báo chí ngày càng lớn mạnh, có uy tín trong và ngoài nước trong lĩnh vực đào tạo báo chí và truyền thông. Dự buổi lễ có TS. Trương Minh Tuấn- Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Thông tin & Truyền thông; đồng chí Nguyễn Đức Lợi- Uỷ viên TƯ Đảng, Tổng Giám đốc Thông tấn xã Việt Nam; Ban Giám đốc Học viện Báo chí & Tuyên truyền; đại diện lãnh đạo các Bộ, Ban, ngành, lãnh đạo các cơ quan Báo chí Trung ương, địa phương và hàng nghìn thế hệ sinh viên Khoa Báo chí qua các thời kỳ.
[caption id="attachment_167917" align="aligncenter" width="550"]
TS. Trương Minh Tuấn- Uỷ viên TƯ Đảng, Bộ trưởng Bộ Thông tin & Truyền thông phát biểu tại buổi lễ.[/caption] Khoa Báo chí được thành lập vào ngày 16/1/1962, cùng với sự ra đời của Trường Đại học Tuyên giáo, tiền thân của Học viện Báo chí & Tuyên truyền hiện nay. Khoa Báo chí có chức năng, nhiệm vụ đào tạo đội ngũ cán bộ báo chí- truyền thông cho hệ thống chính trị Việt Nam và bạn bè quốc tế ở các cấp bậc học từ bồi dưỡng và đào tạo ngắn hạn, đại học, thạc sĩ đến tiến sĩ; đồng thời nghiên cứu học thuật, phát triển hệ thống lý luận về báo chí – truyền thông đáp ứng nhu cầu phát triển. Phát biểu khai mạc buổi lễ, PGS.TS Nguyễn Văn Dững- Trưởng Khoa Báo chí đã báo cáo kết quả đạt được của Khoa trong 55 năm qua, đồng thời nêu lên những cơ hội, thách thức của báo chí nói chung và của Khoa Báo chí nói riêng trước thời kì công nghệ số. Trong 55 năm xây dựng và trưởng thành, Khoa Báo chí đã đào tạo cho đất nước và bạn bè quốc tế được hơn 13.000 nhà báo. Trong đội ngũ nhà báo tốt nghiệp tại Khoa Báo chí nhiều người đã và đang giữ trọng trách cao trong hệ thống chính trị của cả nước và ở các nước bạn anh em. Nhiều nhà báo, nhà khoa học trưởng thành từ Khoa Báo chí có uy tín, làm nòng cốt trong giới học thuật về báo chí- truyền thông cũng như đoạt nhiều giải thưởng cao quý về nghiên cứu khoa học, báo chí, văn học- nghệ thuật cấp quốc gia, quốc tế. [caption id="attachment_167916" align="aligncenter" width="960"]
Các thế hệ thầy - trò với nghề báo. Ảnh- BTC.[/caption] 55 năm phát triển, Khoa Báo chí liên tục đổi mới chương trình đào tạo, tăng cường nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế sâu, rộng nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển trong quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, đặc biệt là trong thời đại kỹ thuật và công nghệ truyền thông số hóa hiện nay. Với đội ngũ cán bộ, giảng viên, công tác viên có học hàm, học vị và chuyên môn cao về báo chí- truyền thông, Khoa Báo chí tự tin xây dựng và phát triển thương hiệu là một cơ sở đào tạo báo chí - truyền thông uy tín, chất lượng đầu tàu trong nước và tích cực hội nhập quốc tế. “
Bản lĩnh - Phong cách - Sáng tạo”, Khoa Báo chí luôn bám sát mục tiêu “
Lấy người học làm trung tâm, đào tạo theo nhu cầu xã hội” với mong muốn bảo đảm sau khi tốt nghiệp, các phóng viên trẻ có thể tìm được việc làm và sống được bằng nghề đã được đào tạo. Phát biểu tại Lễ kỷ niệm, Bộ trưởng Bộ Thông tin & Truyền thông Trương Minh Tuấn đánh giá cao những thành tích mà thầy và trò Khoa Báo chí đã đạt được trong suốt 55 năm qua, đặc biệt các thế hệ nhà báo trưởng thành từ Khoa Báo chí đã có những đóng góp đặc biệt trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. [caption id="attachment_167915" align="aligncenter" width="960"]
Bộ trưởng Bộ Thông tin & Truyền thông Trương Minh Tuấn chụp ảnh lưu niệm với các thế hệ học trò Khoa Báo chí. Ảnh- BTC.[/caption] Bộ trưởng Trương Minh Tuấn cho rằng: Cho tới nay Khoa Báo chí đã đào tạo được đội ngũ báo chí hùng hậu và đội ngũ báo chí cách mạng Việt Nam có những đóng góp xứng đáng trong cuộc kháng chiến cứu quốc, trong lao động sản xuấ,t nhiều nhà báo đã đưa ra nhiều ý tưởng hay mở đường cho sự phát triển kinh tế xã hội. Nói như vậy để thấy rằng vai trò to lớn của báo chí. Một tờ báo có thể lật đổ một chính phủ nhưng một tờ báo cũng có thể kiến tạo nên một chính phủ. Đảng và Nhà nước luôn luôn quan tâm đến đội ngũ những người làm báo, đặc biệt là Học viện Báo chí & Tuyên truyền đã đài tạo ra lớp lớp những bậc thầy và những người làm báo chí trong tương lai như hiện nay”. Bên cạnh đó, Bộ trưởng Trương Minh Tuấn nhấn mạnh: Báo chí trong thời đại mới, gắn bó rất chặt với truyền thông số, nhất là trong cuộc cách mạng 4.0 này. Hiện nay, có hơn 18.000 nhà báo đã được Bộ Thông tin & Truyền thông cấp thẻ. Dân số Việt Nam 92 triệu người thì có tới 48 triệu người dùng Facebook, mạng xã hội- đó cũng chính là những người làm báo. “Trong nền báo chí công dân, gần như người nào sử dụng mạng xã hội cũng trở thành người làm báo. Mỗi tài khoản Facebook trở thành một “tòa soạn” và mỗi người dùng Facebook đều trở thành một nhà báo công dân, tự do bình luận, viết và nói. Do vậy, báo chí chính thống đang đứng trước những thách thức không nhỏ và phải làm thế nào để định hướng đúng cho xã hội?”- Bộ trưởng Trương Minh Tuấn chia sẻ. Đặc biệt, Bộ trưởng Trương Minh Tuấn đã gửi lời nhắn nhủ đến toàn thể các thế hệ làm báo hôm nay phải gắn kết, tạo dựng một nền Báo chí Việt Nam hiện đại, tiên tiến nhưng vẫn đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc. Cũng nhân dịp này, Khoa Báo chí còn tổ chức một chuỗi các hoạt động ý nghĩa khác như: Triển lãm ảnh “
Thầy- Trò và khoảnh khắc cuộc sống”. Trong đó, tập hợp các tác phẩm ảnh báo chí của các cựu sinh viên và sinh viên Khoa Báo chí, được chia thành 3 nhóm ảnh: Ảnh Nội chính- Ngoại giao; ảnh Chiến sĩ QĐND Việt Nam; ảnh cuộc sống thường ngày. Bên cạnh đó, còn tổ chức lễ ra mắt 2 cuốn sách “Trưởng thành từ Khoa Báo chí” và “Báo chí- Truyền thông: Những điểm nhìn từ thực tiễn” (tập 3). Đặc biệt là Buổi giao lưu “
Các thế hệ thầy - trò với nghề báo”- đây thực sự là dịp để các thế hệ thầy trò ngồi lại bên nhau chia sẻ những chặng đường mình đã đi qua và những kế hoạch sắp tới, là những câu chuyện truyền “lửa nghề”, là những trăn trở và các dự định sắp tới để cùng nhau tiếp tục xây dựng một nền Báo chí
Việt Nam phát triển.
Ngọc Lành