(NB&CL) Đó là nhìn nhận của Tổng Bí thư Trường Chinh khi tới thăm ngôi trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng tháng 6/1949. Chỉ tổ chức được duy nhất một khóa học ngắn hạn trong vòng 3 tháng, lại trong hoàn cảnh kháng chiến, nhưng trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng đã là nơi đào tạo nên những “hạt giống đỏ” đầu tiên của nền báo chí cách mạng nước nhà.
Từ chủ trương của Trung ương và chỉ đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Những đóng góp to lớn của báo chí trước và trong Tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945 đã ngày càng chứng minh vai trò của báo chí trong sự nghiệp cách mạng. Vì lẽ đó, năm 1948, khi tình hình cách mạng nước nhà có những bước chuyển quan trọng, thực dân Pháp quay trở lại xâm lược nước ta, các cơ quan Trung ương phải chuyển lên căn cứ địa Việt Bắc, Ban Thường vụ Trung ương Đảng đưa ra chủ trương mở một trường đào tạo cán bộ báo chí cách mạng “nhằm đáp ứng phần nào nhu cầu tuyên truyền báo chí trong giai đoạn chuẩn bị tổng phản công và tổng phản công thắng lợi”.
Ngay sau đó, cụ thể hoá chủ trương ấy, theo chỉ đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Tổng bộ Việt Minh và Đoàn Báo chí Kháng chiến đã xúc tiến việc thành lập Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng.
Điều đặc biệt và cũng là vinh dự rất lớn cho Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng là tên trường được Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt theo tên cụ Huỳnh Thúc Kháng - người Bác đã từng khẳng định trong thư gửi đồng bào cả nước ngày 29/4/1947 là “học hành rất rộng, chí khí rất bền, đạo đức rất cao… Cụ Huỳnh là người giàu sang không làm xiêu lòng, nghèo khó không làm nản chí, oai vũ không làm sờn gan. Cả đời cụ Huỳnh không cần danh vị, không cần lợi lộc, không thèm làm giàu. Cả đời cụ Huỳnh chỉ phấn đấu cho dân được tự do, nước được độc lập…”.
Với ai hiểu rõ về cuộc đời cụ Huỳnh - người từng đỗ đạt cao nhưng không chịu làm quan cho Pháp, làm chủ bút báo Tiếng Dân nhưng từng khảng khái trước đội ngũ kiểm duyệt thực dân: “Hoặc là cho đăng nguyên văn, hoặc là bỏ, một chữ cũng không sửa”…, người luôn kiên định xác định: “Nếu không có quyền nói tất cả những điều mình muốn nói thì ít ra cũng giữ cái quyền không nói những điều người ta ép buộc nói” - mới có thể thấu hiểu hết ý nghĩa của cái gọi là “chí khí rất bền, đạo đức rất cao”… mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh.
Học viên Trường Dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng. Nguồn: Bảo tàng Báo chí Việt Nam.
“Trường đẹp lắm! Nhà làm rất to, cao ráo, xếp thành chữ U ôm lấy một khoảng sân rộng. Nhà bếp, nhà ăn, nhà ngủ, phòng Giám đốc, giảng đường… đủ cả. Thích nhất cái giảng đường. Cũng rộng, cũng thoáng, sáng sủa và bàn ghế xếp cao dần thành bục giảng. Y như một giảng đường giữa Hà Nội thời nào!”.
(Nông Viết Liêm - học viên của trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng)
Cũng liên quan tới tên gọi của nhà trường, trong diễn văn ngày khai giảng 4/4/1949 được Báo Cứu Quốc đăng trên số đặc biệt ra ngày 12/9/1949, đồng chí Hoàng Quốc Việt cũng đã lý giải thêm, rằng: “Mang tên cụ Huỳnh Thúc Kháng là để nhớ ơn và noi gương cụ lão thành ái quốc và đồng thời cũng là một nhà viết báo lâu năm, có danh tiếng, nêu một tấm gương cho các học viên một đức tính học hỏi cần mẫn, một óc tổ chức tiến bộ, một chí khảng khái, bất khuất, là những đức tính căn bản cho một ký giả”.
“Giảng đường” báo chí đặc biệt tại chiến khu
Ngoài tên trường, Ban giám đốc trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng cũng được chỉ định gồm 5 người, trong đó đồng chí Đỗ Đức Dục - Phó Bí thư Tổng bộ Việt Minh làm Giám đốc, nhà báo Xuân Thủy làm Phó Giám đốc và ủy viên là các nhà báo: Như Phong, Đồ Phồn, Tú Mỡ.
Ban Giám hiệu Trường Dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng. Ảnh: T.L
“Chúng tôi rất cảm động được thấy các bạn chuyên cần, chăm chỉ học tập, mặc dầu nóng nực, mặc dầu thiếu thốn, các bạn vẫn thường làm việc quá giờ. Cảm động hơn nữa là tôi được thấy các giảng viên gồm đủ các lớp người. Ngoài một số các nhà làm báo chuyên môn, còn có các vị Bộ trưởng, các cán bộ quân sự, cán bộ chính trị đã lần lượt đến để trình bày cùng các bạn mọi vấn đề. Điều đó chứng tỏ rằng sự hoạt động của mỗi người trong chúng ta đều nhắm vào một mục đích chung, đều theo một lý tưởng duy nhất “Phụng sự quốc gia”.
(Nhấn mạnh của ông Hoàng Quốc Việt trong bài viết trên Báo Cứu Quốc với tựa đề “Ban Thường vụ Tổng bộ Việt Minh kính gửi Ban Giám đốc và các anh chị em cán bộ viết báo lớp Huỳnh Thúc Kháng”)
Ngoài Ban Giám đốc là những nhà báo cách mạng nức tiếng, điểm đặc biệt ấn tượng nữa về khoá học đầu tiên của Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng là việc tham gia giảng dạy đều là những đồng chí lãnh đạo giàu kinh nghiệm chính trị, phong phú về lý luận và thực tiễn, như đồng chí: Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp, Hoàng Quốc Việt, Lê Quang Đạo… cùng nhiều nhà hoạt động văn hóa, văn nghệ có tên tuổi, như: Tố Hữu, Trần Huy Liệu, Nguyễn Đình Thi, Nguyễn Huy Tưởng, Xuân Diệu, Nam Cao, Thế Lữ, Nguyễn Tuân...
Một điểm rất đặc biệt nữa mà ít người biết đó là cơ sở vật chất, việc lo ăn ở của thầy và trò trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng đều do Báo Cứu Quốc đảm đương. Từ sự chuẩn bị chu đáo ấy, một ngôi trường dạy làm báo bằng tranh tre nứa lá đã được dựng lên giữa vùng chiến khu Việt Bắc, nằm bí mật, tách biệt tại xóm Bờ Rạ (nay thuộc xã Tân Thái), huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. Và ngày 4/4/1949, lễ khai giảng khóa học đầu tiên của trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng đã được tổ chức, “giảng đường” báo chí cách mạng đầu tiên đã được mở ra ngay tại “Thủ đô gió ngàn”, lãnh trách nhiệm đào tạo những “hạt giống đỏ” của báo chí cách mạng.
Số báo đặc biệt về Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng của Báo Cứu quốc.
Báo Cứu Quốc có lẽ cũng là tờ báo “truyền thông” đầy đủ nhất về ngôi trường dạy làm báo đặc biệt này. Minh chứng là việc trên số Báo Cứu Quốc 1344 xuất bản ngày 12/9/1949, ngay chân trang trên và dưới của tờ báo đều có dòng chữ in đậm: “Báo Cứu Quốc trung ương số đặc biệt về lớp đào tạo cán bộ viết báo Huỳnh Thúc Kháng”. Cũng trên số báo 1344, có đến 4 trang chuyên đề về Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng, trong đó đáng chú ý nhất là Thư của Hồ Chủ Tịch gửi lớp học viết báo Huỳnh Thúc Kháng được đăng trang trọng ngay trên trang nhất.
“Chiến đấu với quân thù bằng ngòi bút và hướng dẫn dư luận quốc dân”
Trong cuốn sổ ghi cảm tưởng trong lần tới thăm lớp học Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng, tại trang bút tích đề ngày 22/6/1949, Tổng Bí thư Trường Chinh viết: “Khóa thứ nhất Trường Huỳnh Thúc Kháng này là một thí nghiệm hay. Tôi tin rằng sau khi rút tỉa kinh nghiệm của khóa này, Tổng bộ Việt Minh sẽ thành công hơn trong việc đào tạo cán bộ chiến đấu với quân thù bằng ngòi bút và hướng dẫn dư luận quốc dân”.
Trước đó, trong bức thư đề ngày 9/6/1949 gửi cho các học viên lớp học này, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã nhấn mạnh tới kỳ vọng đặt gửi tới khoá đầu tiên của Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng, đó là: “…Lớp này là lớp học viết báo đầu tiên, tôi mong các chú và các cô, thi đua nhau học và hành cho xứng đáng là những người tiên phong trên mặt trận báo chí. Báo chí cũng phải thực hiện khẩu hiệu: Tất cả để chiến thắng!”.
Bút tích của đồng chí Trường Chinh về Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng.
Cũng bởi kỳ vọng lớn lao ấy mà trong bức thư thứ hai gửi tới lớp dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng, đề ngày 6/7/1949, cùng với việc biểu dương, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã không quên nhắc nhở các học viên về 4 điểm chính về nhiệm vụ, tôn chỉ, mục đích, đối tượng của mỗi tờ báo, mục tiêu của báo chí và nhấn mạnh: “Muốn viết báo thì cần: “1 - Gần gũi quần chúng, cứ ngồi trong phòng giấy mà viết thì không thể viết thiết thực. 2 - Ít nhất cũng phải biết một thứ tiếng nước ngoài, để xem báo nước ngoài và học kinh nghiệm của người. 3 - Khi viết xong một bài báo, tự mình phải xem lại ba, bốn lần, sửa chữa lại cẩn thận. Tốt hơn là đưa nhờ một vài người ít văn hóa xem và hỏi họ những câu nào, chữ nào họ không hiểu thì sửa lại cho dễ hiểu. 4 - Luôn cố gắng học hỏi, luôn cầu tiến bộ…”
Được đào tạo kỹ lưỡng bởi đội ngũ tham gia giảng dạy đều là những nhà lãnh đạo giàu kinh nghiệm chính trị, phong phú về lý luận và thực tiễn, nhiều nhà hoạt động văn hóa, văn nghệ có tên tuổi; được lĩnh hội một chương trình đào tạo gồm cả lý thuyết, chuyên môn và thực hành rất phong phú, với cách học tập và truyền đạt sâu, kỹ và nghiêm túc; trên hết là sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Chủ tịch Hồ Chí Minh, các đồng chí lãnh đạo cấp cao của Đảng… dù chỉ kịp tổ chức được duy nhất một khóa học ngắn hạn nhưng có thể khẳng định Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng đã đào tạo nên được những “hạt giống đỏ” đầu tiên cho nền báo chí cách mạng nước nhà.
Nhà báo Xuân Thủy - Chủ nhiệm, Chủ bút Báo Cứu Quốc, người đã tổ chức thành công Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng trong bài viết tổng kết khoá học đầu tiên của trường cũng đã viết: “Sau ba tháng giảng dạy, ba tháng học tập, một hòm thư kín trưng cầu ý kiến các học viên đã được đặt ra, 42 lá thư không ký tên đã đến với hòm thư ấy. Nhiều cuộc họp giữa Ban Giám đốc và các học viên đã mở. Sau đây là những nhận xét chung của các học viên đã được đúc rút lại.
Về chương trình học, lý thuyết, chuyên môn và thực hành là ba phần của chương trình. Về lý thuyết, báo chí là gì? Lịch sử báo chí thế giới và nước ta ra sao? Người viết báo phải có những điều kiện cần thiết thế nào về kiến thức phổ thông về lập trường chính trị. Về chuyên môn, các loại văn phóng sự, điều tra, phỏng vấn, xã luận, hài hước, châm biếm, biên dịch, cách soạn tin, rồi đến thơ ca, nhạc, kịch, họa, tiểu thuyết, tùy bút… Cách trình bày một tờ báo cho đến cả cách tổ chức tòa soạn, nhà in, trị sự, những kinh nghiệm nhà nghề đều được nêu ra.
Về thực hành, thì viết các loại phóng sự, điều tra, phỏng vấn. Tại lớp học có máy in, có phòng phát tin tức hàng ngày. Nhiều tòa soạn được tổ chức, nhiều tờ báo ra đời, các học viên thi nhau, nội dung hay, hình thức đẹp, đưa bài đến nhà in sớm, sửa chữa, không sai lầm trước khi báo lên khuôn. Chương trình có thể gọi là đầy đủ. Với chương trình ấy, thời gian học tập phải hàng năm, thế mà lại trong vòng ba tháng. “Cán bộ quyết định hết thảy” – không bao giờ câu châm ngôn đó bật lên với đầy đủ sự thật bằng lúc này.
Cũng như các ngành khác, báo chí, một vũ khí sắc bén để đập mạnh quân địch cũng như một lợi khí cần thiết xây dựng quốc gia, cũng đòi hỏi những cán bộ mới có năng lực, có tinh thần và có một kỹ thuật khá chu đáo. Lớp làm báo Huỳnh Thúc Kháng được mở ra với mục đích ấy. Trong lúc ban đầu tuy phạm vi của nó còn bé nhỏ, song trên lịch sử báo chí của nước nhà, nó đã là một lớp đầu tiên để đào tạo cán bộ cầm bút”.
Nhà báo Đỗ Đức Dục - Giám đốc đầu tiên của Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng. Ảnh: Tư liệu
Nhà báo Đỗ Đức Dục – Giám đốc Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng trong buổi lễ bế mạc lớp học đã tuyên bố: “Buổi lễ bế mạc này cũng là buổi xuất phát cho trung đội 42 chiến sĩ xông ra mặt trận đọ bút với quân thù!”.
Thực tế đã đúng như lời vị Giám đốc nhà trường, những ngày tháng sau đó, 42 học viên của trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng đã tỏa về muôn nẻo, có mặt ở những chiến trường ác liệt nhất, những mặt trận nóng bỏng và phức tạp nhất, phản ánh chấn thực, kịp thời cuộc sống chiến đấu, xây dựng, bảo vệ Tổ quốc của đồng bào ta, góp phần to lớn làm nên những trang sử vẻ vang của báo chí cách mạng Việt Nam.
(CLO) Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đồng ý giao UBND tỉnh Hòa Bình làm cơ quan chủ quản để quản lý, đầu tư xây dựng đoạn tuyến cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu (Km 0 - Km 19) với quy mô giai đoạn hoàn thiện theo tiêu chuẩn đường cao tốc 4 làn xe.
(CLO) Ngày 1/4, thông tin từ Công an xã Thanh Hòa (huyện Như Xuân, Thanh Hóa) cho biết, đang phối hợp Trại giam Thanh Lâm truy tìm phạm nhân Dương Hữu Duy trốn khỏi trại giam Thanh Lâm.
(CLO) Trước tình hình trật tự an toàn giao thông (TTATGT) diễn biến phức tạp trong những tháng đầu năm 2025, Công an tỉnh Quảng Bình đã triển khai đợt cao điểm nhằm kiểm soát, ngăn chặn tai nạn giao thông (TNGT) trên địa bàn. Đợt cao điểm bắt đầu từ ngày 1/4/2025, hướng tới mục tiêu giảm thiểu tai nạn trên cả ba tiêu chí và đảm bảo an toàn cho người dân.
(CLO) Chiều 1/4, Tỉnh ủy Lạng Sơn đã tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về việc sáp nhập Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Lạng Sơn vào Báo Lạng Sơn, tạo thành Báo và Đài Phát thanh Truyền hình Lạng Sơn. Đồng thời, hội nghị cũng công bố các quyết định về công tác cán bộ của Ban Thường vụ Tỉnh ủy.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn, ngày 2/4, khu vực Nam Bộ tiếp tục có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa vừa, mưa to (mưa tập trung vào chiều tối và tối). Mưa lớn cục bộ ở TP HCM và Nam Bộ còn cảnh báo có thể gây ngập úng tại các vùng trũng, thấp.
(CLO) Ngày 1/4, trong chuyến công tác tại tỉnh Khánh Hòa, Phó Thủ tướng Mai Văn Chính đã đi thăm, kiểm tra các công trình trọng điểm của 3 chương trình mục tiêu quốc gia tại huyện Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hòa.
(CLO) Liên quan đến xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, nhất là các văn bản phục vụ việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy, sắp xếp đơn vị hành chính, tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long nhấn mạnh, công việc trước mắt rất lớn. Văn phòng Chính phủ cần xây dựng văn bản trình Thủ tướng để giao việc cụ thể cho các bộ, ngành với thời hạn cụ thể vì "không còn thời gian để lùi".
(CLO) Thông tin từ Cục Cảnh sát giao thông chiều 1/4 cho biết, qua 3 tháng thực hiện nghị định 168 đã phát hiện, xử lý 728.818 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông; Trong đó có 149.931 trường hợp vi phạm nồng độ cồn; 168.598 trường hợp vi phạm tốc độ.
(CLO) Chiều nay 1/4, giá vàng có xu hướng giảm nhẹ nhưng vẫn neo ở mức cao, với mức bán ra cao nhất lên đến 102,3 triệu đồng/lượng. Trước cơn sốt giá vàng, nhiều người dân sẵn sàng gác lại công việc để đi mua vàng tích trữ.
(CLO) Từ 1/4, Cục Thống kê tiến hành điều tra doanh nghiệp năm 2025 trên phạm vi cả nước theo phương thức trực tuyến. Dự kiến thời gian điều tra kéo dài tới cuối tháng 7.
(CLO) UBND tỉnh Ninh Bình vừa ban hành Kế hoạch số 70/KH-UBND, chính thức khởi động công tác chuẩn bị cho Tuần Du lịch Ninh Bình năm 2025 với chủ đề “Sắc vàng Tam Cốc - Tràng An”.
(CLO) Sở Y tế tỉnh Gia Lai vừa có văn bản yêu cầu Trung tâm y tế huyện Chư Sê phối hợp với cơ quan Công an điều tra vụ việc người nhà bệnh nhân tấn công bác sĩ ngay tại phòng bệnh.
(CLO) Chiều 1/4, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thay mặt Lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam và Phu nhân Nguyễn Thị Thanh Nga cùng Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam rời Hà Nội, lên đường tham dự Đại hội đồng lần thứ 150 của Liên minh Nghị viện thế giới (IPU-150), thăm chính thức Cộng hòa Uzbekistan và Cộng hòa Armenia.
(CLO) Chính phủ của tân Thủ tướng Canada Mark Carney đã có động thái đáp trả mạnh mẽ đối với chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Không chỉ gây ra khó khăn cho Mỹ, mà động thái còn cho thấy Canada sẽ không khuất phục trước sức ép của ông Trump.
(CLO) Bộ Xây dựng vừa có văn bản trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Đồng Nai liên quan đến đầu tư phát triển hạ tầng vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, khắc phục tình trạng tai nạn giao thông, kẹt xe thường xuyên xảy ra.
(NB&CL) Năm 2025 là năm đánh dấu bước tiến mới với Kết luận số 126-KL/TW và 127-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về việc tiếp tục sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy. Đặc biệt, chủ trương sáp nhập tỉnh, xã và bỏ cấp huyện thể hiện tư duy đột phá trong cải cách hành chính.
(NB&CL) Chính sách thị thực linh hoạt là một công cụ quan trọng để tăng sức hấp dẫn của điểm đến, giúp Việt Nam cạnh tranh tốt hơn với các nước trong khu vực. Và giờ đây, sau rất nhiều mong ngóng, du lịch Việt đang đứng trước thời cơ vàng để có thể bứt phá khi Việt Nam miễn thị thực cho công dân 16 nước từ ngày 1/3/2025 đến 31/12/2025 trong khuôn khổ Chương trình kích cầu phát triển du lịch.
(NB&CL) Bộ Tài chính đang xây dựng dự thảo sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân (TNCN), dự kiến trình Quốc hội vào tháng 10 năm nay và thông qua vào tháng 5/2026. Đây là một trong những bước đi quan trọng trong lộ trình cải cách thuế, hướng đến mục tiêu vừa đảm bảo nguồn thu ngân sách, vừa giảm gánh nặng tài chính cho người dân và doanh nghiệp.
(NB&CL) Báo chí Cách mạng tròn 100 năm tuổi cũng là lúc đất nước chuyển động mạnh mẽ vào một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Trong bối cảnh ấy, như Tổng Bí thư Tô Lâm từng nhấn mạnh: “Kỷ nguyên mới đặt ra yêu cầu nhiệm vụ mới, cao hơn đối với Báo chí Cách mạng, đòi hỏi báo chí cũng phải phát triển tương xứng, vươn mình cùng dân tộc, xứng tầm nền báo chí chuyên nghiệp, nhân văn, hiện đại”. Trong những yêu cầu, nhiệm vụ mới ấy, chắc chắn không thể thiếu trọng trách bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trên không gian mạng.
(NB&CL) Thời gian qua, hàng loạt vụ việc liên quan đến người nổi tiếng, KOL quảng cáo sản phẩm sai sự thật đã gây bức xúc trong dư luận. Tình trạng này không mới và vẫn tiếp tục tái diễn, đặt ra nhiều câu hỏi về tính hiệu quả của chế tài xử lý. Phóng viên đã trao đổi với luật sư Bùi Đình Ứng (Đoàn Luật sư TP. Hà Nội) để làm rõ hơn vấn đề này.
(NB&CL) Được cho là nhân tố then chốt đóng góp vào mục tiêu tăng trưởng 8% năm 2025, để khu vực kinh tế tư nhân thực sự “cất cánh”, theo các chuyên gia, cần có sự hỗ trợ mạnh mẽ từ chính sách, môi trường kinh doanh thuận lợi và sự đổi mới từ chính các doanh nghiệp.
(NB&CL) Việt Nam đang trở thành một nhân tố mới quan trọng trong ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu - nhận định ấy của báo chí quốc tế đang ngày càng được củng cố khi Việt Nam đang hối hả, quyết liệt để biến mục tiêu thành hiện thực.
(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa giao Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước trình Chính phủ khung pháp lý quản lý tài sản số, tiền kỹ thuật số ngay trong tháng 3 này. Việc có một khung pháp lý rõ ràng, đồng bộ và tiên tiến là yếu tố quyết định để phát triển tài sản số, từ đó thúc đẩy nền kinh tế số.
(NB&CL) Ồn ào những ngày qua là sự việc liên quan tới việc nhà thơ Nguyễn Quang Thiều lên tiếng nhờ cơ quan chức năng vào cuộc sau khi những câu thơ của ông bị xuyên tạc, bịa đặt trên mạng xã hội. Điều đáng nói là mạng xã hội đang ngày càng trở thành nơi bùng phát các hành vi xúc phạm, bôi nhọ danh dự người khác, bất chấp mức hình phạt gia tăng.
(NB&CL) Trong Kết luận 126 về một số nội dung tiếp tục sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị năm 2025, Bộ Chính trị, Ban Bí thư yêu cầu nghiên cứu định hướng tiếp tục sắp xếp bỏ cấp hành chính trung gian (cấp huyện) và định hướng sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh. Các chuyên gia cho rằng việc sáp nhập các tỉnh thành sẽ giảm bớt gánh nặng quản lý Nhà nước, mở ra không gian sáng tạo và phát triển cho các địa phương.