(CLO) Theo nhà báo Nguyễn Khánh, Báo Tuổi Trẻ: Giải ảnh “Khoảnh khắc báo chí” là một giải thưởng có uy tín, đề cao vai trò của ảnh báo chí trong dòng chảy tin tức. Góp phần nâng cao nhận thức của độc giả, các cơ quan báo chí về giá trị của ảnh... Giải là sự động viên khích lệ lớn dành cho các phóng viên".
Năm 2024, sau cơn bão số 3, miền Bắc mưa lũ diễn biến phức tạp, lũ quét xảy ra nhấn chìm nhà cửa bản làng và để lại không ít đau thương. Như sáng 10/9 trận lũ ống, lũ quét, sạt lở đất kinh hoàng xảy ra tại thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai. Trận lũ quét đã vùi lấp toàn bộ Làng Nủ nơi 35 hộ dân, 128 người cư trú. Ngay sau khi xảy ra sự việc, người làm báo ở nhiều cơ quan báo chí quan tâm cập nhật thông tin hình ảnh một cách kịp thời.
Những tác phẩm ảnh tại "điểm nóng" này đã có mặt tại Giải ảnh "khoảnh khắc báo chí" năm 2024...Để hiểu rõ hơn về hành trình tác nghiệp tại thôn Làng Nủ tạo nên những tác phẩm ảnh báo chí giàu cảm xúc, Báo Nhà báo & Công luận đã có dịp trò chuyện với các tác giả có tác phẩm đạt giải thưởng cao tại Giải ảnh “Khoảnh khắc Báo chí” 2024.
Tác phẩm “Lũ quét Làng Nủ: Bước chân vô vọng cha đi tìm con” Giải Bạc, hạng mục thời sự - nhà báo Nguyễn Khánh, Báo Tuổi Trẻ:
Giải thưởng có uy tín, đề cao vai trò của ảnh báo chí trong dòng chảy tin tức
Ngay sau khi thảm họa xảy ra, tôi lập tức lên đường đến tỉnh Lào Cai. Trước đó, tôi cũng có hơn một tuần tác nghiệp căng thẳng về cơn bão số 3 tại tỉnh Quảng Ninh và một số tỉnh thành khác.
Trước khi xuống hiện trường, tôi đã hỏi cơ quan chức năng tại địa phương một số thông tin như: việc di chuyển như thế nào, địa hình tác nghiệp, cũng như hoạt động các mạng viễn thông, điện...đây là những yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến công việc...
Tác phẩm “Lũ quét Làng Nủ: Bước chân vô vọng cha đi tìm con”.
Tác nghiệp thiên tai nói chung và tại Làng Nủ nói riêng, tôi nghĩ điều quan trọng nhất là phải trong tâm thế chủ động, lên các phương án tác nghiệp, cũng như chuẩn bị tư trang, thiết bị tác nghiệp phù hợp.
Thiên tai đặc biệt là những cơn bão và lũ lớn có sức mạnh tấn công khủng, chúng ta khó có thể tưởng tượng được. Trong tích tắc một bản làng có thể bị xóa sổ, nhiều người có thể thiệt mạng…
Một sự kiện có tính chất như vậy, tôi luôn khai thác sự kiện ở hai vấn đề chính. Thứ nhất là khắc họa bằng hình ảnh khắc nghiệt mà thiên tai ập tới, những ngôi nhà bị vùi lấp, những tác động tiêu cực đến con người… Và điều thứ hai, trong nghịch cảnh đó, tôi luôn cố gắng tìm những câu chuyện nhân văn, tích cực nhất khi con người phải đối mặt trong thảm họa.
Tôi là người có suy nghĩ tích cực, nên trong nghịch cảnh tôi luôn muốn độc giả nhìn thấy đâu đó một khía cạnh tích cực hơn, lạc quan hơn. Như câu chuyện của anh Hoàng Văn Thới ở Làng Nủ, anh ấy đã mất mẹ, vợ và ba người con sau thảm họa. Câu chuyện của anh Thới đi tìm người thân trong thảm kịch, nhưng sâu xa tôi muốn nhấn mạnh đến tình cảm gia đình, tình phụ tử cao quý.
Nhà báo Nguyễn Khánh, Báo Tuổi Trẻ.
Tôi thấy Giải ảnh “Khoảnh khắc báo chí” là một giải thưởng có uy tín, đề cao vai trò của hình ảnh báo chí trong dòng chảy tin tức thời sự. Nó góp phần nâng cao nhận thức độc giả cũng như các cơ quan báo chí về giá trị của ảnh.
Qua từng năm, Giải ảnh “Khoảnh khắc báo chí” đã nhận được sự quan tâm từ cộng đồng, phóng viên ảnh cũng như những người thích chụp ảnh cả nước. Và chất lượng của các tác phẩm đều được nâng cao hơn sau mỗi năm.
Tác phẩm “Bộ đội dầm mình trong bùn tìm kiếm thi thể nạn nhân Làng Nủ” Top 10 - nhà báo Phạm Ngọc Thành - Báo Điện tử VnExpress.
Tiếp cận những khu vực nguy hiểm nhất, khó khăn nhất
Ngay sau khi biết thông tin về sạt lở kinh hoàng ở Làng Nủ từ chính quyền địa phương. Tôi mất hơn một ngày để di chuyển từ Yên Bái đến Làng Nủ ở xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai. Trên đường đi các đoạn đường đều bị sạt lở, nhiều đoạn không thể di chuyển do sạt lở vẫn diễn ra, phải quay lại để đi đường khác. Nếu không có các điểm sạt lở thì nhóm phóng viên chúng tôi sẽ là những người đầu tiên có mặt tại hiện trường để ghi lại những thông tin về thiệt hại và công tác cứu trợ.
Tác phẩm “Bộ đội dầm mình trong bùn tìm kiếm thi thể nạn nhân Làng Nủ”.
Những ngày sau đó, tôi có lội xuống bùn để ghi lại hình ảnh các chiến sỹ lực lượng quân đội làm nhiệm vụ, trước đó do vội đi nên phóng viên không mang theo giày hay ủng để lội xuống bùn chỉ kịp mang theo đồ nghề tác nghiệp. Cả hiện trường dài khoảng 2km, từ điểm sạt lở đến điểm cuối, hầu hết các vị trí tôi đều đến ghi nhận. Nhiều khu vực tìm kiếm không thể đến được tôi có sử dụng flycam.
Tôi mất khoảng 5 ngày để ghi nhận hiện trường khu vực này, cập nhật thông tin và hình ảnh đến bạn đọc. Chủ đề của tôi làm chủ yếu là lực lượng bộ đội, họ thường tiếp cận những khu vực nguy hiểm nhất, khó khăn nhất để thực hiện nhiệm vụ. Nhiều khu vực tìm kiếm lực lượng cứu hộ lội đến bụng, mỗi khi như vậy, họ phải nhờ đồng đội kéo lên. Họ làm việc không ngừng nghỉ dù thời tiết nắng hay mưa.
Qua bộ ảnh tôi chỉ muốn nói rằng, trong bất cứ hoàn cảnh nào, tình đồng bào, tình quân dân vẫn luôn là điều thiêng liêng nhất. Trong khó khăn từ thiên tai lực lượng quân đội luôn tiên phong, giữ vững bản lĩnh phẩm chất bộ độ cụ Hồ, hỗ trợ đồng bào, đó như “Mệnh lệnh từ trái tim” người lính. Và người làm báo như chúng tôi luôn có nhiệm vụ kết nối và khơi gợi tinh thần đó, kết nối lan tỏa tình đoàn kết của nhân dân cả nước trong những lúc nguy nan.
Nhà báo Phạm Ngọc Thành - Báo Điện tử VnExpress.
Giải ảnh “Khoảnh khắc Báo chí” qua mỗi năm đều có những đổi mới, là một giải lớn của phóng viên ảnh cả nước, tôi nhận thấy giải càng có tính chuyên nghiệp hơn, từ khâu lựa chọn tác phẩm đến chấm giải và tổ chức lễ trao giải. Qua các năm số lượng tác giả tham gia nhiều hơn, quy mô của giải rộng hơn. Việc chia 3 hạng mục Thời sự, Đời sống xã hội, Thể thao cũng hoàn toàn hợp lý. Riêng lễ trao giải ngày càng chuyên nghiệp, trang trọng có sự đầu tư khá nhiều, các tiết mục văn nghệ được dàn dựng công phu…
Tác phẩm "Quân khuyển Biên phòng tại thôn Làng Nủ", Top 50– nhà báo Lê Văn Chương, Báo Biên phòng
Mỗi phóng viên cần có góc nhìn mới, phát hiện, kiên nhẫn bám hiện trường
Tác phẩm nói về công việc cứu hộ tại hiện trường Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai, đội chó nghiệp vụ được đưa đến, tất cả đối mặt với những khó khăn chưa từng thấy, đó là lũ bùn cao tới 30 mét.
Vụ sạt lở núi, lũ quét tại Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai. Thời điểm đó để vào hiện trường tác nghiệp là một thử thách đối với phóng viên báo chí.
Dọc Quốc lộ 70 vẫn còn hàng trăm vệt sạt lở, nhiều điểm có gắn tấm biển màu đỏ cảnh báo nguy hiểm. Trên đường đi có những đoạn phải dừng xe khá lâu chờ thông tuyến, sau đó vừa vượt qua điểm sạt nguy hiểm, vừa đi vừa quan sát canh chừng.
Tác phẩm "Quân khuyển Biên phòng tại thôn Làng Nủ".
Hình ảnh đầu tiên đập vào mắt tôi là những chiếc quan tài xếp chồng lên nhau, ở dưới là chiếc kẻng báo động được treo trên cây bằng vỏ bình gas.
Chỉ qua những hình ảnh đó cũng cho thấy là cảm giác mất an toàn luôn treo trên đầu. Những phóng viên chưa có nhiều kinh nghiệm tác nghiệp vùng thiên tai cấp độ thảm họa thì sẽ cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng. Nhưng với tôi thì thử thách ở thôn Làng Nủ không quá lớn, vì đã nhiều năm tác nghiệp ở các vùng thiên tai lớn như: sạt lở ở Trà Leng (tỉnh Quảng Nam), Trạm Kiểm lâm 67, Thủy điện Rào Trăng 3 (Thừa Thiên Huế).
Và hình ảnh lực lượng quân đội tiến vào vùng thảm họa, hàng ngày lội bì bõm dưới bùn lầy cùng những chú chó nghiệp vụ để tìm kiếm các nạn nhân mất tích. Đó là hình ảnh chứa đựng thông điệp về những người lính Cụ Hồ luôn không quản ngại gian khó, sẵn sàng hy sinh cho cuộc sống yên bình của nhân dân.
Giải ảnh “Khoảnh khắc báo chí” phản ảnh những sự kiện báo chí nổi bật trên dải đất hình chữ S trong một năm, vì vậy quan trọng nhất vẫn là “tấm ảnh đó đã ghi lại khoảnh khắc trong sự kiện nào”. Bởi vì cuộc thi này chủ đề là ảnh báo chí chứ không phải ảnh nghệ thuật.
Nhà báo Lê Văn Chương, Báo Biên phòng (phải).
Để chụp được khoảnh khắc đó thì vẫn là công thức quen thuộc, đó là sự dấn thân, có nhãn quan chính trị tốt, có góc nhìn phát hiện, kiên nhẫn bám hiện trường. Theo tôi, báo ảnh là thể loại khó nhất trong các thể loại báo chí, vì vậy ngoài những yêu cầu thuộc về ý trí, người làm báo phải đầu tư để có phương tiện chụp ảnh hiện đại và không ngừng học hỏi để làm chủ được thiết bị ấy.
(CLO) Ngày 1/4, Phòng Cảnh sát hình sự, Công an tỉnh Quảng Bình cho biết, vừa triệt phá thành công một chuyên án trộm cắp tài sản, bắt giữ đối tượng Nguyễn Thị Thu Hương (sinh năm 2002, trú tại thôn Ngô Bắc, xã Sơn Thủy, huyện Lệ Thủy) sau khi xác định người này có liên quan đến nhiều vụ đột nhập, lấy trộm tài sản trên địa bàn.
(CLO) Microsoft đã quyết định thay đổi thiết kế của "Màn hình xanh chết chóc" (Blue Screen of Death - BSOD) huyền thoại trên hệ điều hành Windows, chuyển từ màu xanh truyền thống sang màu đen.
(CLO) Ngày 1/4, tại TP Tuy Hòa, Hội Nhà báo Phú Yên đã tổ chức hội nghị tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí với chuyên đề "Biên tập và rút tít báo chí hiện đại". Sự kiện này thu hút sự tham gia của đông đảo phóng viên, biên tập viên và hội viên các chi hội nhà báo trên địa bàn tỉnh.
(CLO) Ngày 1/4, Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng huyện Quỳnh Phụ đã đăng tải thông báo mời thầu cho gói thầu số 3, thuộc Dự án "Cải tạo, nâng cấp các tuyến đường giao thông xã Quỳnh Giao, Quỳnh Nguyên, Quỳnh Hồng, An Vinh, An Đồng, An Thái, An Cầu và Châu Sơn".
(CLO) Ít nhất 63 người đã được đưa đến bệnh viện ở Malaysia vào ngày 1/4 sau một vụ cháy lớn tại đường ống dẫn khí đốt do công ty năng lượng nhà nước Petronas vận hành.
(CLO) Trong quá trình truy bắt và áp giải, Ngô Tấn Việt đã dùng dao chống trả quyết liệt, làm anh Huỳnh Chí Phúc - lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở thị trấn Hiệp Phước bị thương nặng, sau đó tử vong.
(CLO) Tổng thống Donald Trump đã gọi ngày 2/4 là "Ngày Giải phóng" ở Mỹ, thời điểm công bố loạt thuế quan mới nhằm thực hiện chương trình nghị sự kinh tế của ông.
Sáng 1/4, tại Hà Nội, Đảng ủy Mặt trận Tổ quốc (MTTQ), các đoàn thể Trung ương tổ chức hội nghị nghiên cứu, học tập, quán triệt tuyên truyền Nghị quyết của Đảng.
(CLO) Liên quan đến dự án đường Hồ Chí Minh đoạn tránh qua huyện Chư Sê (Gia Lai), địa phương này đã thực hiện chi trả cho 178 hộ, còn lại 39 hộ vẫn chưa được chi trả do thông tin cá nhân chưa chính xác.
(CLO) Một người nhà của bệnh nhân đang điều trị tại Trung tâm y tế huyện Chư Sê (Gia Lai) cho rằng bác sĩ khám bệnh ngứa mắt, sau đó tấn công bác sĩ này. Khi điều dưỡng hỏi tại sao đánh bác sĩ thì người này nói “tao thích thì tao đánh và tiếp tục đe dọa bác sĩ”.
(CLO) Sáng 1/4, tại Hội trường Tỉnh ủy Yên Bái đã diễn ra Hội nghị công bố quyết định của Tỉnh ủy Yên Bái về việc hợp nhất Báo Yên Bái và Đài Phát thanh - Truyền hình (PT-TH) tỉnh thành Báo Yên Bái.
(CLO) Sáng ngày 1/4, Tỉnh ủy Hà Tĩnh tổ chức Hội nghị công bố quyết định hợp nhất Báo Hà Tĩnh và Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Tĩnh, đồng thời triển khai công tác cán bộ theo quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy.
(CLO) Nhằm thực hiện chủ trương sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy trong hệ thống chính trị, tỉnh Hà Tĩnh và tỉnh Quảng Bình đã quyết định hợp nhất Báo tỉnh và Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh. Đây là bước đi quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động báo chí, tối ưu nguồn lực và hiện đại hóa công tác truyền thông tại địa phương.
(CLO) Chiều 31/3, tại Hà Nội đã diễn ra Lễ ra mắt Liên Chi hội Quảng cáo và Nội dung số Việt Nam (VDAA). Sự kiện đánh dấu một cột mốc quan trọng trong sự phát triển của ngành quảng cáo và nội dung số tại Việt Nam.
(CLO) Đây là giải thưởng thường niên do Tạp chí Heritage của Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) tổ chức, với sự đồng hành của Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam.
(CLO) Ngày 31/3, Báo Hànộimới đã tổ chức Hội nghị cán bộ, viên chức, người lao động (CBVCNLĐ) năm 2025. Hội nghị diễn ra trong bối cảnh Báo Hànộimới đang thực hiện chủ trương sắp xếp, tinh gọn bộ máy theo hướng nâng cao hiệu lực, hiệu quả theo chỉ đạo của Trung ương và thành phố.
(CLO) Ngày 31/3, Đài Phát thanh - Truyền hình (PTTH) Đà Nẵng long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 50 năm ngày phát sóng chương trình đầu tiên (31/3/1975 - 31/3/2025). Sự kiện này đánh dấu một cột mốc quan trọng trong lịch sử phát triển của cơ quan truyền thông hàng đầu thành phố.
(CLO) Những người có sức ảnh hưởng đang biến mạng xã hội thành những sân khấu phơi bày đời tư. Giới trẻ, thay vì thụ động theo dõi, đang tích cực tham gia vào những cuộc điều tra, phán xét mà không biết nhận thức và sức khỏe tinh thần đang bị bào mòn, trong khi các nền tảng mạng xã hội dường như 'vô can' trước làn sóng độc hại này.