Khởi công dự án cao tốc Bắc Nam: Đường lớn đã mở!?

Thứ năm, 01/10/2020 09:48 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Việc Bộ GTVT khởi công đồng loạt ba dự án tuyến cao tốc Bắc - Nam được xem là một “cú hích” cho nền kinh tế đang ảm đạm vì Covid-19. Bên cạnh đó, khi mà quốc lộ 1A hiện hữu xuống cấp, trạm BOT dày đặc, tuyến cao tốc mới còn đem tới cho người dân và doanh nghiệp những hy vọng.

1. Ngày 30/9, Bộ GTVT đã tổ chức khởi công đồng loạt ba dự án đường cao tốc Bắc - Nam, cụ thể là các dự án: Mai Sơn - quốc lộ 45; Vĩnh Hảo - Phan Thiết tại; Phan Thiết - Dầu Giây.

Có một “điểm mới” trong lần triển khai này, theo Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông, là tách giải phóng mặt bằng thành dự án riêng, thực hiện trước khi triển khai xây lắp. Đây cũng là điều kiện để phân định rõ ràng trách nhiệm của chủ đầu tư, địa phương, nhà thầu trong quá trình thực hiện dự án. Trong hợp đồng cũng có quy định thưởng phạt rõ ràng nếu ảnh hưởng tiến độ, chất lượng do lỗi của đơn vị nào…

Các dự án PPP cao tốc Bắc - Nam đang gặp những trở ngại về vốn vay ngân hàng. Ảnh. Baodautu

Các dự án PPP cao tốc Bắc - Nam đang gặp những trở ngại về vốn vay ngân hàng. Ảnh. Baodautu

Theo Bộ GTVT, dự án cao tốc Mai Sơn - quốc lộ 45 dài 53,5km, tổng mức đầu tư khoảng 12.343 tỷ đồng; Vĩnh Hảo - Phan Thiết dài 100,8km, tổng mức đầu tư khoảng 11.183 tỷ đồng; Phan Thiết - Dầu Giây dài 99km, tổng mức đầu tư khoảng 13.656 tỷ đồng.

Năm dự án còn lại tiếp tục đầu tư theo hình thức PPP gồm: Quốc lộ  45 - Nghi Sơn, Nghi Sơn - Diễn Châu, Diễn Châu - Bãi Vọt, Nha Trang - Cam Lâm và Cam Lâm - Vĩnh Hảo. Theo Bộ GTVT, từ ngày 2 - 5/10 sẽ chấm thầu lựa chọn nhà đầu tư, quá trình đấu giá thầu sẽ mất 2-3 tháng. Các nhà đầu tư phải hiện thực hóa các cam kết tổng hồ sơ thầu thành hợp đồng. Trong vòng sáu tháng ký hợp đồng mà nhà đầu tư không có hợp đồng tín dụng sẽ hủy kết quả…

Song, lãnh đạo Bộ GTVT thừa nhận, hiện nay tín dụng cho 5 đoạn cao tốc này rất khó khăn, trong bối cảnh Luật PPP đang xây dựng và các ngân hàng thương mại thắt chặt tín dụng cho hạ tầng giao thông.

2. Tín dụng không phải là trở ngại duy nhất đối với dự án cao tốc Bắc - Nam, khi mà nhiều BOT bị phản ánh sai phạm, gian lận, hay đặt sai vị trí, bởi ngay từ khi dự án được manh nha, hàng loạt các câu hỏi về đấu thầu, năng lực nhà thầu, yêu cầu chất lượng công trình, mức phí, kiểm soát tham ô tham nhũng,… đã được đặt ra cho Bộ GTVT.

Về đánh giá năng lực nhà thầu, Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông cho hay, nếu dự án nhà thầu từng tham gia đang bị cơ quan chức năng khởi tố sẽ không được tính vào hồ sơ để đánh giá năng lực, kinh nghiệm. Bên cạnh đó, Bộ cũng có quy định về số lượng nhà thầu tham gia liên danh để đấu thầu, trách nhiệm của nhà thầu chính, nhà thầu phụ trong thực hiện các hạng mục công việc. “Với các dự án PPP, Nhà nước vẫn đóng góp tiền vào làm đường, và số tiền này là thuế của dân, còn phần nhà đầu tư vào thì phải thu hồi, khi hết thời hạn đường sẽ là của Nhà nước. Do đó, Dự thảo Luật Giao thông đường bộ sửa đổi cũng nói rõ đường cao tốc thu phí trọn đời”, ông Đông cho biết.

Cụ thể hơn về mức phí, theo ông Lê Kim Thành - Vụ trưởng Vụ Đối tác công tư (Bộ GTVT), ba dự án cao tốc bằng vốn đầu tư công sau khi hoàn thành sẽ tiến hành thu phí với mức dự kiến từ 1.500 - 2.000 đồng/km. Riêng mức phí với dự án PPP phải bảo đảm hoàn vốn, có quy định mức phí ở từng thời điểm khác nhau…

Các giai đoạn đầu tư xây dựng tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông. Ảnh - Laodong

Các giai đoạn đầu tư xây dựng tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông. Ảnh - Laodong

Thực tế mức phí với đường cao tốc Bắc - Nam không phải quá cốt yếu, bởi cao tốc là đường chất lượng, an toàn, tiết kiệm thời gian, chủ xe phải tính toán trả tiền cho thuận tiện này. Còn không, người dân vẫn còn lựa chọn khác là quốc lộ 1A hiện hữu.

Có một chi tiết rất được quan tâm, là để ngăn chặn tiêu cực, phòng chống tham nhũng và đảm bảo tiến độ, chất lượng, Bộ GTVT đã mời Bộ Công an, Thanh tra Chính phủ, Kiểm toán nhà nước phối hợp giám sát, khâu nào có dấu hiệu sai phạm sẽ chuyển cơ quan điều tra…

3. Việc Chính phủ liên tục đốc thúc, các cơ quan liên quan nhanh chóng triển khai khởi công xây dựng các dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam là sự cụ thể hóa quyết tâm của Chính phủ trong thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, vực dậy rất nhiều ngành sản xuất (thép, vật liệu xây dựng…), tạo việc làm cho người lao động trong bối cảnh dịch Covid-19 đang tàn phá nền kinh tế.

Cao tốc Bắc - Nam với chiều dài 654km trải dài qua 13 địa phương khi đi vào hoạt động, dự báo nhiều khu trung tâm kinh tế mới sẽ được hình thành, xây dựng chuỗi kết nối liên thông giữa các địa phương và nhiều khu vực kinh tế trọng điểm.

Thêm nữa, việc mở ra nhiều không gian phát triển kinh tế mới, tuyến đường còn giúp rút ngắn thời gian đi lại, vận tải, giảm chi phí trung gian, tạo lợi thế cạnh tranh của Việt Nam với các nước trong việc thu hút đầu tư, lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp... Khi đi vào hoạt động, dự báo nhiều khu trung tâm kinh tế mới sẽ được hình thành, xây dựng chuỗi kết nối liên thông giữa các địa phương và nhiều khu vực kinh tế trọng điểm.

Đối với miền Trung, khu vực này đã nhận được sự đầu tư rất lớn về hạ tầng từ Trung ương, trong đó Bộ GTVT đầu tư tới 35% lượng vốn được Chính phủ phân giao giai đoạn 2016 - 2020 cho các dự án hạ tầng lớn, biến nơi đây thành khu vực có mật độ công trình giao thông dày đặc và đồng bộ nhất nước.

Lúc này, ngay cả một địa phương “cửa ngõ” miền Trung như Ninh Bình, khi cao tốc Bắc - Nam phía Đông đi qua, Ninh Bình nhận định rất rõ sẽ được hưởng lợi gì, và coi dự án là động lực mới để Ninh Bình phát huy lợi thế sẵn có và mở ra nhiều hướng phát triển mới. Nếu Nhà nước quyết tâm dồn nguồn lực (dự báo lên tới hơn 150.000 tỷ đồng) trong 5 năm tới để thông toàn tuyến từ cửa khẩu Hữu Nghị tới Cần Thơ, tuyến đường này càng phát huy vai trò động lực, góp phần thay đổi diện mạo kinh tế - xã hội không chỉ khu vực, mà với cả đất nước.

Cao tốc Bắc – Nam đang đi những bước đầu tiên, với rất nhiều kỳ vọng, nhưng cũng đồng thời đối diện với rất nhiều khó khăn, các vướng mắc về giải phóng mặt bằng, bố trí tái định cư, tín dụng, bên cạnh đó là những hoài nghi về năng lực nhà thầu, chất lượng, tiến độ dự án, các nguy cơ tham ô, tham nhũng.

Với không ít những “vết xe đổ” đã từng xảy ra trong các dự án giao thông, cả đầu tư công lẫn PPP, lúc này, khi và chỉ khi Bộ GTVT nêu cao trách nhiệm, quyết tâm cao độ, liêm chính, minh bạch, chế tài mạnh mẽ, thì đường lớn sẽ mở!

Kiên Giang

Tin khác

Nhớ về quá khứ để trân quý hơn giá trị của hoà bình!

Nhớ về quá khứ để trân quý hơn giá trị của hoà bình!

(CLO) Hôm nay, vùng đất Điện Biên, Tây Bắc chiến trường năm xưa, rực rỡ cờ hoa, hân hoan trong không khí tưng bừng của đại lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ. Trước đó, trên khắp dải đất hình chữ S, tinh thần Điện Biên Phủ đã thấm đẫm, lan toả trong mỗi người dân Việt. Nhắc nhớ lại bản anh hùng ca bất hủ của thế kỷ, là để mỗi người trong chúng ta, thêm trân quý hơn giá trị vô giá của hoà bình.

Góc nhìn
Hình mẫu của sự vận dụng tài tình chiến tranh Nhân dân

Hình mẫu của sự vận dụng tài tình chiến tranh Nhân dân

(CLO) Lịch sử dân tộc đã chứng minh: Muốn chống lại một đội quân xâm lược lớn mạnh hơn về lực lượng và phương tiện chiến tranh thì không thể chỉ trông cậy vào đội quân thường trực mà phải huy động toàn dân đánh giặc. Và chiến dịch Điện Biên Phủ chính là biểu hiện sinh động cho sự vận dụng tài tình đường lối chiến tranh Nhân dân của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Góc nhìn
Kỳ cuối: Quyết định lịch sử của Đại tướng Tổng tư lệnh và chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”

Kỳ cuối: Quyết định lịch sử của Đại tướng Tổng tư lệnh và chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”

(NB&CL) Trong rất nhiều những nhân tố mang tính quyết định làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ 70 năm về trước, không thể không kể đến vai trò của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Tài năng quân sự kiệt xuất, đặc biệt là bản lĩnh hiếm có của vị Tổng Tư lệnh Chiến dịch đã góp phần quan trọng làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ, “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Góc nhìn
Tài thao lược kiệt xuất của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh

Tài thao lược kiệt xuất của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh

(NB&CL) 70 năm qua, nhiều nhà khoa học quân sự thế giới đã và vẫn dày công tìm hiểu, nghiên cứu phân tích, lý giải: Tại sao “Việt Minh” đánh thắng! Tại sao đội quân viễn chinh nhà nghề của thực dân Pháp có số quân đông là lực lượng mạnh nhất lúc bấy giờ, với đầy đủ trang bị kỹ thuật hiện đại, với mọi thủ đoạn nham hiểm xảo quyệt lại chịu thất bại thảm hại tại Điện Biên Phủ? Trong rất nhiều nhân tố mang lại chiến thắng lịch sử, tài thao lược kiệt xuất, sự lãnh đạo, chỉ đạo tài tình, sáng tạo của Trung ương Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, là yếu tố hàng đầu.

Góc nhìn
Thế trận hậu cần nơi lòng chảo Điện Biên

Thế trận hậu cần nơi lòng chảo Điện Biên

(NB&CL) Khi Điện Biên Phủ, vùng rừng núi hiểm trở cách xa hậu phương 600 đến 700 km, trở thành nơi quyết chiến chiến lược của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 - 1954), Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã nhận định: “Trên mặt trận Điện Biên Phủ, vấn đề bảo đảm cung cấp lương thực, đạn dược là nhân tố vô cùng quan trọng, quan trọng không kém các vấn đề chiến thuật, khó khăn về cung cấp lương thực không kém khó khăn về tác chiến”.

Góc nhìn