Khởi công xây dựng cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh trong ngày đầu tiên của năm 2024

Thứ hai, 01/01/2024 08:11 AM - 0 Trả lời

(CLO) Ngày 1/1/2024, tại xã Thụy Hùng, huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng, UBND tỉnh Cao Bằng đã tổ chức khởi công Dự án đầu tư tuyến cao tốc Đồng Đăng (Lạng Sơn) - Trà Lĩnh (Cao Bằng).

Cụ thể, tỉnh Cao Bằng là cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thực hiện dự án. Liên danh Tập đoàn Đèo Cả - Công ty CP Đầu tư và Xây dựng ICV Việt Nam - Công ty CP đầu tư hạ tầng giao thông Đèo Cả (HHV) - Công ty CP Xây dựng Công trình 568 là nhà đầu tư dự án theo hình thức PPP, hợp đồng BOT.

khoi cong xay dung cao toc dong dang  tra linh trong ngay dau tien cua nam 2024 hinh 1

Hình ảnh phối cảnh nút giao cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh.

Cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh có chiều dài 93,35km với điểm đầu tại tại nút giao cửa khẩu Tân Thanh (huyện Văn Lãng - tỉnh Lạng Sơn).

Điểm cuối tại nút giao Quốc lộ 3 thuộc xã Chí Thảo (huyện Quảng Hòa - tỉnh Cao Bằng). Tổng mức đầu tư là 14.331 tỷ đồng, thời gian thực hiện 36 tháng.

Dự án được phân kỳ đầu tư thành 2 giai đoạn. Giai đoạn 1, tuyến cao tốc được triển khai theo tiêu chuẩn TCVN 5729-2012, vận tốc thiết kế 80 km/h, bề rộng mặt cắt ngang nền đường 17m đối với các đoạn thông thường và 13,5m đối với các đoạn phức tạp.

Đảng - Nhà nước quan tâm và quyết tâm của địa phương

Cao Bằng có lợi thế đường biên giới tiếp giáp với Trung Quốc dài hơn 333km, nhưng chưa có đường sắt, sân bay, không có cảng biển…

Đường bộ là phương thức vận tải duy nhất nhưng chưa đáp ứng nhu cầu. Những hạn chế của hệ thống giao thông đã đặt ra yêu cầu bức thiết phải có đường cao tốc.

Tuyến cao tốc này không chỉ là đòn bẩy thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, góp phần củng cố quốc phòng - an ninh quốc gia, kết nối Cao Bằng với các tỉnh biên giới, với các trung tâm kinh tế, chính trị và văn hóa và quốc tế.

Trong chuyến thăm và làm việc tại tỉnh Cao Bằng trong 2 ngày 22 và 23/4/2015, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chỉ đạo: “Tiếp tục tranh thủ sự giúp đỡ của các bộ, ban, ngành Trung ương và các địa phương để xây dựng và phát triển đô thị; sử dụng nhiều nguồn vốn để nhanh chóng triển khai dự án đường bộ cao tốc Lạng Sơn - Cao Bằng, khu kinh tế cửa khẩu và một số dự án trọng điểm của tỉnh”.

khoi cong xay dung cao toc dong dang  tra linh trong ngay dau tien cua nam 2024 hinh 2

Tuyến cao tốc Đồng Đăng (Lạng Sơn) - Trà Lĩnh (Cao Bằng) sau khi hoàn thành sẽ tháo gỡ khó khăn về hạ tầng, thúc đẩy phát triển kinh tế của tỉnh Cao Bằng.

Ngày 15/11/2021, trong buổi làm việc với tỉnh Cao Bằng, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu địa phương dồn toàn lực để thực hiện dự án, không đầu tư dàn trải, manh mún.

Dự án điểm về phương thức đối tác công tư này cũng được Thủ tướng chỉ đạo khởi công vào ngày đầu năm 2024, tạo ra cú hích thúc đẩy hơn nữa tinh thần “vượt nắng, thắng mưa”, “chỉ tiến không lùi” cho ngành giao thông.

Đảng bộ, nhân dân Cao Bằng xác định cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh là dự án trọng điểm của tỉnh - có đường mới có thể thoát nghèo. Con đường cũng là khát vọng của nhiều thế hệ đồng bào các dân tộc tỉnh Cao Bằng.

Cả hệ thống chính trị của tỉnh qua nhiều nhiệm kỳ đã vào cuộc quyết liệt để công trình được triển khai sớm nhất.

Gỡ nút thắt về hạ tầng

Ban đầu, dự án cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh được Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) lập quy hoạch có chiều dài 144km với tổng vốn đầu tư trên 47.000 tỷ đồng.

Đây là dự án rất khó về yếu tố kỹ thuật bởi địa hình hiểm trở, đặc biệt là suất đầu tư rất lớn, lưu lượng thấp dẫn đến bài toán hoàn vốn khó khăn. Đã có nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước quan tâm, nghiên cứu nhưng vẫn chưa thể thực hiện được.

khoi cong xay dung cao toc dong dang  tra linh trong ngay dau tien cua nam 2024 hinh 3

Ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại và nhiều sáng tạo khi thực hiện cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh.

Với năng lực đầu tư, kinh nghiệm tổ chức giải quyết nhiều dự án khó khăn phức tạp về kỹ thuật, tài chính, pháp lý… Tập đoàn Đèo Cả đã đề xuất phương án điều chỉnh hướng tuyến với 4 hầm xuyên núi cùng các cầu vượt thung lũng.

Qua đó rút ngắn 23km chiều dài tuyến xuống còn 121km, tổng mức đầu tư cả 2 giai đoạn còn gần 23.000 tỷ đồng, giảm hơn một nửa so với phương án ban đầu.

Nhà đầu tư phải tiếp tục có những giải pháp để tối ưu hơn, trong đó bao gồm áp dụng mô hình PPP+ được đúc kết từ kinh nghiệm nhiều năm đầu tư, thi công các dự án giao thông trọng điểm tại Việt Nam của Tập đoàn Đèo Cả.

Mô hình PPP+ là giải pháp huy động nguồn vốn cho dự án từ vốn ngân sách nhà nước, vốn tín dụng, vốn trái phiếu đặc biệt là vốn nhà đầu tư.

Bên cạnh đó, nhà đầu tư thứ cấp đồng thời là các tổng thầu thầu thiết kế - thi công (EC), hoặc thiết kế - cung cấp thiết bị - thi công (EPC) có năng lực, kinh nghiệm.

Theo Nghị quyết số 106/2023/QH15 ngày 28/11/2023 của Quốc hội về thí điểm một số chính sách đặc thù về đầu tư xây dựng công trình đường bộ, tỷ lệ vốn ngân sách nhà nước tham gia dự án không vượt quá 70% tổng mức đầu tư của dự án.

Trên cơ sở tính toán về phương án tài chính và sự phù hợp với tính khả thi để có thể thu xếp vốn nhưng đảm bảo tiết kiệm tối đa cho ngân sách nhà nước, UBND tỉnh Cao Bằng đề xuất vốn ngân sách tham gia khoảng 9.800 tỷ đồng (chiếm 68,76% tổng mức đầu tư).

Nguồn vốn nhà đầu tư huy động hơn 4.451 tỷ đồng (chiếm 31,24% tổng mức đầu tư) đã được các nhà đầu tư thu xếp đủ, trong đó ngân hàng VPBank đồng ý cấp nguồn tín dụng 2.500 tỷ đồng cho dự án.

Về phía tỉnh Cao Bằng đã cắt giảm 22 dự án đầu tư công, dồn nguồn lực, tăng vốn tham gia của ngân sách địa phương từ 2.500 tỷ đồng lên 4.080 tỷ đồng.

khoi cong xay dung cao toc dong dang  tra linh trong ngay dau tien cua nam 2024 hinh 4

Dự án cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh được khởi công xây dựng trong ngày đầu tiên của năm mới 2024.

Tại dự án này, Tập đoàn Đèo Cả sẽ hợp tác với các trường đại học, trường đào tạo nghề,  để nâng cao tay nghề cho công nhân, khả năng thực hành, ứng dụng công nghệ cho kỹ sư và đúc kết mô hình quản lý, thi công chuẩn mực cho doanh nghiệp.

Việc ứng dụng công nghệ số, mô hình BIM để kiểm soát giải phóng mặt bằng, minh bạch trong thiết kế, tối ưu hóa chi phí; các quy tắc ứng xử, sơ cứu cấp cứu sẽ được tổ chức đào tạo và diễn tập thường xuyên tại công trường.

Công trình hầm luôn là nút thắt quan trọng của tiến độ dự án. Việc cải tiến phương pháp thi công hầm bằng “công nghệ NATM hệ Đèo Cả” giúp tăng mũi đào và bước đào, rút ngắn chu kỳ đào để tăng từ 4 mũi lên 6 mũi sẽ rút ngắn tiến độ thi công.

Tỉnh Cao Bằng và nhà đầu tư quyết tâm hoàn thành cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh thỏa lòng mong mỏi của người dân Cao Bằng về tuyến đường nối liền Thủ đô Hà Nội với miền biên viễn, phên dậu Tổ quốc.

Góp phần thực hiện mong muốn của Bác trong buổi nói chuyện với các cán bộ lãnh đạo của tỉnh đầu xuân năm 1961 :“Cao Bằng phải cao bằng những tỉnh tốt nhất, tốt nhất là Cao Bằng vượt mức cao không ai bằng”.

Thế Anh

Bình Luận

Tin khác

Nhu cầu đi lại tăng cao, đường sắt lập thêm tàu khách Sài Gòn - Đà Nẵng

Nhu cầu đi lại tăng cao, đường sắt lập thêm tàu khách Sài Gòn - Đà Nẵng

(CLO) Tin từ Công ty CP Vận tải Đường sắt Sài Gòn cho biết, ngành đường sắt sẽ lập thêm tàu khách chạy tuyến Sài Gòn - Đà Nẵng nhằm đáp ứng nhu cầu khách đi du lịch tuyến này tăng cao.

Giao thông
Thái Bình: Khẩn trương khảo sát, thăm dò một số mỏ cát sông, cát biển phục vụ thi công dự án CT.08

Thái Bình: Khẩn trương khảo sát, thăm dò một số mỏ cát sông, cát biển phục vụ thi công dự án CT.08

(CLO) Dự án tuyến đường bộ cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng (CT.08) đoạn qua tỉnh Nam Định và Thái Bình theo hình thức đối tác công tư. Đến nay, tại Thái Bình, công tác lập báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đang được triển khai khẩn trương; trong đó đã hoàn thành công tác khảo sát địa hình, địa chất, thủy văn; hoàn thành việc lập thiết kế cơ sở, tổng mức đầu tư và phương án tài chính.

Giao thông
Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án giao thông trọng điểm tại Thủ đô

Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án giao thông trọng điểm tại Thủ đô

(CLO) Theo Cục Thống kê Hà Nội, năm 2024 thành phố có 226 dự án đầu tư công xây dựng cơ bản. Lĩnh vực giao thông có 58 dự án, chiếm 19,5% kế hoạch vốn.

Giao thông
Phối hợp tìm phương án xử lý khó khăn tại 3 dự án BOT giao thông

Phối hợp tìm phương án xử lý khó khăn tại 3 dự án BOT giao thông

(CLO) Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa có văn bản gửi các cơ quan liên quan về phối hợp xây dựng phương án xử lý khó khăn đối với 3 dự án BOT do UBND các tỉnh: Phú Yên, Thái Bình, Lạng Sơn làm cơ quan có thẩm quyền.

Giao thông
Giảm 2% thuế VAT trên các tuyến cao tốc do VEC quản lý, khai thác

Giảm 2% thuế VAT trên các tuyến cao tốc do VEC quản lý, khai thác

(CLO) Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) tiếp tục kéo dài chính sách giảm 2% thuế VAT mức giá dịch vụ sử dụng trên 4 tuyến đường cao tốc mà đơn vị đang quản lý khai thác đến hết năm 2024.

Giao thông