Khơi gợi trách nhiệm với thiên nhiên bằng âm nhạc

Thứ sáu, 02/04/2021 21:37 PM - 0 Trả lời

(CLO) Mẹ thiên nhiên của chúng ta đang bị đe dọa và hậu quả của ô nhiễm, lũ quét, khói bụi, sạt lở… là điều mà con người đang phải gánh chịu.

Sự kiện: âm nhạc

Các nghệ sĩ đang tích cực tập luyện cho đêm nhạc “Thanh âm núi rừng”

Các nghệ sĩ đang tích cực tập luyện cho đêm nhạc “Thanh âm núi rừng”

Xuất phát từ trăn trở ấy, chương trình nghệ thuật “Thanh âm núi rừng” thuộc dự án “Thanh âm xanh” nằm trong chiến dịch “Vì một triệu cây tre Việt” đã được hơn 100 nghệ sĩ trẻ nhen nhóm thực hiện vào tối 3/4 tới đây tại Sân vận động Mù Cang Chải (Yên Bái).

Bữa tiệc” âm nhạc nhiều màu sắc

Chương trình được chia làm 2 phần. Phần 1 về “Nét đẹp núi rừng”. Cụ thể ở đây là Tây Bắc với các bản nhạc lấy chất liệu từ dân ca Thái vui tươi, rộn rã; các bản nhạc về tình yêu con người, giữa đất trời tự do, các dân tộc Mường, Mông, Tày, Nùng cũng được nhắc tới, kèm theo đó là địa danh Mù Cang Chải, Tú Lệ, Thác Bà… trong thời kỳ xã hội hoá - cho thấy một Tây Bắc trù phú, hùng vĩ, nguồn cảm hứng cho những khúc tình ca.

Phần 2 “Thiên nhiên và con người” sử dụng nhiều tác phẩm nhạc khí với các loại nhạc cụ đặc trưng của Việt Nam như sáo mèo, bầu, nhị, tỳ bà và đặc biệt có âm thanh đến từ tre qua cây đàn T’rưng. Đêm nhạc sẽ biểu diễn 20 tác phẩm, trong đó có những bài ca đi cùng năm tháng như “Trước ngày hội bắn” rồi bản nhạc tình “Hoa của núi” của nhạc sĩ La Hoàng Quý; bên cạnh đó còn các tác phẩm khí nhạc được viết cho nhạc cụ phương Tây và nhạc cụ truyền thống của các nhạc sĩ Cao Vịnh, Huỳnh Tú, Hồ Hoài Anh… với chất liệu gắn liền với vùng Tây Bắc - là nơi mà dự án “Thanh âm xanh” triển khai đầu tiên.

Những tác phẩm lựa chọn ở phần 2 nhấn mạnh về sự kết nối giữa con người và thiên nhiên, tiết tấu sẽ dồn dập hơn, thôi thúc chúng ta cần hành động, tiếp nối sẽ là những câu hỏi bỏ ngỏ qua sự thể hiện của hơn 50 thành viên trong dàn hợp xướng Gió Xanh - dàn hợp xướng cộng đồng đầu tiên của Việt Nam.

Nghệ sĩ Phan Thủy, đạo diễn âm nhạc cùng đồng nghiệp đang tích cực tập luyện cho đêm nhạc “Thanh âm núi rừng”

Nghệ sĩ Phan Thủy, đạo diễn âm nhạc cùng đồng nghiệp đang tích cực tập luyện cho đêm nhạc “Thanh âm núi rừng”

Hoà nhạc “Thanh âm núi rừng” là sự kết hợp các loại nhạc cụ đa dạng từ ban nhạc điện tử, nhạc cụ phương Tây cho tới nhạc cụ truyền thống. Mỗi nhạc cụ đều có những tính năng và khả năng biểu đạt khác nhau, lên bổng, xuống trầm vô cùng phong phú. Lắng nghe tất cả các loại nhạc cụ này, chúng ta đều có thể cảm nhận được tiếng gọi của thiên nhiên ẩn hiện phía sau. Với những ngón nghề, kĩ thuật của các nghệ sĩ tham gia trong chương trình hoà nhạc, họ có thể sử dụng âm thanh của cây đàn mình mô phỏng tiếng của các loài vật: tiếng chim, tiếng ngựa, tiếng xào xạc của lá, tiếng vi vút gió thổi, tiếng nước chảy…

Những thủ pháp được đưa vào theo từng không gian âm nhạc gắn với nội dung mỗi tác phẩm, một không gian mở theo như chủ đề của chương trình hoà nhạc, để ta mặc sức bay lượn cùng trí tưởng tượng của mình, bay qua không gian địa lý và ngắm nhìn sự hùng vĩ của cánh rừng.

Khát khao của những nghệ sĩ trẻ

Nghệ sĩ Phan Thủy (sinh năm 1991), đạo diễn âm nhạc của chương trình cho biết, có lẽ chưa có tiền lệ một chương trình nào có đến hơn 100 nghệ sĩ - những trái tim đồng điệu cùng đứng trên sân khấu, chơi đàn, cất tiếng hát, những vũ khúc… Họ cống hiến một cách hết mình, từ mọi lứa tuổi tạo nên một nguồn năng lượng tích cực, lan toả và vô cùng ấm áp.

Nghệ sĩ Phan Thủy, đạo diễn âm nhạc đang tích cực tập luyện cho đêm nhạc “Thanh âm núi rừng”

Nghệ sĩ Phan Thủy, đạo diễn âm nhạc đang tích cực tập luyện cho đêm nhạc “Thanh âm núi rừng”

“Các nghệ sĩ trẻ là những người không ngại khó, không ngại mệt, và quan trọng là họ còn trẻ! Tuổi trẻ kỳ lạ lắm, đầy nhiệt huyết, vẫn còn đủ mộng mơ và mong muốn được cống hiến cho cộng đồng, cho đam mê âm nhạc, hơn nữa họ có đủ thời gian để thoả sức trải nghiệm. Mong muốn của đội ngũ sẽ nhân rộng mô hình, trồng được thật nhiều tre, phủ xanh đồi trọc, chặng đường này sẽ còn dài, vậy nên lựa chọn đội ngũ trẻ để tính chuyện xa xôi cũng là điều dễ hiểu”, nghệ sĩ Phan Thủy lý giải.

Tham gia tiết mục đàn tranh, nghệ sĩ trẻ Anh Thúy (sinh năm 2001, từng giành giải Ba bộ môn đàn tranh tại Cuộc thi độc tấu và hòa tấu nhạc cụ dân tộc toàn quốc năm 2020), bộc bạch: “Âm nhạc là một phần của cuộc sống của chúng tôi, nó có khả năng chữa lành, có khả năng thúc đẩy, là nguồn động lực, niềm an ủi trong mỗi bước đường. Âm nhạc đã dẫn chúng tôi xích lại gần nhau hơn! Và mong rằng có thể chạm tới trái tim của người nghe qua những thanh âm trong trẻo, rộng lớn, trữ tình mà cũng thật rộn ràng của rừng…”.

Chia sẻ về thông điệp của chương trình, đạo diễn âm nhạc Phan Thủy cho biết, qua chương trình này, chúng tôi mong muốn thông qua âm nhạc, khơi gợi ở khán giả tình yêu, sự rung động trước thiên nhiên Tây Bắc, vẽ nên bức tranh phong cảnh nên thơ, in đậm trong ký ức và tiềm thức của mỗi người con Việt Nam, tự hào về thiên nhiên trù phú mà chúng ta đã được tạo hoá ban tặng.

Bên cạnh đó đặt những câu hỏi, trách nhiệm của cộng đồng đối với nguồn tài sản quý giá này! “Chúng tôi mong mỏi và tin tưởng rằng nếu bạn yêu thiên nhiên, yêu những cánh rừng, vậy hãy cùng nhau chung tay hành động để bảo vệ, gìn giữ và khắc phục, đem lại thật nhiều màu xanh cho quê hương, qua dự án “Vì một triệu cây tre Việt”, nữ nghệ sĩ khẳng định.

Cũng theo nghệ sĩ Phan Thủy, ứng phó với biến đổi khí hậu bằng giải pháp dựa vào thiên nhiên đã được các nhà khoa học chứng minh là giải pháp hiệu quả và bền vững nhất. Và một trong những ví dụ điển hình của giải pháp dựa vào thiên nhiên là trồng cây và tre chính là ứng cử viên tiềm năng nhất đã được ghi nhận. Tre là giải pháp toàn cầu, thời gian để tre phát triển được tính là ngắn nhất trong số các loại cây trồng, mô hình sinh thái tạo cảnh quan, thu hút về mặt du lịch và khả năng mang lại sinh kế cho bà con đến từ các sản phẩm tre.

“Sở dĩ chúng tôi chọn Mù Cang Chải vì nơi đây năm nào cũng chịu thiệt hại do biến đổi khí hậu, trong khi đây là vùng được thiên nhiên ban tặng phong cảnh tuyệt đẹp. Việc trồng tre có “lợi ích kép” vừa bảo vệ môi trường vừa giúp phát triển du lịch địa phương”, nghệ sĩ Phan Thủy nhấn mạnh.

Chương trình nghệ thuật “Thanh âm núi rừng” nằm trong chuỗi sự kiện của chiến dịch “Vì một triệu cây tre Việt” – chiến dịch huy động các nguồn lực xã hội, cộng đồng để trồng rừng tre, góp phần thực hiện các hành động ứng phó với biến đổi khí hậu và tạo ra sinh kế bền vững cho người nông dân. Chiến dịch đóng góp một phần trong định hướng bền vững của Chính phủ thực hiện trồng 1 tỷ cây xanh trong 5 năm tới thông qua đề xuất của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.

Ngô Khiêm

Tin khác

Liên hoan Múa rối quốc tế 2024 diễn ra tại Hà Nội

Liên hoan Múa rối quốc tế 2024 diễn ra tại Hà Nội

(CLO) Theo dự kiến, Liên hoan Múa rối quốc tế năm 2024 sẽ diễn vào tháng 10 tại Hà Nội. Sự kiện do Cục Nghệ thuật biểu diễn chủ trì, phối hợp với Cục Hợp tác quốc tế, Hội Nghệ sỹ Sân khấu Việt Nam, Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hà Nội, Nhà hát Múa rối Việt Nam và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức.

Đời sống văn hóa
Ngỡ ngàng với không gian nghệ thuật đặc sắc trên cầu đi bộ ở Hà Nội

Ngỡ ngàng với không gian nghệ thuật đặc sắc trên cầu đi bộ ở Hà Nội

(CLO) Những ngày gần đây, người dân Thủ đô Hà Nội đi trên cầu đi bộ bắc qua phố Trần Nhật Duật (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) không khỏi ngỡ ngàng khi được chiêm ngưỡng tác phẩm nghệ thuật được nên ý tưởng từ "hầm thủy cung" đẹp lung linh, qua nghệ thuật sắp đặt ánh sáng.

Đời sống văn hóa
Lễ hội Sen Đồng Tháp năm 2024 sẽ có nhiều hoạt động nhất từ trước đến nay

Lễ hội Sen Đồng Tháp năm 2024 sẽ có nhiều hoạt động nhất từ trước đến nay

(CLO) Lễ hội Sen Đồng Tháp lần thứ II năm 2024 với chủ đề “Rạng ngời sắc Sen” sẽ khai mạc ngày 16/5, tại Quảng trường Văn Miếu, tại TP Cao Lãnh.

Đời sống văn hóa
Tàu du lịch không được đón khách xem Carnaval Hạ Long 2024 trên biển

Tàu du lịch không được đón khách xem Carnaval Hạ Long 2024 trên biển

(CLO) Sở GTVT Quảng Ninh đề nghị không cấp phép cho các tàu du lịch trên biển đón khách du lịch xem chương trình Carnaval Hạ Long 2024, để bảo đảm an toàn.

Đời sống văn hóa
Phát hành bộ tem 'Hà Nội 12 mùa hoa'

Phát hành bộ tem 'Hà Nội 12 mùa hoa'

(CLO) Bộ tem “Hà Nội 12 mùa hoa” ứng với 12 tháng trong năm với các loài hoa được phỏng theo lời bài hát "Hà Nội 12 mùa hoa" của nhạc sĩ Giáng Son.

Đời sống văn hóa