Khôi phục kinh tế: Phải “đưa bóng vào cuộc” càng sớm càng tốt!

Thứ năm, 16/09/2021 06:48 AM - 0 Trả lời

(CLO) Theo các chuyên gia, khôi phục kinh tế cũng phải thực hiện quyết liệt như chống dịch, cần sự bắt tay từ Chính phủ đến từng doanh nghiệp, địa phương. Phải “đưa bóng vào cuộc” càng sớm càng tốt.

Khôi phục kinh tế phải quyết liệt như chống dịch

Dịch bệnh kéo dài, tác động đến mọi mặt đời sống xã hội. Hiện nay, không chỉ ở Việt Nam mà nhiều quốc gia câu chuyện khôi phục kinh tế, “sống chung với đại dịch” đang được tính toán kỹ lưỡng.

Trong bối cảnh dịch bệnh vẫn còn diễn biến phức tạp, kéo dài thì sự cạnh tranh giữa các quốc gia dự báo sẽ rất khốc liệt, nếu Việt Nam “chậm” trong chuyển đổi thì nguy cơ tụt hậu rất cao.

Bàn về tác động của đại dịch, chuyên gia Nguyễn Đức Khương, thành viên tổ tư vấn của Thủ tướng Chính phủ từng nhận định, đại dịch làm suy giảm nghiêm trọng thương mại toàn cầu, phá vỡ các chuỗi cung ứng, sản xuất và giá trị đã được thiết lập kể từ những năm 1990 dưới tác động của các chính sách tự do hóa thương mại và hội nhập kinh tế quốc tế.

Trước bối cảnh như vậy, bài toán đặt ra cho các quốc gia cần phát triển kinh tế như thế nào khi dịch bệnh được khống chế. Xung quanh vấn đề này, phóng viên Báo Nhà báo & Công luận đã trao đổi với ông Nguyễn Ngọc Bảo, Đại biểu Quốc hội khóa 13.

Theo vị này: “Phát triển kinh tế sau đại dịch là một bài toán không những của Việt Nam mà nhiều nước trên thế giới đang mày mò. Hiện kinh tế thế giới bị suy thoái và không tuân theo quy luật nào.

Đây là lần đầu tiên, nền kinh tế của thế giới cũng như Việt Nam mới gặp tình huống “đặc biệt” – do dịch COVID-19 tác động. Do đó, tất cả các nước, nhất là các nước trong khu vực Đông Nam Á cũng đang tìm cách hội nhập, hòa nhập với tình hình mới”.

khoi phuc kinh te phai dua bong vao cuoc cang som cang tot hinh 1

Ông Nguyễn Ngọc Bảo, Đại biểu Quốc hội khóa 13.

Hiện nhiều người nói đến việc “sống chung với COVID-19 để phát triển kinh tế” nhưng ông Nguyễn Ngọc Bảo cho rằng, thực ra ngay từ đầu dịch các nhà hoạch định chính sách đã nhận định các biện pháp “cách ly, giãn cách, khoanh vùng” chỉ nhằm hạn chế, ngăn ngừa tác động của dịch bệnh, còn để đưa cuộc sống trở lại phải có vắc xin.

Hiện nay, đối với Việt Nam “bài toán khôi phục kinh tế phải gắn liền với tốc độ phủ vắc xin” – ông Nguyễn Ngọc Bảo nhấn mạnh và cho biết “Dịch bệnh đang đặt chúng ta vào thế bắt buộc phải chuyển đổi công nghệ.

Vì kinh tế hiện nay là kinh tế số, tất cả các lĩnh vực hoạt động của xã hội đều có sự thay đổi theo xu hướng này.

Muốn làm được điều này, các Chính phủ, Bộ ngành phải bắt tay vào cuộc. Việc đầu tiên, phải có được Chính phủ số, sau đó mới đến doanh nghiệp số và người dân số.

Chính sách này cần được vận hành đồng bộ. Nếu làm được sẽ thúc đẩy bước nhảy vọt về kinh tế, tiết kiệm được chi phí và tăng sản lượng kể cả trong công nghiệp, nông nghiệp”.

Ông Nguyễn Ngọc Bảo còn cho rằng, khôi phục kinh tế cũng phải cấp thiết như chống dịch.

Khi Chính phủ nhảy vào cuộc, mọi thành phần kinh tế, xã hội và người dân chung tay vào thì mới nhanh. Sắp tới khi dịch bệnh được khống chế, chắc chắn nền kinh tế nước ta sẽ mở hơn trước khi dịch COVID-19 bùng phát.

Về vấn đề khôi phục kinh tế, chuyên gia này quan tâm nhiều đến các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Thực trạng, dịch bệnh khiến các doanh nghiệp nhỏ và vừa gặp suy thoái rất nặng, thiếu rất nhiều về vốn, công nghệ… “Nhưng làm kinh tế chỉ nhìn vào mặt tối sẽ không khá lên được.

Chúng ta phải nhìn vào cơ hội, coi đây là một cơ hội. Muốn phát triển kinh tế phải lấy tấn công làm phòng thủ, muốn tấn công thì doanh nghiệp phải có công nghệ và vốn.

Đây là lúc vai trò của Chính phủ rất quan trọng. Chính phủ phải dẫn dắt, đồng hành, hỗ trợ các doanh nghiệp.

Sau khi doanh nghiệp quay lại hoạt động sẽ gặp một số điểm nghẽn liên quan đến chính sách, vốn, đầu ra, tiếp cận chuyển giao công nghệ…Do đó không có gì bằng sự đồng lòng.

Cần sự đồng lòng từ Chính phủ cho đến các doanh nghiệp và quán triệt “đưa bóng vào cuộc” càng sớm càng tốt. Ngay từ lúc này phải chuẩn bị tâm thế cuộc chiến sẽ còn rất cam go, cạnh tranh sẽ khốc liệt, các doanh nghiệp phải tính chuẩn bị sẵn sàng.

Tiềm năng về công nghiệp, nông nghiệp, con người chúng ta có đầy đủ. Nhưng chúng ta không quyết tâm, đồng lòng, mạnh ai nấy chạy thì sẽ tụt hậu” – vị này cảnh báo.

Ai không làm được thì đứng sang một bên

Theo đánh giá của các chuyên gia, bước qua giai đoạn mới, việc đặt mục tiêu phục hồi và tăng trưởng kinh tế sau đại dịch theo mô hình chữ V (từ đáy tăng trưởng trở lại rất nhanh) chứng tỏ quyết tâm cao độ của Chính phủ với mong muốn đưa nền kinh tế phục hồi tương đương với đà sụt giảm trước đó.

Tuy nhiên, lo lắng hiện nay cũng như trong chống dịch, nhiều cán bộ sẽ không bắt kịp được với yêu cầu thực tế. Trước thực trạng này, ông Nguyễn Ngọc Bảo cho rằng, yêu cầu phát triển kinh tế hiện nay cũng rất cấp thiết không khác gì chống dịch. Nhiều cán bộ lãnh đạo các cấp, thực chất hiện chưa làm tròn trách nhiệm.

khoi phuc kinh te phai dua bong vao cuoc cang som cang tot hinh 2

Khôi phục kinh tế: Phải “đưa bóng vào cuộc” càng sớm càng tốt!

Muốn phát triển kinh tế trong thời gian tới người đứng đầu các bộ, ngành, đứng đầu địa phương, doanh nghiệp phải phải thay đổi tư duy, cách quản lý, trình độ quản lý.

“Cương quyết ai không làm được thì đứng sang một bên để người khác làm. Hiện nay, không chỉ cán bộ có lỗi lầm về tham nhũng, tiêu cực thì mới bị xử lý. Lỗi làm chậm sự phát triển còn nặng không kém. Một ông tham nhũng đương nhiên ông có lỗi buộc phải rời ghế.

Nhưng ông không tham nhũng nhưng chả làm được gì thì cũng cần sớm loại bỏ” – ông Nguyễn Ngọc Bảo phân tích.

Trong điều hành khôi phục kinh tế, theo chuyên gia này Chính phủ, các Bộ ngành phải quyết liệt kiểm tra, kiểm soát, đánh giá, nhận xét kịp thời. Không thể hết 5 năm nhiệm kỳ mới có đánh giá.

Hết 5 năm nhiệm kỳ mới đánh giá là quá muộn. “Lúc này theo tư duy nhiệm kỳ là không đáp ứng được yêu cầu. Bây giờ việc đánh giá công tác cán bộ phải nhìn vào kết quả cụ thể,  kịp thời, phân công nhiệm vụ cụ thể từng tháng, nếu không làm được thì cho nghỉ.

Ở Bình Dương vừa rồi bắt từ Bí thư, Chủ tịch, đến nhiều giám đốc sở… Sự việc để xảy ra lâu như vậy mới mang ra kỷ luật. Thì bây giờ, phải cấp thiết hơn, sai đến đâu xử lý đến đó.

Khôi phục kinh tế cấp thiết không khác gì chống dịch. Nhận thức như vậy mới đúng. Muốn như vậy cần có tư duy đột phá từ trên xuống dưới. Trên không thông, dưới sẽ không làm, chắc chắn ở trên không làm ở dưới sẽ ì ạch đi rất nhiều” – vị này nhấn mạnh.

Cũng liên quan đến câu chuyện điều hành xã hội trong thời gian tới đây, ông Lê Thanh Vân, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội từng cho biết: "Trong bối cảnh này, phương thức quản lý phải luôn luôn động thay vì ở trạng thái tĩnh.

Chúng ta cần tư duy lại nhiều vấn đề trong đó có tư duy về ban hành chính sách. Chính sách trong ngày hôm nay đưa ra quy tắc này nhưng ngày mai virus đại dịch lại tác động đến khiến cần phải thay đổi. Trong tư duy chính sách cần luôn luôn thích ứng với sự thay đổi".

"Trong công tác điều hành cần luôn luôn tổng kết, rút kinh nghiệm để thay đổi không nên cứng nhắc. Đặc biệt, tư duy hệ thống cán bộ ở cơ sở phải thường xuyên đổi mới, nhận thức cho đúng.

Loại bỏ những người có nhận thức sai lệch trong ứng phó với đại dịch, máy móc, cứng nhắc, thô kệch, thậm chí trở thành lộng hành quyền lực.

Không những hỗ trợ cho người dân doanh nghiệp có cơ hội thoát khỏi đại dịch mà còn tạo nhân tai tác động kép. Như vậy phải tránh và xử lý nghiêm", ông Lê Thanh Vân nói thêm.

Trinh Phúc

Bình Luận

Tin khác

Dự báo thời tiết 29/3/2024: Bắc Bộ mưa rào và dông rải rác

Dự báo thời tiết 29/3/2024: Bắc Bộ mưa rào và dông rải rác

(CLO) Theo Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia: Dự báo thời tiết 29/3/2024, Bắc Bộ mưa rào, rải rác có dông, cục bộ có mưa to đến rất to, khu Tây Bắc có nơi có nắng nóng.

Đời sống
Mưa đá, giông lốc ở miền Bắc khiến hàng trăm ngôi nhà của người dân bị ảnh hưởng

Mưa đá, giông lốc ở miền Bắc khiến hàng trăm ngôi nhà của người dân bị ảnh hưởng

(CLO) Do ảnh hưởng của không khí lạnh yếu tràn xuống nhiều tỉnh miền núi phía Bắc đã xuất hiện giông lốc, mưa đá ngày 28/3. Hàng trăm ngôi nhà của người dân đã bị sập, tốc mái.

Đời sống
Thi hành kỷ luật đối với Viện trưởng Viện Pháp luật kinh doanh và Đầu tư châu Âu

Thi hành kỷ luật đối với Viện trưởng Viện Pháp luật kinh doanh và Đầu tư châu Âu

Ông Lê Hoàng Anh Tuấn, Viện trưởng Viện Pháp luật kinh doanh và đầu tư châu Âu trực thuộc Trung ương Hội Luật gia Việt Nam đã có nhiều khuyết điểm, sai phạm.

Đời sống
Cần lắng nghe nguyện vọng của người dân khi đưa núi Ngọc vào khai thác

Cần lắng nghe nguyện vọng của người dân khi đưa núi Ngọc vào khai thác

(CLO) Mặc dù được đưa vào phương án đấu giá quyền khai thác khoáng sản tuy nhiên mỏ đất vật liệu san lấp tại xã Thọ Cường, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hoá chưa thể tổ chức đấu giá vì vấp phải sự phản đối của người dân.

Đời sống
Kho hàng của 'hotgirl' Nguyễn Hoàng Mai Ly 'khủng' cỡ nào?

Kho hàng của "hotgirl" Nguyễn Hoàng Mai Ly "khủng" cỡ nào?

(CLO) Số hàng hoá này không có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc tại kho hàng của "hotgirl" Nguyễn Hoàng Mai Ly trị giá 20,1 tỷ đồng.

Đời sống