'Địa đạo' của Bùi Thạc Chuyên thu 50 tỷ đồng sau 3 ngày công chiếu
(CLO) Sau 3 ngày công chiếu, bộ phim “Địa đạo” của đạo diễn Bùi Thạc Chuyên với sự góp mặt của diễn viên Thái Hoà đang dẫn đầu phòng vé Việt với doanh thu 50 tỷ đồng.
Theo dõi báo trên:
Video khôi phục Lễ hội Cầu ngư của ngư dân vùng biển làng Cam Lâm
Tục thờ Cá Ông tại làng Cam Lâm - xã Xuân Liên chiếm vị trí đặc biệt quan trọng trong đời sống tinh thần của người dân nơi đây. Một phong tục đã ăn sâu trong đời sống văn hoá nhằm thể hiện sự biết ơn của ngư dân dành cho Cá Ông, đồng thời là dịp để họ cầu mong, gửi gắm những hi vọng về một năm dong buồm ra khơi suôn sẻ, thuận lợi và bình an với những khoang thuyền đầy ắp lộc trời.
Lễ hội Cầu ngư mang đậm nét dân gian gắn liền với cuộc sống của cư dân miền biển làng Cam Lâm
Theo sử sách, năm 1953, làng Cam Lâm tổ chức Lễ rước các Thánh vị Tôn thần (Thành Hoàng làng và Ngư ông). Mặc dù thời gian biến thiên, Lễ Cầu ngư dần mai một, nhưng vào ngày rằm, mồng một hằng tháng, ngư dân ở làng Cam Lâm vẫn dành niềm tin tâm linh, tín ngưỡng tuyệt đối cho Ngư Ông. Cho đến nay, làng Cam Lâm tiếp tục duy trì Lễ Cầu ngư nhưng mỗi năm một nghi thức khác nhau. Nguyện vọng chung của ngư dân là Lễ Cầu ngư sẽ được tổ chức một cách bài bản, hấp dẫn hơn, có sức lôi cuốn được nhiều tầng lớp nhân dân các thôn, xã lân cận như Cổ Đạm, Cương Gián cùng tham gia và trở thành lễ hội mang đậm nét văn hoá tín ngưỡng, văn hoá tâm linh truyền thống ở vùng quê nơi đây. Tuy nhiên mong muốn đó còn phải giải quyết nhiều vấn đề, như kinh phí, kịch bản lồng ghép phần lễ và hội...
Vài năm gần đây, địa phương đã kêu gọi lòng hảo tâm của những tập thể, cá nhân cùng bà con nhân dân, con em học tập, làm ăn sinh sống trên mọi miền Tổ quốc và nước ngoài đồng lòng góp công, người góp của tu sửa lại đền Đông Hải “Ngư ông” cùng nhau xây dựng một lễ hội bài bản và trang nghiêm.
Vào dịp Tết cổ truyền hằng năm, dân làng náo nức đón xuân đồng thời tấp nập sửa soạn, mua sắm lễ vật và cùng nhau tập luyện các nghi thức để phục vụ cho Lễ hội Cầu ngư. Địa phương tiến hành họp bàn, phân công các tiểu ban chỉ đạo rất cụ thể. Một số lo tập luyện cho phần lễ, phần hội, câu lạc bộ Trò Kiều, câu lạc bộ Dân ca Ví, Giặm. Số khác, như con dâu, con gái các dòng họ lo tập luyện văn nghệ, các trích đoạn, diễn xướng phục vụ bà con các buổi tối những ngày diễn ra lễ hội. Bởi đó là những món ăn tinh thần không thể thiếu được của bà con nhân dân nơi đây. Các đô vật ôn luyện để trổ tài thi thố; các tổ chức, như “Hội con gái. con dâu các dòng họ” cũng nô nức tập luyện các môn bóng chuyền, bóng đá nam, nữ để thi đấu. Các cụ cao niên say sưa luyện tài môn cờ tướng; trai làng lại chuẩn bị tay chèo môn đua thuyền truyền thống trên biển, mời các đội đua thuyền các xã bạn về cùng tham gia. Các bà, các chị tìm mua nếp ngon để gói bánh ống (đây là loại bánh truyền thống của làng gói để cúng lễ, tết, rất dẻo, không dùng nhân để dùng được lâu); chọn các sản phẩm là những đặc sản mà làng coi là phẩm vật trời ban từ những mẻ tôm, mẻ cá đánh bắt trong năm để chế biến, thi tài trong dịp lễ hội, mang đậm truyền thống văn hoá quê hương.
Niềm tin vào việc thực hiện các nghi lễ tín ngưỡng không chỉ giúp người dân cảm thấy yên lòng hơn khi có người thân đi biển, mà cả người đi biển cũng cảm thấy an tâm ra khơi
Phần lễ, dân làng chọn ra một ban nghi lễ gồm các cụ cao niên hiền đức, có uy tín với bà con vạn chài và không vướng thời điểm đang tang chế. Tại đây, vị chánh bái dâng đồ tế lễ và đọc văn tế nói lên lòng biết ơn của dân làng đối với công đức của “Ngư thần” và cầu mong một mùa đánh bắt bội thu, thuyền bè ra khơi, vào lộng an toàn. Lễ Cầu ngư còn cầu mùa, cầu phúc, cầu thiện, cầu an, cầu lành, cầu cho thiên nhiên thuận hoà, đất nước thanh bình, làng xã yên vui, nhà nhà hạnh phúc.
Về phần hội, mọi người cùng tham gia các trò chơi dân gian vùng biển như: vật cổ truyền, đua thuyền, bơi lội, kéo co, đánh bóng chuyền bãi biển v.v... Về văn nghệ, các tích Trò Kiều và Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh là những loại hình nghệ thuật dân gian đặc sắc do các thành viên câu lạc bộ của làng biểu diễn. Đến tối, lễ phóng đăng trên biển, lễ thả thuyền cúng các linh hồn đã khuất trên biển đã diễn ra, thu hút đông đảo người dân về tham dự.
Ngư dân Hồ Văn Lịnh (thôn Lâm Vượng, xã Xuân Liên) chia sẻ: Lễ hội Cầu ngư mang nhiều giá trị tích cực của đời sống văn hoá tinh thần được tích tụ, gìn giữ bao đời. Nhưng theo thời gian, do nhiều nguyên nhân, đang bị mai một dần. Bởi vậy, việc giữ gìn, phát huy lễ hội này là nhiệm vụ cấp thiết, nhất là đối với những cư dân miền biển. “Năm nay, bà con rất phấn khởi khi được tham dự lễ hội Cầu ngư sau nhiều năm bị gián đoạn. Đến với lễ hội, chúng tôi cầu mong năm mới tàu thuyền vươn khơi đầy ắp cá tôm, người đi biển đều được bình an trước sóng gió”, ông Lịnh vui vẻ nói.
Mọi người hướng về Lễ hội Cầu ngư với tất cả niềm tin, niềm vui, tạo thành một cộng đồng hướng về cội nguồn.
Tiếp thêm sức mạnh cho ngư dân bám biển
Đền Đông Hải nằm ở thôn Lâm Hải Hoa, xã Xuân Liên (trước đây là làng Cam Lâm). Làng Cam Lâm do 3 ông Trần Canh, Lê Công Toản và Nguyễn Như Tiến (có sách ghi là cụ Nguyễn Nhật Tân) xin bãi cát hoang ven biển rồi chiêu tập dân lập ấp. Từ mảnh đất cằn nay trở thành vùng đánh cá sầm uất.
Nghề đánh cá biển gắn với tập tục lâu đời của miền quê biển. Một buổi sáng, dân Cam Lâm thấy trên bãi cát làng có bộ xương cá voi trôi dạt vào. Vì cá voi được coi là cá thần (ngư thần), thường giúp ngư dân khi gặp nạn. Đã có nhiều chuyện kể lại khá ly kỳ. Như cá voi giúp nâng thuyền và đẩy vào gần bờ cứu người gặp nạn; người bị trôi ngoài biển thì cá voi nâng người và chở vào gần bờ, rồi lựa sóng để thả thuyền, thả người để sóng xô lên bãi cát... Những nghĩa cử ấy được con người ví cá voi như một vị thần, dân ở vùng này gọi là thần Đông Hải.
Xương cá voi khi dạt vào bờ, được bà con tổ chức lễ tang chôn cất chu đáo như người. Ngư dân còn lập bàn thờ; lúc đầu là một gian thờ sơ sài, nhưng khi cuộc sống của người dân biển sung túc hơn, họ xây dựng hẳn một đền thờ rất nghiêm cẩn. Đền thờ này về sau được một triều Vua phong sắc hiệu thần Đông Hải là: “Đương giới quản hải đạo ngư ông lịch nậm linh ứng uông nhuận tùng ba lịch triều phong tặng hàm hoàng quang đại thượng đẳng tối linh thần”. Đền nằm hướng đông bắc, trên diện tích gần 2000m2, cấu trúc hình chữ đinh (giống chữ T) trông rất uy nghi, trầm mặc.
Chính giữa ngôi đền là mộ cá voi được ốp đá hoa cương màu đen (hai bên ngoài thượng điện có 17 mộ cá voi chôn sau). Phía trong là hương án xây, trên đặt bộ 3 long ngai bài vị bằng gỗ sơn son thếp vàng cùng bát hương và các đồ thờ thông dụng khác. Đền Đông Hải, xã Xuân Liên có 4 đạo sắc phong, năm 2017 được xếp hạng Di tích Lịch sử - Văn hoá cấp tỉnh.
Lễ hội Cầu ngư để cầu mong, gửi gắm những hi vọng về một năm dong buồm ra khơi suôn sẻ, thuận lợi và bình an với những khoang thuyền đầy ắp lộc trời.
Theo ông Đinh Trọng Liến, Trưởng ban làng Cam Lâm cho biết, Lễ Cầu ngư làng Cam Lâm có từ hàng trăm năm nay, tục thờ thần Cá Ông của người dân biển nơi đây cũng gắn liền với thờ Thành hoàng làng. Ban ngày làm phần tế lễ, sau phần tế lễ là tổ chức các trò chơi dân gian truyền thống, các trò thể thao; ban đêm tổ chức hát xướng rất vui và kéo dài hằng đêm. Ở Cam Lâm có Câu lạc bộ Trò Kiều từ rất lâu, những năm gần đây còn phát triển các loại hình nghệ thuật dân gian khác như Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh. Lễ hội Cầu ngư được tổ chức tại Đền Đông Hải (ngôi đền có lăng của các Ngư thần).
Trong ngày diễn ra phần lễ của Lễ hội Cầu ngư, ngư dân sẽ tổ chức một cách trang nghiêm, cung kính với đầy đủ các nghi thức truyền thống, nghinh thần, rước sắc, đọc văn tế,… Lễ rước sắc chính là phần mở đầu của Lễ hội Cầu ngư (bắt đầu từ lăng Ông, tức là đền Đông Hải). Sau phần này, ngư dân sẽ tiếp tục thực hiện những lễ nghinh thuỷ, lễ rước hồn Thần Đông Hải. Trong buổi lễ, các thành viên trong Ban tế lễ được Ban tổ chức phân công cúng lễ theo phong tục cổ truyền tại Thượng điện, Trung điện và Hạ điện. Vật phẩm dâng cúng bao gồm các loại đặc sản của địa phương và hương, hoa. Sau khi dâng lễ vật, chủ tế sẽ đọc chúc văn và văn tế.
Trước và sau khi kết thúc nghi lễ cầu cúng, phần hội trong Lễ hội Cầu ngư sẽ được bắt đầu với một loạt những trò chơi dân gian, diễn xướng dân gian như Trò Kiều và dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh. Ngoài ra, mọi người còn tổ chức các hoạt động thể thao sôi nổi như đua thuyền, đi cà kheo, kéo co, đấu võ cổ truyền,... Tất cả hoạt động này tạo nên bầu không khí lễ hội vừa trang nghiêm nhưng cũng rất sôi động và thú vị.
Nghi lễ chạy thuyền trong Lễ hội Cầu ngư
Lễ hội Cầu ngư đã trở thành nét đẹp văn hóa tâm linh độc đáo được mong chờ nhiều năm nay của người dân làng biển Cam Lâm. Trong những ngày diễn ra lễ hội, dù bận rộn, nhưng người dân dành thời gian hội tụ về đền Đông Hải để khấn bái thần và cầu mong, gửi gắm những hy vọng về một năm trời yên biển lặng, thuyền bè ra khơi thuận lợi, trở về đầy ắp cá tôm. Lễ hội còn là dịp để người dân xã Xuân Liên và vùng lân cận gặp gỡ, thặt chắt tình đoàn kết gắn bó và chia sẻ kinh nghiệm, cùng nhau quyết tâm vươn khơi bám biển, phát triển kinh tế và xây dựng quê hương đẹp giàu.
Một số hình ảnh tại Lễ hội Cầu ngư làng Cam Lâm:
(CLO) Sau 3 ngày công chiếu, bộ phim “Địa đạo” của đạo diễn Bùi Thạc Chuyên với sự góp mặt của diễn viên Thái Hoà đang dẫn đầu phòng vé Việt với doanh thu 50 tỷ đồng.
(CLO) Ngày 5/4 đã chứng kiến làn sóng biểu tình mạnh mẽ chống lại Tổng thống Donald Trump và tỷ phú Elon Musk lan rộng từ Mỹ sang châu Âu.
(CLO) Dính “lùm xùm” vụ kẹo rau khiến Hoa hậu Nguyễn Thúc Thuỳ Tiên bị tạm hoãn xuất cảnh, sự việc đang gây xôn xao dư luận Thái Lan – nơi cô đăng quang Miss Grand International 2021.
(CLO) Hùng Vương – biểu tượng quốc tổ của dân tộc Việt Nam, được xem là vị vua đầu tiên lập nên nhà nước Văn Lang – vương triều huyền thoại mở đầu cho lịch sử dân tộc.
(CLO) Trong năm 2025, Quảng Ninh sẽ mở thông tuyến du lịch từ vịnh Hạ Long sang vịnh Lan Hạ, góp phần gia tăng trải nghiệm, góp phần thu hút thêm khoảng 500.000 lượt khách trong năm nay.
(CLO) Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ra tuyên bố chấn động vào ngày 5/4: hủy bỏ toàn bộ thị thực hiện có và ngừng cấp mới cho công dân Nam Sudan.
(CLO) Nhiệt độ trong xe hơi có thể vượt ngưỡng 60°C giữa mùa hè, nhưng chỉ với vài mẹo đơn giản, bạn hoàn toàn có thể xóa tan sức nóng.
(CLO) Giỗ Tổ Hùng Vương là một nghi lễ truyền thống quan trọng, được tổ chức hàng năm vào ngày 10/3 Âm lịch để tưởng nhớ công lao dựng nước của các Vua Hùng – những vị vua đầu tiên trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Đây không chỉ là dịp để tri ân tổ tiên mà còn là biểu tượng thiêng liêng gắn kết cộng đồng người Việt trong và ngoài nước.
(CLO) Mức thuế quan cao mà Tổng thống Donald Trump đưa ra sẽ khiến Mỹ trở thành một trong những quốc gia bảo hộ nhất thế giới. Vậy trong lịch sử, có những nước “siêu bảo hộ” khác không và tác động của chính sách này với họ như thế nào?
(CLO) Tính riêng tháng 3, chỉ số giá thịt heo tăng 3,58% so với tháng liền trước. Nguyên nhân đẩy giá và gây khan hiếm thịt heo đến từ ảnh hưởng của dịch bệnh, hậu quả của cơn bão số 3 năm 2024 khiến nhiều trang trại chăn nuôi chưa kịp tái đàn.
(CLO) Sáng ngày 6/4/2025, tại thị xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh đã phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND thị xã Hồng Lĩnh cùng Công ty CP Đầu tư Victory tổ chức hội thi “Gói và nấu bánh chưng, bánh dày dâng Quốc Tổ”.
(CLO) Tất cả các mảng kiến tạo trên Trái đất đều không ngừng chuyển động, tuy nhiên, một số mảng di chuyển nhanh hơn những mảng khác.
(CLO) Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Khánh Hòa đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Lâm Đặng Thanh Quân - người tông CSGT rồi bỏ chạy, về tội "Chống người thi hành công vụ".
(CLO) Meta vừa công bố phiên bản mới nhất của mô hình ngôn ngữ lớn (LLM) mang tên Llama 4, bao gồm hai biến thể: Llama 4 Scout và Llama 4 Maverick.
(CLO) Mưa lớn đã trút xuống một số khu vực bị ảnh hưởng bởi động đất ở Myanmar vào cuối tuần, điều này có thể làm phức tạp thêm các nỗ lực cứu trợ và tăng nguy cơ bùng phát dịch bệnh.
(CLO) Việc đổ thêm dầu khi động cơ đang nóng có thể an toàn, nhưng chỉ khi người dùng hiểu rõ nguyên tắc và rủi ro nhiệt hơn 93°C.
(CLO) Hùng Vương – biểu tượng quốc tổ của dân tộc Việt Nam, được xem là vị vua đầu tiên lập nên nhà nước Văn Lang – vương triều huyền thoại mở đầu cho lịch sử dân tộc.
(CLO) Sáng ngày 6/4/2025, tại Di tích Kiến trúc nghệ thuật Quốc gia Đền Thánh Nguyễn, Huyện ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Gia Viễn tổ chức khai mạc Lễ hội Đền Thánh Nguyễn và đón nhận danh hiệu Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.
(CLO) Giỗ Tổ Hùng Vương là một nghi lễ truyền thống quan trọng, được tổ chức hàng năm vào ngày 10/3 Âm lịch để tưởng nhớ công lao dựng nước của các Vua Hùng – những vị vua đầu tiên trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Đây không chỉ là dịp để tri ân tổ tiên mà còn là biểu tượng thiêng liêng gắn kết cộng đồng người Việt trong và ngoài nước.
(CLO) Sáng ngày 6/4/2025, tại thị xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh đã phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND thị xã Hồng Lĩnh cùng Công ty CP Đầu tư Victory tổ chức hội thi “Gói và nấu bánh chưng, bánh dày dâng Quốc Tổ”.
(CLO) Chương trình nghệ thuật “Hoa và rác” với thông điệp mạnh mẽ về bảo vệ môi trường sẽ lần đầu tiên đến với khán giả Thủ đô.
(CLO) Ngày 6/4, tại hồ Công viên Văn Lang (thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ) diễn ra giải Bơi chải thành phố Việt Trì mở rộng năm 2025 với sự tham gia của 9 đội chải với gần 300 vận động viên. Đây cũng là chương trình nằm trong khuôn khổ các hoạt động tại Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm 2025.
(CLO) Lễ trao Giải thưởng Văn học Nghệ thuật tỉnh Bắc Ninh lần thứ II năm 2025 vừa diễn ra trong không khí trang trọng và ấm áp, quy tụ nhiều gương mặt nổi bật của giới văn hóa, giải trí Việt Nam như nghệ sĩ Xuân Hinh, NSND Xuân Bắc, NSND Tự Long, ca sĩ Hòa Minzy, nhạc sĩ Tuấn Cry...
(CLO) Ngày 12/4 tới, huyện Đan Phượng (Hà Nội) sẽ long trọng tổ chức Lễ đón nhận Bằng di sản văn hóa phi vật thể quốc gia cho Hội diều làng Bá Dương Nội, đồng thời công bố Bằng công nhận danh hiệu nghề truyền thống Hà Nội dành cho "Nghề làm diều sáo làng Bá Dương Nội".
(CLO) Nghi lễ rước Thánh trong lễ hội làng Giá là một trong những nghi thức rước nổi tiếng, góp phần làm nên bản sắc văn hóa rất riêng của xứ Đoài.
(CLO) Chiều 5/4, trong khuôn khổ chương trình đại lễ giỗ Quốc Tổ Hùng Vương năm 2025, tại Khu di tích lịch sử - văn hóa Đại Hùng (phường Đậu Liêu, thị xã Hồng Lĩnh), lãnh đạo các huyện, thành phố, thị xã trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh đã trang trọng tổ chức lễ dâng lễ vật lên Đức Thủy tổ Kinh Dương Vương và các Vua Hùng.