Không cho phép các trường đại học tăng học phí vô hạn được!

Thứ năm, 11/06/2020 08:41 AM - 0 Trả lời

(CLO) Theo chuyên gia thì nhà nước nên nghiên cứu đánh giá mức tăng học phí thế nào là phù hợp với nhân dân tránh tình trạng đua nhau tăng một cách vô hạn.

Trong đề án tuyển sinh năm nay, các trường đại học công lập đã thực hiện công khai học phí theo quy định. Nhưng bất ngờ ở chỗ học phí nhiều trường tăng cao, có trường tăng gấp đến 5 lần khiến dư luận giật mình.

Học phí cao phải kể đến trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh tăng từ mức 13 triệu đồng/năm với tất cả các ngành lên mức 30 - 70 triệu đồng/năm. Ngành có mức học phí cao nhất là răng hàm mặt với 70 triệu đồng/năm, y khoa là 68 triệu đồng.

Không chỉ trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh tăng học phí mà ngành răng hàm mặt của trường Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh cũng có mức học phí lên tới 88 triệu đồng/năm.

Theo ông Trần Xuân Nhĩ, Phó Chủ tịch Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam thì cần quy định trần học phí để các trường công khỏi tăng một cách vô lý (ảnh TL).

Theo ông Trần Xuân Nhĩ, Phó Chủ tịch Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam thì cần quy định trần học phí để các trường công khỏi tăng một cách vô lý (ảnh TL).

Trước thực trạng học phí đại học công lập tăng cao, phóng viên Báo Nhà báo và Công luận đã trao đổi với ông Trần Xuân Nhĩ, Phó Chủ tịch Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam và được ông cho rằng đó là sự vô lý.

Các trường đại học công lập phải biết được mặt bằng thu nhập của nhân dân đang có hạn nên không thể tăng học phí một cách vô hạn như vậy. Việc này cần thiết phải được ngăn chặn.  

Nguyên nhân của thực trạng này là do các trường đại học được tự chủ nhưng không có quản lý, giám sát nên các trường thoải mái tính toán để tăng nguồn thu.

Vì thế nhà nước nên nghiên cứu đánh giá mức tăng học phí thế nào để phù hợp với đa số nhân dân.

Tốt nhất là quy định mức trần học phí để các trường căn cứ vào quy định điều chỉnh chứ không thả nổi như hiện nay.

“Chỉ có cách quy định mức trần học phí quy chỉ được phép thu trong giới hạn mới chấm dứt được tình trạng tăng học phí một cách vô lý.

Quy định trần học phí phải được tính toán phù hợp không để học phí thấp quá hoặc cao quá. 

Thu học phí thấp sẽ không đảm bảo được chất lượng.

Với mức học phí 80 triệu đồng/ năm thì quá cao, chỉ phù hợp với một số ít người. Trong khi giáo dục của nước ta lại mong muốn mọi người có cơ hội đi học.

Thu học phí mà quá đáng là không phù hợp với tình hình kinh tế xã hội hiện nay.

Nhà nước cho các trường đại học quyền tự chủ nhưng đồng thời cũng phải khống chế mức trần để quản lý. Vai trò của nhà nước thể hiện ở điểm này" - ông Trần Xuân Nhĩ nhấn mạnh.

Trước đó, trao đổi với phóng viên Báo Nhà báo và Công luận, GS Phạm Tất Dong, Phó Chủ tịch Hội khuyến học Việt Nam cho rằng, “nếu tự chủ đại học mà chỉ nhăm nhăm về mặt tiền nong là quá nguy hiểm”.

Tự chủ quan trọng nhất là tự chủ học thuật, các nhà trường phải chịu trách nhiệm đào tạo trước nhà nước, phải đảm bảo chuẩn chất lượng chứ không phải thu tiền là xong. Không thể cứ tự chủ là tăng giá, nâng vống học phí lên gần 100 triệu đồng.

Học phí như vậy là “chết rồi còn gì nữa” – ông Dong lo lắng và cho biết, mức thu học phí phải bảo đảm phù hợp với năng lực chi tiêu của người dân. Còn thu như vậy, con nông dân chỉ có nước thất học.

Trường nào muốn thu cao học phí thì phải giải trình. Muốn thu học phí cao chất lượng phải cao. Chất lượng cao như thế nào phải giải trình được với nhà nước. Chứ đào tạo ra mà đâu vào đấy, đào tạo ra không có việc làm thì “chết”.

“Theo tôi, hiện nay nâng học phí lên chủ yếu là để nâng lương cho thầy cô.

Họ nói nọ nói kia nhưng chủ yếu là để nâng lương. Mà tăng học phí chỉ vì mục đích nâng lương thì nguy” – GS Phạm Tất Dong nhấn mạnh.

Trinh Phúc

Trinh Phúc

Tin khác

Hơn 1.000 học sinh được tư vấn chọn ngành nghề luật, kinh tế

Hơn 1.000 học sinh được tư vấn chọn ngành nghề luật, kinh tế

(CLO) Ngày 20/4, hướng tới cung cấp cho học sinh THPT những thông tin hữu ích, thiết thực về các ngành học, tư vấn chọn trường, chọn nghề, cơ hội việc làm cũng như phương thức tuyển sinh ngành Luật - Kinh tế ở các trường đại học, chương trình “Đối thoại tư vấn hướng nghiệp về khối ngành Luật - Kinh tế” đã được tổ chức tại trường THPT Đồng Quan, huyện Phú Xuyên, Hà Nội.

Giáo dục
Trẻ bị đứt cổ tay, bác sĩ chỉ cách sơ cứu

Trẻ bị đứt cổ tay, bác sĩ chỉ cách sơ cứu

(CLO) Vừa qua, các bác sĩ Bệnh viện Nhi Nhi Trung ương đã tiếp nhận bé trai 11 tuổi, ở Hà Nội nhập viện trong tình trạng vết thương hở cổ tay và bàn tay hai bên do tai nạn sinh hoạt, may mắn trước đó trẻ đã được sơ cứu ban đầu đúng cách và kịp thời.

Giáo dục
Phó chủ tịch tỉnh được giao điều hành trường Cao đẳng Y tế Quảng Nam

Phó chủ tịch tỉnh được giao điều hành trường Cao đẳng Y tế Quảng Nam

(CLO) Quảng Nam vừa phân công Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Anh Tuấn điều hành hoạt động của trường CĐ Y tế Quảng Nam, sau khi hiệu trưởng trường này bị khởi tố.

Giáo dục
Nhiều cơ hội thực tập, làm việc cho sinh viên tại ngày hội việc làm USSH Job Fair 2024

Nhiều cơ hội thực tập, làm việc cho sinh viên tại ngày hội việc làm USSH Job Fair 2024

(CLO) Ngày hội việc làm - USSH Job Fair 2024 là hoạt động thường niên do Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TPHCM phối hợp cùng các tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp trong và ngoài nước nhằm giới thiệu các cơ hội việc làm, thực tập đến sinh viên.

Giáo dục
Gia Lai: Một học sinh lớp 7 bị nhóm thanh niên tấn công trên đường đi học về

Gia Lai: Một học sinh lớp 7 bị nhóm thanh niên tấn công trên đường đi học về

(CLO) Trên đường đi học về, em T. (học sinh lớp 7) bất ngờ bị 1 nhóm thanh niên dùng ghế nhựa, mũ bảo hiểm tấn công gây thương tích.

Giáo dục