Trao đổi nghiệp vụ giữa Báo Hải Dương và Báo Quảng Ngãi
(CLO) Chiều 2/4, nhân kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Quảng Ngãi (1975 - 2025), đoàn công tác của Báo Hải Dương đã tới thăm và có buổi trao đổi nghiệp vụ với Báo Quảng Ngãi.
Theo dõi báo trên:
Không có kỹ thuật kiến trúc đơn lẻ nào có thể giải quyết vấn đề nắng nóng ngột ngạt đã bao trùm phần lớn châu Âu vào mùa hè này. Nhưng ở một lục địa, nơi mà việc sử dụng điều hòa nhiệt độ tương đối hạn chế, các kỹ thuật xây dựng bền vững có thể giúp ích rất nhiều trong việc bảo vệ cư dân.
Giấc ngủ trưa nổi tiếng của Tây Ban Nha đang thu hút sự chú ý ở các nước châu Âu khác, chẳng hạn như Đức, học theo. Ảnh: Independent
Những tính năng đó, bao gồm sân trong, cửa chớp nặng, sơn phản chiếu và mặt tiền bằng đá trắng, có thể giữ cho ngôi nhà mát mẻ tự nhiên và giảm nhu cầu sử dụng điều hòa không khí. Tiến sĩ Marialena Nikolopoulou, chuyên gia về kiến trúc bền vững tại Đại học Kent (Anh), cho biết vấn đề, đặc biệt đối với các thành phố Địa Trung Hải đã phải chịu đựng nhiệt độ thiêu đốt vào mùa hè này, là nhiều tòa nhà mới hơn đã được xây dựng theo phong cách phương Tây hiện đại.
“Chúng ta đã bắt đầu du nhập kiến trúc phương Tây và quên đi truyền thống địa phương”, Tiến sĩ Nikolopoulou phát biểu trong một trưa hè tại Athens, thủ đô nóng nhất trên cựu lục địa - với nhiệt độ trung bình hàng ngày là 33,4 độ C vào tháng 7 vừa qua và nhiệt độ cao nhất được ghi nhận lên tới 48 độ C.
Các tòa nhà cao tầng, hiện đại và việc sử dụng các vật liệu như nhựa đường để làm đường giữ nhiệt, góp phần tạo ra hiệu ứng “đảo nhiệt”, trong đó các thành phố nóng hơn các khu vực nông thôn xung quanh. Đợt nắng nóng đang diễn ra ở Hy Lạp đã dẫn đến tình trạng khô hạn, gây cháy rừng tại nhiều vùng của đất nước.
Ở các nước Địa Trung Hải như Hy Lạp, Ý, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, những ngôi nhà truyền thống có xu hướng thiết kế để cho phép gió thổi qua chúng. Nhưng cùng với đó, còn là khả năng giữ mát của những lớp tường dày.
Tiến sĩ Catalina Spataru, chuyên gia về Năng lượng và Tài nguyên toàn cầu tại Viện năng lượng của Đại học College London cho biết, những bức tường dày giúp hấp thụ nhiệt vào ban ngày và giải phóng nhiệt vào ban đêm, sẽ phần nào bù đắp sự mát mẻ cho những cư dân không có điều hòa không khí.
Ngoài ra, những lối đi hẹp ở một số khu vực phố cổ, những con đường rợp bóng cây và những giàn che ở các khu vực công cộng cũng tạo bóng mát cho người đi bộ. Chính phủ một số nước như Hy Lạp, Ý và Tây Ban Nha khi khuyến cáo các biện pháp để bảo vệ người dân khỏi nắng nóng, đã khuyên mọi người tranh thủ các không gian công cộng. Các nước này cũng lên kế hoạch tạo ra các công viên nhỏ trong khu dân cư, có thể giúp không khí nơi đây mát hơn vài độ so với đường phố, đồng thời giúp cư dân giảm tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.
Những ngày châu Âu đang hứng chịu cái nóng kỷ lục, điều hòa không khí là thứ mà nhiều cư dân rất muốn có. Nhưng các chuyên gia làm mát nói rằng việc ngày càng phụ thuộc vào điều hòa không khí, một thiết bị rất ngốn năng lượng, không phải là một giải pháp bền vững.
Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới công bố năm 2019, các thiết bị làm mát thông thường, bao gồm máy điều hòa không khí và tủ lạnh, đã chiếm tới 10% tổng lượng khí thải nhà kính toàn cầu.
Những bức tường quét vôi trắng ở Hy Lạp giúp giữ cho nội thất căn nhà mát mẻ hơn. Ảnh: New York Times
Trong khi đó Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), một tổ chức liên chính phủ đưa ra các khuyến nghị chính sách về lĩnh vực năng lượng toàn cầu, cho biết doanh số bán máy điều hòa không khí hàng năm trên toàn thế giới đã tăng gấp ba lần kể từ năm 1990.
Nhiệt độ ở Bắc Âu thường mát hơn ở Nam Âu, nhưng khi thời tiết thay đổi cực đoan như hiện nay thì một thách thức lớn là nhiều ngôi nhà tại Bắc Âu sẽ rất nóng và bí do được thiết kế để giữ nhiệt. Tại vùng Scandinavia, nơi nhiều ngôi nhà được xây dựng bằng vật liệu xây dựng nhẹ hơn như gỗ, rất tốt cho thời tiết lạnh, nhưng có thể khiến việc đối phó với nhiệt độ cực cao trở nên khó khăn hơn.
Radhika Khosla, phó giáo sư về Phát triển bền vững tại Đại học Oxford cho biết: “Các tòa nhà và ngôi nhà ở Bắc Âu không phù hợp với khí hậu ngày càng nóng. Với nhiệt độ tăng cao một cách cực đoan như hiện nay, họ sẽ cần đến điều hòa không khí”.
Nhưng theo phó giáo sư Radhika Khosla, điều này sẽ dẫn tới một cái vòng luẩn quẩn. “Nếu không có những biện pháp can thiệp bền vững, sự phụ thuộc ngày càng nhiều vào điều hòa không khí sẽ góp phần vào việc tăng cường đốt cháy nhiên liệu hóa thạch để giữ cho con người mát mẻ. Và điều này thì chỉ làm thế giới bên ngoài trở nên nóng hơn mà thôi”, bà Khosla nhấn mạnh.
Các chuyên gia làm mát cũng cho biết, ở những nơi không có điều hòa nhiệt độ, việc thay đổi lối sống là rất quan trọng để thích nghi. Những thay đổi đó bao gồm tránh các hoạt động ngoài trời vào những thời điểm nóng nhất trong ngày và ngủ trưa - ngay cả ở Bắc Âu và những khu vực có khí hậu mát mẻ hơn, nơi mọi người không quen dừng công việc hoặc hoạt động dưới cái nóng buổi chiều.
Giấc ngủ trưa vốn là một nét sinh hoạt truyền thống đã thành bản sắc riêng ở Tây Ban Nha, từng bị nhiều nước châu Âu chế giễu là biểu hiện của sự lười biếng. Nhưng giờ đây, các quốc gia như Đức, một trong những nước ghét ngủ trưa nhất, cũng đang có cái nhìn khác về thói quen này.
“Ngủ trưa trong thời tiết nắng nóng chắc chắn là một gợi ý không tồi”, Karl Lauterbach, Bộ trưởng Y tế Đức cho biết, khi nói tới những lời kêu gọi từ các quan chức y tế công cộng của Đức về việc bắt chước Tây Ban Nha, nơi vẫn chứng kiến các cửa hàng đóng cửa và đường phố vắng vẻ từ 2 đến 4 giờ chiều vì người dân ngủ trưa.
Johannes Niessen, Chủ tịch Hiệp hội bác sĩ quốc gia của Đức, phát biểu trong một cuộc phỏng vấn với hãng tin RND cũng tuyên bố: “Chúng ta nên tuân theo các thông lệ làm việc của các nước phía Nam trong thời tiết nắng nóng. Dậy sớm, làm việc hiệu quả vào buổi sáng và ngủ vào buổi trưa là một khái niệm mà chúng ta nên áp dụng trong những tháng mùa hè”.
Quang Anh
(CLO) Chiều 2/4, nhân kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Quảng Ngãi (1975 - 2025), đoàn công tác của Báo Hải Dương đã tới thăm và có buổi trao đổi nghiệp vụ với Báo Quảng Ngãi.
(CLO) Ngày 2/4, Tạp chí Trẻ em Việt Nam chính thức phát động cuộc thi vẽ tranh “Ngôi nhà mơ ước” năm 2025 với chủ đề “Đô thị xanh hạnh phúc”. Tổng giá trị giải thưởng lên tới hơn 300 triệu đồng.
(CLO) UBND TP Hà Nội quyết định thành lập Tổ công tác đánh giá Hồ sơ đăng ký thực hiện 02 Dự án đầu tư xây dựng Khu nhà ở xã hội (NƠXH) Tiên Dương 1 và xây dựng Khu nhà ở xã hội Tiên Dương 2, xã Tiên Dương, huyện Đông Anh.
(CLO) Phó Thủ tướng Mai Văn Chính mong muốn Khu công nghiệp Dốc Đá Trắng (tỉnh Khánh Hòa) ra đời phải là khu công nghiệp thông minh, hiện đại và bền vững, hình thành các hệ sinh thái công nghiệp - đổi mới sáng tạo - đô thị - dịch vụ - công nghệ cao; đảm bảo phát triển hài hòa với cộng đồng, hạ tầng cơ sở và phát triển kinh tế tri thức cho địa phương.
(CLO) Về thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đề nghị Quảng Ninh tiếp tục chủ động triển khai các nhiệm vụ theo chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương trên tinh thần "vừa chạy vừa xếp hàng" trong công tác tinh gọn, sắp xếp bộ máy.
(CLO) Ngày 2/4, theo thông tin từ UBND thành phố Hải Dương, bài đánh giá năng lực vào lớp 6 trường THCS trọng điểm năm học 2025 - 2026 sẽ có thêm môn tiếng Anh.
(CLO) Ngày 2/4, thông tin từ Sở Nông nghiệp và Môi trường Hải Dương, Sở này vừa ban hành thông báo công khai kế hoạch, danh mục các khu đất thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất năm 2025 (đợt 1) trên địa bàn tỉnh.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn, ngày 3/4, Bắc Bộ tăng nhiệt nhẹ, sáng sớm sương mù, trưa chiều giảm mây trời nắng. Khu vực Nam Bộ nắng nóng, có nơi trên 35 độ, chiều tối có mưa rào và dông vài nơi.
(CLO) Ngày 2/4, triển lãm “Nghe vải kể chuyện” đã diễn ra tại Bảo Tàng Mỹ Thuật Việt Nam. Đây là triển lãm cá nhân lần thứ ba của họa sĩ Trần Thanh Thục, người đã dành 45 năm theo đuổi nghệ thuật hội họa trên vải cắt dán - một thể loại hiếm gặp.
(CLO) Trưng bày “Hội ngộ gốm Nam Bộ xưa - Tiền Giang 2025” giới thiệu hơn 200 hiện vật, trải đều trên các dòng gốm.
(CLO) Dù hiện nay Thông tư ban hành quy chuẩn kỹ thuật về trụ sạc xe điện mới chỉ đang là dự thảo, tuy nhiên dự kiến có hiệu lực từ 15/6, tức là khoảng hơn 2 tháng nữa. Nhiều ý kiến cho rằng thời gian áp dụng tương đối ngắn.
(CLO) Chỉ từ 30.000 đồng, bạn đã có thể sở hữu một chiếc mũ bảo hiểm bắt mắt trên vỉa hè Hà Nội. Nhưng đằng sau mức giá “hạt dẻ” ấy là những chiếc mũ mỏng manh, sẵn sàng vỡ tan khi va chạm,
(CLO) Tin từ Cục Đường sắt (Bộ Xây dựng), dự kiến sẽ có 9 dự án đường sắt quốc gia trên toàn mạng lưới được khởi công xây dựng trong giai đoạn từ nay đến năm 2030.
(CLO) Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) thông báo hệ thống công nghệ thông tin KRX dự kiến sẽ được đưa vào vận hành chính thức từ ngày 5/5/2025. Để đảm bảo quá trình chuyển đổi hệ thống diễn ra an toàn, một số bộ chỉ số chứng khoán sẽ được điều chỉnh thời điểm hiệu lực sang ngày 28/4.
(CLO) Bốn dự án thành phần thuộc tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021–2025 được lên kế hoạch đưa vào khai thác trong dịp lễ 30/4/2025. Tuy nhiên, khối lượng thi công còn nhiều, thời tiết bất lợi đang đặt ra thách thức lớn cho các ban quản lý dự án trong việc hoàn thành đúng tiến độ.
(CLO) Sáng 02/04/2025 (ngày 5/3 âm lịch), tại Di tích quốc gia đặc biệt chùa Tây Phương, UBND huyện Thạch Thất đã long trọng tổ chức Lễ công bố Quyết định ghi danh “Hội chùa Tây Phương” vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; đồng thời kỷ niệm 10 năm 34 pho tượng được công nhận Bảo vật quốc gia và khai hội chùa Tây Phương năm 2025.
(CLO) Chính phủ của tân Thủ tướng Canada Mark Carney đã có động thái đáp trả mạnh mẽ đối với chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Không chỉ gây ra khó khăn cho Mỹ, mà động thái còn cho thấy Canada sẽ không khuất phục trước sức ép của ông Trump.
(CLO) Tổng thống Mỹ Donald Trump đã “bật đèn xanh” cho chương trình tiêm kích F-47, chiếc máy bay mà ông mô tả rằng “đáng gờm nhất từng được chế tạo”. Vậy F-47 mạnh cỡ nào, nhất là khi so sánh với so với những máy bay tàng hình mà Nga và Trung Quốc đang phát triển?
(CLO) Ngày 24/3 vừa rồi, vòng đàm phán thứ hai giữa Nga và Mỹ đã diễn ra tại Riyadh (Ả Rập Xê Út), nơi chứng kiến vai trò ngoại giao con thoi của Mỹ nhằm tìm kiếm tiếng nói chung giữa Nga và Ukraine.
(CLO) “Ngừng bắn” có lẽ là từ khóa được truyền thông và giới chuyên gia nhắc đến nhiều nhất trong những ngày gần đây. Câu hỏi được đặt ra ở đây là các bên trong cuộc xung đột sẽ kiểm soát quá trình này như thế nào?
(CLO) Việc Trung Quốc ngày càng mở rộng ảnh hưởng và tăng cường đầu tư vào các mỏ tại châu Phi đang làm dấy lên lo ngại ở Mỹ về nguy cơ thất thế trong cuộc đua giành khoáng sản quan trọng ở châu lục này.
(CLO) Một cuộc chiến tranh hạt nhân do AI khởi xướng nghe có vẻ giống trong phim khoa học viễn tưởng. Nhưng nhiều nhà khoa học và chính trị gia hàng đầu thế giới cho rằng không phải vậy.
(CLO) Cộng đồng quốc tế đã kỳ vọng nhiều hơn vào cuộc điện đàm thứ hai giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ và Nga so với cuộc điện đàm đầu tiên. Điều này được thúc đẩy bởi sự lạc quan trong mối quan hệ Mỹ-Nga và diễn biến các cuộc đàm phán giữa Mỹ và Ukraine tại Ả Rập Xê Út.
(CLO) Trung Quốc đang nỗ lực phát triển máy bay thân rộng để cạnh tranh với Airbus và Boeing, dù kế hoạch của Bắc Kinh có thể phụ thuộc vào sự hợp tác từ các nhà quản lý và nhà cung cấp phương Tây.
(CLO) Việc tăng cường chi tiêu quốc phòng ồ ạt trên khắp châu Âu có thể đạt được những gì mà các chính phủ không làm nổi trong nhiều năm: khởi động nền kinh tế trì trệ, gieo mầm cho những đổi mới và tạo ra các ngành công nghiệp mới.
(CLO) Tư lệnh không quân Ấn Độ, Amar Preet Singh cho biết nước này cần bổ sung khoảng 400 máy bay chiến đấu để đạt quy mô 1000 chiếc. Do đó, song song với việc phát triển các tiêm kích nội địa, New Delhi sẽ mua 114 máy bay mới trong khoảng 4-5 năm tới.