Không thể để NHÀ BÁO… ĐƠN ĐỘC!

Thứ năm, 31/03/2016 07:09 AM - 0 Trả lời

Sự việc nhóm côn đồ chặn đường đánh dã man nhà báo Đỗ Doãn Hoàng – báo Lao Động đang gây rúng động dư luận. Anh là một nhà báo thường xuyên viết bài điều tra, là một cây bút dấn thân, nhiệt tâm với nghề. Người ta liên tưởng ngay đến sự trả thù, hành vi dằn mặt của những kẻ xấu, một nhóm lợi ích nào đó. Câu chuyện cần nói đến, chính là làm thế nào để ngăn cản, để bảo vệ những nhà báo chân chính. Làm thế nào để luật hóa và giúp những người làm báo vững tâm, an toàn để tiếp tục cống hiến vì sự nghiệp báo chí, vì sự lành mạnh và phát triển xã hội.

(NBCL) Sự việc nhóm côn đồ chặn đường đánh dã man nhà báo Đỗ Doãn Hoàng – báo Lao Động đang gây rúng động dư luận. Anh là một nhà báo thường xuyên viết bài điều tra, là một cây bút dấn thân, nhiệt tâm với nghề. Người ta liên tưởng ngay đến sự trả thù, hành vi dằn mặt của những kẻ xấu, một nhóm lợi ích nào đó. Câu chuyện cần nói đến, chính là làm thế nào để ngăn cản, để bảo vệ những nhà báo chân chính. Làm thế nào để luật hóa và giúp những người làm báo vững tâm, an toàn để tiếp tục cống hiến vì sự nghiệp báo chí, vì sự lành mạnh và phát triển xã hội.

[caption id="attachment_89954" align="aligncenter" width="660"]Nhà báo Đỗ Doãn Hoàng trong buổi trao đổi với đồng nghiệp về vụ việc bị hành hung. Nhà báo Đỗ Doãn Hoàng trong buổi trao đổi với đồng nghiệp về vụ việc bị hành hung.[/caption]

1. Vụ việc nhà báo Đỗ Doãn Hoàng bị hành hung cứ khiến tôi bị ám ảnh mãi. Không phải bởi trên mình anh có quá nhiều vết thương hay anh nằm bất động một chỗ. Mà là bởi hình ảnh ngón tay trỏ bị đánh dập nát, bê bết máu. Có thể với những người nông dân, công nhân…điều ấy chỉ là nỗi đau thể xác. Nhưng với những người làm báo, đó còn là nỗi đau tinh thần. Bởi ngón tay trỏ là ngón tay cầm bút, ngón tay ấy biểu tượng cho từng con chữ, từng bài báo, từng đứa con tinh thần… Kẻ thủ ác đã đánh đòn chí mạng với một thông điệp: đánh cho tàn phế ngón tay cầm bút để khỏi viết, để từ bỏ nghề! Không hẳn là sự đe dọa cảnh cáo mà chúng manh động hơn, thậm chí thâm thúy và tàn ác hơn… Không phải là dằn mặt một cá nhân mà qua đó như thách thức những người làm báo.

Trong buổi làm việc với các đồng nghiệp, nhà báo Đỗ Doãn Hoàng, người gắn liền với rất nhiều những loạt phóng sự nổi tiếng, đoạt nhiều giải thưởng báo chí quốc gia… đã rơi nước mắt khi kể về những tin nhắn, những lời hăm dọa, về trận đòn choáng váng và ám ảnh. Tôi có cảm giác con người mạnh mẽ, từng lao vào các điểm nóng để phanh phui sự thật, vạch trần sự thật bấy lâu nay cũng có những lúc “yếu mềm” đến thế! Anh bảo rằng, nhiều năm liền chuyên viết điều tra, có biết bao vụ việc tham gia, anh đều khéo léo không lộ diện, luôn phải giấu mình, kí tên cũng chỉ bằng bút danh. Anh vẫn thường xuyên nhận được những tin nhắn đe dọa, cũng đã từng nghĩ đến chuyện đối mặt với nguy hiểm để bảo vệ và theo bám đến cùng nhiệm vụ. Nhưng quả thực, ngón tay bị đánh dập nát vẫn khiến anh đau đớn và lo sợ hàng ngày..

[su_frame align="right"]Sáng ngày 28/3, đồng chí Phó Chủ tịch Thường trực Hội NBVN Hồ Quang Lợi đã trực tiếp gọi điện cho ông Nguyễn Đức Chung- Chủ tịch UBND TP. Hà Nội đề nghị chỉ đạo các cơ quan có thẩm quyền sớm điều tra làm sáng tỏ vụ việc. Trong buổi sáng ngày 28/3, Lãnh đạo Hội Nhà báo Việt Nam đã gặp mặt, động viên thăm hỏi nhà báo Đỗ Doãn Hoàng. Tại buổi gặp mặt, đồng chí Hồ Quang Lợi cũng nhấn mạnh, Hội Nhà báo Việt Nam với chức năng nhiệm vụ của mình sẽ luôn bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các nhà báo. Ông nhấn mạnh thêm: Vụ việc hành hung nhà báo Đỗ Doãn Hoàng không phải là vụ việc duy nhất mà một số kẻ xấu gây ra trong thời gian vừa qua nhằm tấn công các nhà báo khi đang tác nghiệp. Nhưng đây là một vụ việc nghiêm trọng đối với một nhà báo nổi tiếng. Vụ việc này đã gây ra một làn sóng phẫn nộ sâu sắc, và sự quan tâm đặc biệt của dư luận cả nước, cũng như của giới báo chí. Trong những ngày vừa qua, bản thân chúng tôi với trách nhiệm là cơ quan bảo vệ quyền lợi hợp pháp của hội viên, đã thực hiện những việc làm cần thiết để can thiệp nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của hội viên. Các đồng chí lãnh đạo cao nhất của Nhà nước đã bày tỏ ý kiến và đưa ra những yêu cầu mạnh mẽ nhất, quyết liệt nhất nhằm xử lý nghiêm minh, đưa những kẻ hành hung nhà báo ra trước pháp luật. [/su_frame]

2. Trước vụ việc nhà báo Đỗ Doãn Hoàng bị đánh đã có rất nhiều nhà báo bị hành hung, thậm chí bị đánh dã man hơn, độc ác hơn. Đã có không ít những đơn vị từ Hội Nhà báo Việt Nam, công an, các tòa soạn báo, các cơ quan chức năng…lên tiếng bảo vệ nhà báo nhưng những vụ việc chỉ dừng lại là những sự vụ đơn lẻ. Có nhiều ý kiến cho rằng, vụ việc nhà báo Đỗ Doãn Hoàng bị đánh sẽ là “giọt nước tràn ly” để chúng ta tác động mạnh mẽ hơn nữa nhằm xây dựng một hành lang pháp lý hiệu quả hơn để bảo vệ người làm báo.Vấn đề là làm sao để các nhà báo chân chính không phải chùn bước, hoang mang vì cảm giác bị bỏ rơi, đơn độc? Nếu những người làm báo bị hành hung, nếu họ không được bảo vệ bằng những cơ chế cụ thể thì thiệt thòi lớn nhất chính là xã hội.

Nhà báo Đỗ Doãn Hoàng khẳng định: Trong nhiều vụ điều tra, tôi phải trinh sát, hóa trang, phải thâm nhập vào đường dây, quay phim chụp ảnh thu thập tư liệu. Đến khi tôi đăng bài trên báo, gửi hồ sơ cho cơ quan công an đến khi bắt các đối tượng đến lúc khởi tố cơ quan chức năng không có thêm tài liệu mà trong quá trình bắt các đối tượng chủ yếu là xác minh những hồ sơ, chứng cứ tôi đã cung cấp. Có nhiều vụ điều tra tôi làm từ A–Z, tôi hoạt động không khác gì một nhân viên công an. Tại sao tôi không được bảo vệ giống như công an, tại sao tôi không có công cụ hỗ trợ, không có trinh sát đi cùng mình...? Quả thực, nhiều nhà báo, đặc biệt là những nhà báo làm phóng sự điều tra, để phơi bày cái xấu, tìm ra sự thật, họ thường phải dấn thân, điều tra kỹ lưỡng như một chiến sĩ công an.

Trong nhiều trường hợp, lực lượng công an, các cơ quan chức năng đều tham khảo tư liệu điều tra riêng của họ, từ đó đưa ra kết luận chính xác.

Nghĩa là nhà báo đã làm công việc của một chiến sĩ an ninh, cơ quan điều tra… Do đó, muốn một xã hội tốt đẹp, không còn cái xấu thì buộc phải bảo vệ các nhà báo. Nhân vụ nhà báo Đỗ Doãn Hoàng bị hành hung, thiết nghĩ cần phải siết chặt hơn nữa việc bảo vệ nhà báo, xử lý nghiêm, trừng trị kẻ ác, đặc biệt là đối tượng hành hung nhà báo. Ông Nguyễn Hữu Minh – Trưởng ban Kiểm tra Hội Nhà báo Việt Nam cũng khẳng định: Trước tình hình này, cần phải có biện pháp thực hiện tận nơi, tận chốn để xử lý nghiêm các đối tượng gây ra những hành động này. Xử lý ở đây, không phải chỉ xử lý như chống người thi hành công vụ bình thường, mà phải coi như chống lại người làm cho lành mạnh hóa xã hội. Phạm vi công vụ này rộng hơn, đó là công luận.

[su_frame align="right"]Về việc nhà báo Đỗ Doãn Hoàng bị hành hung, ngày 25/3/2016, Hội Nhà báo Việt Nam đã có Công văn số 99/CV-HNBVN gửi Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, Báo Lao động; Công an TP. Hà Nội, Quận Hoàng Mai, Phường Đại Kim- trong đó khẳng định: Đồng chí Đỗ Doãn Hoàng là hội viên Hội Nhà báo Việt Nam, một nhà báo có bản lĩnh, kinh nghiệm; có nhiều tác phẩm báo chí có chất lượng, tạo hiệu ứng xã hội sâu sắc, góp phần xây dựng cuộc sống tốt đẹp; đấu tranh với những hiện tượng tiêu cực. Việc nhà báo Đỗ Doãn Hoàng bị hành hung đã gây sự bức xúc, bất bình trong đội ngũ những người làm báo và công chúng báo chí. Thay mặt cho lãnh đạo Hội Nhà báo Việt Nam cùng hơn 23.500 hội viên nhà báo, chúng tôi kính đề nghị Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Công an Thành phố Hà Nội, Quận Hoàng Mai, Phường Đại Kim cùng các cơ quan bảo vệ pháp luật, Báo Lao động và các cơ quan hữu quan khẩn trương chỉ đạo, phối hợp nhanh chóng tìm ra thủ phạm để nghiêm trị trước pháp luật giúp các nhà báo yên tâm khi thực hiện nhiệm vụ của mình. Đồng thời, quan tâm giúp đỡ để Nhà báo Đỗ Doãn Hoàng yên tâm điều trị, sớm bình phục để trở lại với công việc.[/su_frame]

Hoàng Nhật

Tin khác

Báo Khánh Hòa thực hiện chương trình “Đồng hành cùng ngư dân”

Báo Khánh Hòa thực hiện chương trình “Đồng hành cùng ngư dân”

(CLO) Nhân dịp kỷ niệm 77 năm ngày truyền thống Báo Khánh Hòa, ngày 26/4, Báo Khánh Hòa tiếp tục phối hợp với Công ty Cổ phần Nước giải khát yến sào Khánh Hòa thực hiện chương trình “Đồng hành cùng ngư dân”.

Nghề báo
Báo Nông thôn Ngày nay kỷ niệm 40 năm ngày xuất bản số báo đầu tiên

Báo Nông thôn Ngày nay kỷ niệm 40 năm ngày xuất bản số báo đầu tiên

(CLO) Sáng 26/4, tại TP. Sơn La, tỉnh Sơn La, Báo Nông thôn Ngày nay/Điện tử Dân Việt đã tổ chức Lễ tri ân kỷ niệm 40 năm Báo Nông thôn Ngày Nay xuất bản số báo đầu tiên (7/5/1984 - 7/5/2024).

Nghề báo
Nam Định hưởng ứng Giải Báo chí toàn quốc về xây dựng Đảng

Nam Định hưởng ứng Giải Báo chí toàn quốc về xây dựng Đảng

(CLO) Ngày 26/4, Ban Chỉ đạo Giải Báo chí toàn quốc về xây dựng Đảng (Giải Búa liềm vàng) lần thứ IX - năm 2024 tỉnh tổ chức hội nghị triển khai Kế hoạch hưởng ứng Giải Búa liềm vàng toàn quốc lần thứ IX - năm 2024.

Nghề báo
Nhà báo Phùng Công Sưởng được phân công làm Phó Tổng Biên tập phụ trách báo Tiền Phong

Nhà báo Phùng Công Sưởng được phân công làm Phó Tổng Biên tập phụ trách báo Tiền Phong

(CLO) Theo quyết định của T.Ư Đoàn, nhà báo Lê Xuân Sơn - Bí thư Đảng ủy, Tổng Biên tập Báo Tiền Phong - sẽ nghỉ hưu từ ngày 1/5/2024; Nhà báo Phùng Công Sưởng - Phó Tổng Biên tập Báo Tiền Phong - sẽ phụ trách Báo Tiền Phong từ ngày 1/5/2024 cho đến khi kiện toàn chức danh Tổng Biên tập.

Nghề báo
Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị tập huấn Truyền thông về công tác Hội nhập, ASEAN và UNESCO

Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị tập huấn Truyền thông về công tác Hội nhập, ASEAN và UNESCO

(CLO) Chiều ngày 25/4, nhằm Triển khai Kế hoạch công tác năm 2024, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tổ chức Hội nghị tập huấn Truyền thông về công tác Hội nhập, ASEAN và UNESCO năm 2024.

Nghề báo