Không đủ tiền về quê đành chấp nhận tết tha hương

Thứ sáu, 03/04/2015 06:53 AM - 0 Trả lời

Không đủ tiền về quê đành chấp nhận tết tha hương

(Congluan.vn) - Nhiều năm qua, như đã thành cái lệ bất di bất dịch, ngành đường sắt và xe khách cứ đến dịp Tết Nguyên Đán là thi nhau tăng giá vé kéo theo bao hệ lụy, làm giàu cho giới chợ đen vé, cho ngành giao thông đường bộ, đường sắt và làm buồn lòng cho không ít những người xa nhà, nuốt nước mắt vào lòng, cam chịu những cái tết tha hương…

Tết tha hương của những người xa nhà, dẫu sao, vẫn đậm đà nét văn hóa Việt một cách đặc trưng, nói lên tính chất và tâm hồn của người Việt trong xử thế và quan hệ với xã hội, gia đình.

Những người tha hương hạnh phúc…

Anh Phan Minh Đức, 45 tuổi, quê ở Hưng Yên, là bộ đội chuyển ngành, làm việc ở Công ty cao su Phú Riềng đã 30 năm, hiện là Giám đốc nông trường Minh Hưng. Năm 1989 anh cưới vợ miền Nam, gốc Bắc như anh. Kể từ đó, vợ chồng anh luôn là những kẻ ăn tết tha hương ngay trong gia đình êm ấm, hạnh phúc của mình. Vì công việc và vì nhiều điều tế nhị khác, phải từ hai, ba năm vợ chồng anh mới có thể thu xếp việc nhà, việc nước đề cùng nhau về quê nội, ngoại ăn tết.

Báo Công luận
 
Tết của những sinh viên xa nhà

Hầu hết những cán bộ, công nhân đang sinh sống trong nông trường này cùng anh Đức là người miền Bắc. Vì vậy, khi tết đến, họ cùng nhau thăm viếng, quay quần ăn uống, chúc tụng nhau một cách rất đậm đà chất Bắc kỳ. Trong các buổi họp mặt, thăm viếng nhau ngày tết, trên bàn thờ, bàn ăn, bàn khách… luôn có sự hiện diện của những hoa trái đặc trưng miền Bắc như hoa đào, trái sấu, mơ, mận, đào, lạc rang húng lìu, rượu nếp, bánh chưng, giò thủ, giả cầy và cả thịt cầy nữa…

Anh Bùi Thế Trung, 53 tuổi, quê ở Thanh Hóa, là bộ đội chuyển ngành, làm bảo vệ cho một cơ quan nhà nước ở quận Tân Phú, TP. HCM. Ly hôn, con cái đã trưởng thành, buồn tình, anh xin chuyển công tác từ Bắc vào Nam đã gần 15 năm, ăn ở luôn tại cơ quan. Những ngày Tết, anh cũng bày dọn bánh trái, hoa đèn đậm màu Nguyên đán để đón xuân.

Cũng tivi, cũng karaoke (của cơ quan), cũng rượu trà, bánh chưng, bánh tét, tôm khô, củ kiệu, anh vui tết với tổ bảo vệ và những người cùng cơ quan phải trực tết với anh mà không chút buồn lòng. Nhiều người còn nhờ vã anh… trực thay để ăn Tết với gia đình, và anh luôn vui lòng chấp nhận. Trong cơ quan có người đồng hương chuẩn bị cùng vợ con về quê ăn tết, anh Trung nắn nót viết cái thư về quê thăm bố mẹ, xóm làng. Anh nói: “ Điện thoại thì dễ rồi. Nhưng viết thư thế này ông bà mới thấy vui, cho nên…”.

Báo Công luận
 
Ông Ngô Văn Quảng lo âu

Anh Vũ Ngọc, 37 tuổi, quê Nam Định, là bộ đội, công việc chính của anh là lái xe cẩu container ở cảng Cát Lái, TP. HCM, khu vực quân đội; lập gia đình tại miền Nam rồi định cư luôn. Anh thường hứa với hai con gái, mười bốn tuổi và mười tuổi, rằng sẽ cố gắng thu xếp để một lần đưa cả gia đình về quê. Nhưng rồi anh lại đành thất hứa với các con vì nhiều lý do. Chi phí dành cho chuyến về quê của cả nhà, anh gửi hết cho gia đình ngoài Bắc. Điều này đã làm vợ chồng anh yên tâm và ấm lòng. Như những cái tết trước đó, cả nhà sum vầy với nhau và điện thoại từ ngoài Bắc, trong Nam cứ liên hồi réo gọi. Mọi người cùng chúc tụng, tiếng cười vui hòa với nước mắt ân tình.

Ăn tết xa nhà

Những người quyết tâm về quê ăn tết bằng mọi giá thì vừa mừng vừa lo. Anh Nguyễn Văn Quảng , 52 tuổi, quê Quảng Bình, lo âu nói: “ Nghe đâu cho đến ngày 30/ 12/2013, vé tàu đường xa còn đọng hơn 20.000. Cụ thể vé đi các ngày từ 16 đến 21/1/2014 và ngày 29/1/2014 vẫn còn những 20.238 vé. Ôi, mấy ông nhà tàu và nhà xe làm ăn kiểu gì cũng gây khó cho hành khách chứ không đơn giản đâu!”.

 
Báo Công luận
 
Vất vả hơn khi Tết đến xuân về với những người tha hương

Nguyên nhân? Vé tàu hỏa từ Sài Gòn đi Hà Nội và các tỉnh kế cận chênh lệch cả triệu đồng so với vé xe khách, do nhà tàu tăng giá vé đến 10%. Và do vậy, giá vé nhà xe cũng tăng theo đột ngột như chớp giăng. Vài sinh viên vừa thi xong vào các trường đại học, cuống quít đến các ga tàu và bến xe khách, nét âu lo hiện rõ trên mặt.

Các tuyến đường xa về miền Trung, miền Bắc đã đành “bị” tăng giá theo lệ. Những tuyến về các tỉnh miền Tây lại thình lình tăng giá vé từ 20- 40% những ngày từ 1.1 đến 19.1 và đến 60% cho những ngày từ 20.1 và những ngày cận tết. Đã có vài vụ phạt hành chính với các hãng xe miền Tây, miền Đông vì việc tăng giá vé này. Nhưng rồi đâu lại hoàn đó. Đã có những nhà xe tăng giá vé đến 100% trong những ngày 28, 29, 30 Tết. Và đó là nỗi kinh hoàng của những người có thu nhập thấp.

Nhiều công nhân làm việc trong các KCX, KCN lo lắng bàn bạc và một số không ít trong số họ đã quyết định cùng ở lại Sài Gòn ăn Tết trong các nhà trọ. Tiền bạc, quà cáp họ gửi bưu điện hoặc gửi cho nhà xe, đồng hương, đồng nghiệp mang về quê. Những cái tết tha hương luôn có nước mắt dù các tổ chức công - tư nhân, các đoàn thể, báo chí, địa phương thường có nhiều chương trình thăm viếng, động viên, chúc tụng và tặng quà cho rất nhiều những người xa nhà trong dịp Tết thiêng liêng này.

Báo Công luận
 
Những người tha hương ăn Tết cùng nhau

Cô sinh viên Nguyễn Trần Thúy Bình, 26 tuổi, quê Vạn Ninh, Khánh Hòa và cô thợ may Lê Thị Thu, 22 tuổi, công ty hãng Hwanseung (Hàn quốc) quê Quy Nhơn, cách TP. HCM không tới 700 km, dành tiền vé xe, tàu hỏa, quà Tết để gừi về quê nhà. Thúy Bình nói: “Em đã ky cóp được 4 triệu đồng tiền lương làm ngoài giờ học trong một tiệm cà phê sang trọng. Em quyết định sẽ ăn Tết muộn với gia đình vào dịp… hè!”.

Những ngày Tết tha hương năm Quý Tỵ, họ đã ngồi bên nhau ca hát, ăn uống, vui đùa. Quà tặng và các chương trình văn nghệ đặc biệt dành cho những công nhân, sinh viên xa nhà do các đoàn thể tổ chức khiến họ thấy phần nào vơi nỗi buồn tha hương.

Những người lao động khác với các nghề gian khó như bán vé số, bán thực phẩm di động bằng xe máy, xe đạp, hủ tiếu mì gõ, giúp việc nhà, bốc vác, thợ hồ, phụ hồ… từ các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận và xa hơn nữa như Khánh Hòa, Quảng Ngãi, Phú Yên, Bình Định, Huế… Không phải không có điều kiện về quê, họ dành tiền mồ hôi nước mắt gửi về gia đình và yên lòng với điều này. Mấy ngày Tết, cũng bánh trái, nhang đèn, hoa quả, cũng chúc tụng nhau, hát hò, ăn uống… nhưng họ không khỏi có những khoảnh khắc chạnh lòng vì nỗi nhớ khôn nguôi.

Chỉ tính đến tháng 9.2013, đã có gần 45 ngàn doanh nghiệp giải thể hoặc ngưng hoạt động, kéo theo rất nhiều những gia đình cán bộ, công nhân rơi vào khó khăn nhất định. Cũng trong những tháng cuối năm 2013, khoảng trên 15 ngàn doanh nghiệp mới thành lập hoặc đang xin phép thành lập.

Tất nhiên các công nhân, lao động của nơi giải thể lẫn nơi vừa thành thành lập đã và sẽ phải đắn đo, suy tính với cái khoản thu nhập của mình để quyết định về hay không về quê ăn tết. Và, những cái tết tha hương vì với bất kỳ lý do gì, vẫn luôn có không ít những người lặng lẽ khóc như cô thợ may Lê Thị Thu khi cùng hát với mọi người trong cái Tết Quý Tỵ vừa qua.

                                                                                                                 Mỹ Ánh

Tin khác

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân dịp 49 năm thống nhất đất nước

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân dịp 49 năm thống nhất đất nước

(CLO) Sáng 26/4, nhân kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Đài Tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ trên đường Bắc Sơn.

Tin tức
Phát triển hệ thống cửa hàng bán lẻ xăng dầu tại các tuyến đường mới, các khu đô thị

Phát triển hệ thống cửa hàng bán lẻ xăng dầu tại các tuyến đường mới, các khu đô thị

(CLO) Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chú trọng phát triển hệ thống cửa hàng bán lẻ xăng dầu tại các tuyến đường mới, các khu đô thị theo hướng văn minh, hiện đại, quy mô lớn, có lộ trình phù hợp giảm số cửa hàng xăng dầu quy mô nhỏ lẻ, không hiệu quả.

Tin tức
Các nguồn điện năng lượng tái tạo sản xuất năng lượng mới được ưu tiên phát triển không giới hạn

Các nguồn điện năng lượng tái tạo sản xuất năng lượng mới được ưu tiên phát triển không giới hạn

(CLO) Các nguồn điện năng lượng tái tạo sản xuất năng lượng mới phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu được ưu tiên/cho phép phát triển không giới hạn trên cơ sở bảo đảm an ninh quốc phòng, an ninh năng lượng và mang lại hiệu quả kinh tế cao, trở thành một ngành kinh tế mới của đất nước.

Tin tức
Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giải quyết dứt điểm tranh chấp, lấn chiếm đất lâm nghiệp

Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giải quyết dứt điểm tranh chấp, lấn chiếm đất lâm nghiệp

(CLO) Phó Thủ tướng Lê Minh Khái giao Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo, hướng dẫn đôn đốc để hoàn thành việc rà soát, đo đạc, cắm mốc, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giải quyết dứt điểm tranh chấp, lấn chiếm, sử dụng đất không đúng mục đích…

Tin tức
Thành lập Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế

Thành lập Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế

(CLO) Thành lập Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế trên cơ sở tổ chức lại Trung tâm Festival Huế, Trung tâm Xúc tiến đầu tư và Hỗ trợ doanh nghiệp, Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến Thương mại.

Tin tức