(CLO) Bộ Tư pháp đang dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Công chứng, trong đó, dự thảo Nghị định quy định các điều kiện về diện tích làm việc tối thiểu của công chứng viên, diện tích tối thiểu về kho lưu trữ, chỗ để xe, không được sử dụng nhà chung cư có mục đích để ở làm trụ sở phòng công chứng...
Không được sử dụng nhà chung cư có mục đích để ở làm trụ sở phòng công chứng
Cụ thể, về điều kiện trụ sở của Phòng công chứng, Điều 8 dự thảo Nghị định quy định các điều kiện về diện tích làm việc tối thiểu của công chứng viên, diện tích tối thiểu về kho lưu trữ, chỗ để xe, không được sử dụng nhà chung cư có mục đích để ở làm trụ sở phòng công chứng..., đồng thời quy định rõ trường hợp các phòng công chứng không đáp ứng các điều kiện này trong thời hạn 1 năm kể từ ngày Luật Công chứng 2024 có hiệu lực thì bị giải thể để phù hợp với quy định tại khoản 14 Điều 76 của Luật Công chứng.
Ảnh minh họa
Chuyển đổi Phòng công chứng thành Văn phòng công chứng
Dự thảo quy định cụ thể việc chuyển đổi Phòng công chứng thành Văn phòng công chứng; quy định lộ trình hoàn thành việc chuyển đổi Phòng công chứng thành Văn phòng công chứng, giải thể Phòng công chứng tại các địa phương (Điều 9 - Điều 16)
Để quy định chi tiết các vấn đề về chuyển đổi, giải thể Phòng công chứng, dự thảo Nghị định quy định cụ thể các nội dung sau đây:
Quy định về chuyển đổi Phòng công chứng thành Văn phòng công chứng: Vấn đề này đã được quy định tại Nghị định số 29/2015/NĐ-CP và đã được triển khai thực hiện trong những năm vừa qua. Tuy nhiên, quy định của Nghị định số 29/2015/NĐ-CP về vấn đề này còn nhiều điểm bất cập, không phù hợp về xác định giá quyền nhận chuyển đổi Phòng công chứng (quy định giá quyền nhận chuyển đổi được xác định trên cơ sở đánh giá về tổ chức và hoạt động, uy tín của Phòng công chứng dự kiến chuyển đổi, số lượng hợp đồng, giao dịch đã công chứng của Phòng công chứng trong 3 năm gần nhất), phương thức chuyển đổi Phòng công chứng (đặt vấn đề đấu giá quyền nhận chuyển đổi)... Để khắc phục những bất cập nêu trên, tạo thuận lợi cho việc chuyển đổi Phòng công chứng, dự thảo Nghị định dự kiến kế thừa quy định của Nghị định số 29/2015/NĐ-CP về việc chuyển giao quyền nhận chuyển đổi Phòng công chứng cho chính các công chứng viên của Phòng công chứng; bỏ quy định về phương thức đấu giá quyền nhận chuyển đổi Phòng công chứng và quy định về xác định giá quyền nhận chuyển đổi Phòng công chứng (Điều 11, Điều 12).
Quy định về lộ trình hoàn thành việc chuyển đổi Phòng công chứng, giải thể các Phòng công chứng: Đây là vấn đề mới được Luật Công chứng năm 2024 giao Chính phủ quy định. Việc đẩy mạnh quá trình chuyển đổi Phòng công chứng thành Văn phòng công chứng là cần thiết, tất yếu và phù hợp với chủ trương đẩy mạnh xã hội hoá hoạt động công chứng, sắp xếp tinh gọn các đơn vị sự nghiệp công lập theo yêu cầu của các Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành trung ương khoá XII về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập, Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 9/11/2022 Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới. Tuy nhiên, để có thể hoàn thành việc chuyển đổi, giải thể 108 Phòng công chứng hiện có thì sẽ có hàng loạt vấn đề cần giải quyết liên quan đến xử lý tài sản nhà nước, giải quyết chế độ chính sách cho viên chức, người lao động, việc thống kê, bàn giao lượng lớn hồ sơ công chứng... Do vậy, dự thảo Nghị định quy định việc chuyển đổi Phòng công chứng được thực hiện theo lộ trình phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương và yêu cầu sắp xếp, tinh gọn bộ máy, bảo đảm hoàn thành việc chuyển đổi, giải thể các Phòng công chứng chậm nhất là ngày 31/12/2030 (khoản 3 Điều 9). Như vậy, các địa phương sẽ có khoảng thời gian tối đa là 5 năm 6 tháng để hoàn thành nhiệm vụ này.
Danh mục đơn vị hành chính được thành lập văn phòng công chứng theo loại hình doanh nghiệp tư nhân
Về danh mục đơn vị hành chính cấp huyện được thành lập văn phòng công chứng được tổ chức và hoạt động theo loại hình doanh nghiệp tư nhân, dự thảo Nghị định đề xuất một Danh mục kèm theo trên cơ sở các tiêu chí sau: Mật độ dân số thấp (theo số liệu năm 2023 thì mật độ dân số trung bình của nước ta là khoảng 320 người/km2, như vậy mật độ dân số thấp có thể lấy con số khoảng từ 200 người/km2 trở xuống); Có cơ sở hạ tầng và dịch vụ chưa phát triển (Diện tích rộng nhưng địa bàn phức tạp, hệ thống đường xá chưa phát triển, số lượng phương tiện giao thông còn ít...); Khó khăn trong việc thành lập văn phòng công chứng theo loại hình công ty hợp danh (số lượng giao dịch dân sự ít, quy mô và giá trị giao dịch nhỏ, không bảo đảm lượng việc nếu thành lập văn phòng công chứng có từ 02 công chứng viên trở lên).
Trên cơ sở các tiêu chí này, Danh mục kèm theo hiện bao gồm 48 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và khoảng 280 đơn vị hành chính cấp huyện thuộc đối tượng được thành lập văn phòng công chứng theo loại hình doanh nghiệp tư nhân.
Quy định cụ thể về công chứng điện tử
Về công chứng điện tử (mục II chương V), dự thảo Nghị định quy định một số vấn đề về văn bản công chứng điện tử, bao gồm cách thức tạo lập văn bản công chứng điện tử, việc ký văn bản công chứng điện tử, việc đánh số trang, việc sửa lỗi kỹ thuật, việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ... (Điều 51).
Theo đó, văn bản công chứng điện tử sẽ có một số điểm đặc thù so với văn bản công chứng giấy, bao gồm khác biệt về cách thức tạo lập văn bản (do được ký số hoặc do được chuyển đổi từ văn bản giấy), về yêu cầu đối với văn bản (phải có ký hiệu riêng để tham chiếu, kiểm tra tính xác thực), về cách thức sửa lỗi kỹ thuật (phải lập thành trang sửa lỗi kỹ thuật đính kèm với văn bản gốc)...
(CLO) Theo đại biểu Quốc hội Trần Thị Vân, từ kinh nghiệm thế giới, việc phát triển hệ thống đường sắt đô thị là giải pháp hiệu quả nhất để khắc phục tình trạng ùn tắc giao thông, đáp ứng nhu cầu đi lại của xã hội, góp phần xây dựng đô thị văn minh, hiện đại.
(CLO) Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành Nghị quyết số 1402/NQ-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc tăng thêm số lượng Thứ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan ngang bộ.
(CLO) Khóa học ‘Kỹ năng số và an toàn Internet dành cho học sinh’ là khóa học được Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) phối hợp với một số đơn vị triển khai. Khoá học đang được mở miễn phí trên nền tảng học trực tuyến mở đại trà OneTouch.
(CLO) Tại cuộc gặp với Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, ông Chey Tae Won, Chủ tịch tập đoàn SK (Hàn Quốc) đề xuất xây dựng các nhà máy điện LNG quy mô lớn tại Việt Nam, trên cơ sở đó tiếp tục phát triển các trung tâm năng lượng mới gắn với phát triển trí tuệ nhân tạo, logisctics, hydrogen, nông nghiệp thân thiện môi trường và đổi mới sáng tạo.
(CLO) Ngày 14/2 tại Trụ sở Bộ Ngoại giao, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã có cuộc hội đàm với Bộ trưởng Ngoại giao Lào Thongsavanh Phomvihane.
(CLO) Chiều 14/2, tại Hà Nội, Báo Nhân Dân tổ chức hội nghị công bố quyết định về công tác cán bộ. Đồng chí Lê Quốc Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam dự và chủ trì hội nghị.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn, ngày 15/2, Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ nhiều mây, có mưa phùn và sương mù rải rác, trưa chiều hửng nắng, trời ấm dần với độ ẩm không khí cao. Khu vực Nam Bộ chiều tối và đêm có mưa rào và dông, ngày nắng, mưa trái mùa giảm dần.
(CLO) Ngày 14/2, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Long An tổ chức Hội nghị tập huấn tuyên truyền đại hội đảng bộ các cấp trong tỉnh nhiệm kỳ 2025 – 2030 và Đại hội toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.
(CLO) Vào khoảng 14h20 ngày 14/2, trên đường 18, tại ngã 3 Ba Lan, thuộc phường Giếng Đáy, TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh xảy ra vụ va chạm mạnh giữa xe ô tô con (đi theo hướng Hạ Long - Uông Bí) và một xe máy đi từ Nhà máy đóng tàu Ba Lan đi ra đường 18.
(CLO) Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Công an tỉnh Nghệ An chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan vừa đấu tranh thành công chuyên án, triệt xóa đường dây mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy xuyên quốc gia, bắt giữ 02 đối tượng, thu giữ 30kg ma túy đá.
(CLO) Sau thời gian tạm đóng cửa cho cuộc bầu cử tổng thống, từ ngày 25/2 tới, du khách sẽ được trở lại tham quan Nhà Trắng, biểu tượng quyền lực của nước Mỹ.
(CLO) Chiều 14/2, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Chủ tịch Tập đoàn SK kiêm Chủ tịch Phòng Công nghiệp và Thương mại (KCCI), Hàn Quốc Chey Tae-won.
(CLO) Theo đại biểu Quốc hội Trần Thị Vân, từ kinh nghiệm thế giới, việc phát triển hệ thống đường sắt đô thị là giải pháp hiệu quả nhất để khắc phục tình trạng ùn tắc giao thông, đáp ứng nhu cầu đi lại của xã hội, góp phần xây dựng đô thị văn minh, hiện đại.
(CLO) Chiều 14/2, Quốc hội thảo luận ở tổ về Đề án bổ sung về phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên. Tại phiên thảo luận, đại biểu Quốc hội đề xuất nhiều giải pháp như: Cần có chính sách tài khóa và tiền tệ tổng thể để kích cầu tiêu dùng; Tận dụng tối đa nguồn tài chính trong dân...
(CLO) Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành Nghị quyết số 1402/NQ-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc tăng thêm số lượng Thứ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan ngang bộ.
(CLO) Tại cuộc gặp với Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, ông Chey Tae Won, Chủ tịch tập đoàn SK (Hàn Quốc) đề xuất xây dựng các nhà máy điện LNG quy mô lớn tại Việt Nam, trên cơ sở đó tiếp tục phát triển các trung tâm năng lượng mới gắn với phát triển trí tuệ nhân tạo, logisctics, hydrogen, nông nghiệp thân thiện môi trường và đổi mới sáng tạo.
(CLO) Ngày 14/2 tại Trụ sở Bộ Ngoại giao, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã có cuộc hội đàm với Bộ trưởng Ngoại giao Lào Thongsavanh Phomvihane.
(CLO) Chiều 14/2, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Chủ tịch Tập đoàn SK kiêm Chủ tịch Phòng Công nghiệp và Thương mại (KCCI), Hàn Quốc Chey Tae-won.
(CLO) Ngày 14/2, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội quy định về xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước. Mục đích cao nhất là để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
(CLO) Ngày 14/2, thảo luận về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội quy định về xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước, các đại biểu đề nghị cần quy định có hiệu lực thi hành ngay khi Quốc hội thông qua Nghị quyết này.
(CLO) UBND tỉnh Hải Dương vừa ban hành hướng dẫn sắp xếp, bố trí đối với chức danh lãnh đạo quản lý là trưởng, phó các phòng, ban, chi cục thuộc diện UBND tỉnh, sở, ngành, UBND cấp huyện quản lý khi thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy.
(CLO) Ngày 14/2, tiếp tục Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi). Qua thảo luận, các đại biểu đề nghị rà soát, hoàn thiện quy định về phân quyền, phân cấp, ủy quyền nhằm tạo sự chủ động, thúc đẩy tinh thần tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, địa phương gắn với nâng cao trách nhiệm giải trình của người đứng đầu...