(NB&CL) Từ ngày 23 đến 25/9, tại khu vực phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm (Hà Nội), tỉnh Bắc Ninh phối hợp với TP. Hà Nội tổ chức sự kiện “Không gian Bắc Ninh trong lòng Hà Nội”, nhằm đẩy mạnh quảng bá hình ảnh văn hóa, con người và điểm đến “Ấn tượng - an toàn - thân thiện” của vùng đất Kinh Bắc.
Tham gia “Không gian Bắc Ninh trong lòng Hà Nội” có trên 40 gian hàng của các làng nghề, hợp tác xã, câu lạc bộ quan họ và các doanh nghiệp du lịch. Các gian hàng giới thiệu sản phẩm văn hóa đặc trưng của Bắc Ninh theo 5 chủ đề: Trưng bày, giới thiệu không gian làng quan họ, trình diễn di sản dân ca quan họ Bắc Ninh “Về miền quan họ”; không gian trưng bày nghề thủ công truyền thống “Bắc Ninh đất trăm nghề”; giới thiệu đặc sản, ẩm thực “Quà quê quan họ”; xúc tiến, quảng bá, kết nối du lịch Bắc Ninh với thông điệp điểm đến “Ấn tượng - an toàn - thân thiện” cùng với không gian giao lưu ẩm thực Bắc Ninh - Hà Nội và các vùng, miền.
Khu trưng bày của các làng nghề truyền thống Bắc Ninh.
Theo bà Vũ Thị Phương Thảo - Phó Giám đốc Sở KH-ĐT Bắc Ninh, năm 2022 là lần thứ hai sự kiện “Không gian Bắc Ninh trong lòng Hà Nội” được tổ chức, với mong muốn đem đến cho người dân Thủ đô, du khách trong, ngoài nước những ấn tượng đẹp về vùng đất địa linh nhân kiệt với nền văn hóa lâu đời, lan tỏa những giá trị di sản đậm nét vùng Kinh Bắc. Qua đó, tỉnh Bắc Ninh mong muốn tạo cơ sở, nền tảng quan trọng cho việc xây dựng và phát triển các sản phẩm du lịch, tạo điều kiện gắn kết, phát triển du lịch với các tỉnh, thành phố khu vực đồng bằng sông Hồng và cả nước.
“Mục tiêu của tỉnh Bắc Ninh năm 2022 đón và phục vụ từ 2 đến 2,5 triệu lượt khách, doanh thu từ dịch vụ du lịch đạt từ 1,2 đến 1,5 nghìn tỷ đồng. Đến năm 2030 đưa du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng, đón và phục vụ từ 7 đến 8 triệu lượt khách, doanh thu từ dịch vụ du lịch đạt trên 10 nghìn tỷ đồng. Để đạt được mục tiêu này, một trong những giải pháp là tăng cường hoạt động quảng bá hình ảnh, quê hương, con người Bắc Ninh - Kinh Bắc; xây dựng cộng đồng du lịch văn minh, thân thiện”, bà Vũ Thị Phương Thảo nói.
Sau đêm khai mạc khá ấn tượng, trong dịp cuối tuần qua, du khách đến với tuyến phố đi bộ đã được thưởng thức những làn điệu dân ca quan họ đặc sắc do các nghệ sĩ, diễn viên của Nhà hát Dân ca Quan họ Bắc Ninh thể hiện. Hàng nghìn du khách đã tham quan các gian hàng sản phẩm làng nghề truyền thống gốm Phù Lãng, tranh dân gian Đông Hồ, mây tre đan Xuân Hội, đúc đồng Đại Bái…; thưởng thức hương vị đặc trưng của các sản phẩm ẩm thực làng quê quan họ…
Theo ghi nhận của PV, các gian hàng ẩm thực thường rất đông khách, nhất là các bạn trẻ, còn những gian hàng bày các sản phẩm làng nghề truyền thống thường thu hút khách trung niên. Đặc biệt, du khách nước ngoài tỏ ra khá quan tâm và hào hứng với những sản phẩm tranh Đông Hồ, gốm Phù Lãng…
Chia sẻ với PV, anh Trần Quốc Cường (Hà Nội) bày tỏ ấn tượng với những nét văn hóa đặc sắc của vùng Bắc Ninh - Kinh Bắc. “Đối với tôi, Bắc Ninh không mới lạ gì vì rất gần Hà Nội và tôi từng đi qua tỉnh này nhiều lần. Nhưng dạo qua một vòng ở đây, tôi thấy khá bất ngờ với những nét văn hóa riêng có của vùng đất này, đặc biệt là các món ăn với hương vị khá lạ và những sản phẩm độc đáo của làng nghề Phù Lãng, hay tre trúc Xuân Lai”, anh Cường chia sẻ.
Du khách mua sắm tại khu ẩm thực “Quà quê quan họ”.
Tham gia trưng bày “Không gian Bắc Ninh trong lòng Hà Nội 2022”, nghệ nhân Nguyễn Văn Chiến đến từ làng nghề gốm Phù Lãng cho biết, trong hai lần tổ chức sự kiện tại Hà Nội, anh đều tham gia. Bản thân anh cũng như các đơn vị khác của làng nghề ở Bắc Ninh không đặt nặng mục tiêu bán hàng mà chủ yếu nhắm tới việc giới thiệu văn hóa, quảng bá thương hiệu. Mặc dù vậy, việc tham gia sự kiện này cũng rất có ích cho việc kinh doanh, khi anh có thêm cơ hội tiếp xúc trực tiếp với người tiêu dùng Thủ đô, để hiểu họ muốn gì và cũng có thêm nhiều đối tác mới…
Sẽ trở thành hoạt động thường niên
Đại diện đơn vị tổ chức là Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh Bắc Ninh cho hay, trong lần thứ hai tổ chức sự kiện “Không gian Bắc Ninh trong lòng Hà Nội”, đơn vị lựa chọn 5 làng nghề tiêu biểu nhất của tỉnh là làng gốm Phù Lãng, làng tranh Đông Hồ, đúc đồng Đại Bái, gỗ mỹ nghệ Bắc Ninh và mây tre đan Xuân Hội. Các sản phẩm ẩm thực truyền thống cũng gắn liền với di sản quan họ. “Tiêu chí của chúng tôi là không nhấn mạnh đến sự đặc sắc, cầu kỳ, tinh xảo bởi những yếu tố đó chúng tôi không bằng được Hà Nội mà chúng tôi hướng đến những nét riêng dân dã của sản phẩm. Đó có thể là một thứ quà quê như bánh tẻ làng Chờ hay sản phẩm mộc mạc, khỏe khoắn, chứa đựng vẻ đẹp nguyên sơ như gốm Phù Lãng”.
Nghệ nhân Nguyễn Văn Chiến của làng gốm Phù Lãng giới thiệu một sản phẩm tâm huyết của mình tại “Không gian Bắc Ninh trong lòng Hà Nội”.
Còn theo ông Nguyễn Thế Tề - Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh Bắc Ninh, sự kiện “Không gian Bắc Ninh trong lòng Hà Nội năm 2022” được tổ chức với khá ít thời gian chuẩn bị nhưng có thể cho là đã thành công, đạt được những mục tiêu đặt ra. Mặc dù kết quả của việc quảng bá hình ảnh có thể không thấy được ngay do đây là việc làm đòi hỏi quá trình lâu dài “mưa dầm thấm lâu”, nhưng có thể “đong đếm” được rất rõ sự quan tâm của người dân Thủ đô cũng như du khách và sự hào hứng những nghệ nhân tham gia chương trình.
“Qua nắm bắt ban đầu, tất cả những nghệ nhân tham gia sự kiện “Không gian Bắc Ninh trong lòng Hà Nội năm 2022” đều hài lòng với chương trình, dù thời gian diễn ra rất ngắn. Đồng thời, cán bộ của Trung tâm cũng phản ánh rằng, những màn trình diễn quan họ đã gây ấn tượng tốt đối với người xem. Nhiều người qua gian hàng của Trung tâm hỏi về thông tin đêm diễn, họ lấy làm tiếc khi chỉ có hai đêm diễn mà không phải nhiều hơn” - ông Nguyễn Thế Tề nhận xét.
Du khách check-in tại “Không gian Bắc Ninh trong lòng Hà Nội”.
Ông Tề cũng cho hay, sau hai lần tổ chức thành công, Trung tâm sẽ lên kế hoạch tham mưu cho Sở KH-ĐT báo cáo UBND tỉnh để “Không gian Bắc Ninh trong lòng Hà Nội” sẽ trở thành sự kiện thường niên và được tổ chức vào một ngày cố định trong năm.
Chia sẻ thêm về việc làm sao để trong mỗi kỳ tổ chức, hoạt động này luôn có được những nét mới, ông Nguyễn Thế Tề thừa nhận đây là việc làm không dễ do sản phẩm làng nghề truyền thống đã định hình hàng trăm năm, ít có đổi mới. Tuy nhiên, trong đề án cho năm sau, Trung tâm đã cố gắng tìm tòi, xem xét đề xuất đưa công nghệ mới vào trưng bày, đổi mới hoạt động biểu diễn quan họ, “đổi món” những sản phẩm ẩm thực theo từng năm và có thể đưa hoạt động trình diễn, trải nghiệm tạo tác sản phẩm làng nghề ngay trong năm 2023.
(CLO) Để có tiền tiều xài, Nguyễn Hoàng Kiều đã nhận bán ma túy thuê cho một đối tượng không rõ nhân thân, lai lịch với giá là 15 triệu đồng/tháng. Kiều bị bắt quả tang khi đem ma túy về dấu tại phòng trọ.
(CLO) Ngày 3/4 tại Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) tổ chức Hội thảo quốc tế "Đẩy mạnh hội nhập quốc tế về văn hóa trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc", nhằm xin ý kiến chuyên gia về Đề án "Quốc tế hóa văn hóa Việt Nam và Việt Nam hóa văn hóa quốc tế".
(CLO) Lợi nhuận sau kiểm toán năm 2024 của CTCP Tập đoàn Bệnh viện TNH (HOSE: TNH) tiếp tục sụt giảm, chỉ đạt 45 tỷ đồng – mức thấp nhất kể từ khi hoạt động. Nguyên nhân đến từ doanh thu khám chữa bệnh bảo hiểm bị điều chỉnh giảm và chi phí hoạt động tăng cao.
(NB&CL) Với sự trọng thị thơ ca, với đức khiêm nhường và sự chân thành, Thuận Hữu luôn lảng tránh và không bao giờ nhận mình là nhà thơ khi bạn bè và các nhà thơ gọi ông là nhà thơ, cho dù ông có những bài thơ quá nhiều người thuộc như bài Những phút xao lòng.
(CLO) Tổng thống Pháp Emmanuel Macron hôm thứ Năm đã kêu gọi các công ty châu Âu đình chỉ kế hoạch đầu tư vào Hoa Kỳ sau khi Tổng thống Donald Trump tuyên bố áp thuế toàn cầu đối với hàng nhập khẩu vào Mỹ.
(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Vĩnh Phúc phải đa dạng hóa ngành nghề, sản phẩm, thị trường, chuỗi cung ứng để phát triển nhanh và bền vững, có thể ứng phó kịp thời với tình hình khi một số ngành nào đó gặp khó khăn. Đưa Vĩnh Phúc trở thành trung tâm sản xuất công nghiệp hiện đại của cả nước. Chuyển từ gia công, lắp ráp sang sản xuất các sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, tăng tỷ lệ giá trị gia tăng trong sản xuất công nghiệp.
(CLO) Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo các cơ quan thông tấn, báo chí đưa tin đầy đủ nội dung các văn bản về đặc xá năm 2025 để mọi người dân và các phạm nhân hiểu rõ điều kiện, quy trình, thủ tục xét đặc xá... để họ có thể tự bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình, tự đối chiếu, giám sát hoạt động của các cơ quan chức năng, tránh nhầm lẫn, sai sót...
(CLO) Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực Phú Quốc vừa tiến hành mở thầu cho gói thầu số 5, thuộc dự án "Xử lý rác thải mới phát sinh hằng ngày".
(CLO) Mới đây, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Giao Thuỷ vừa đăng tải thông báo mời thầu cho cho gói thầu xây dựng công trình và lắp đặt thiết bị, thuộc dự án "Xây dựng khu dân cư tập trung xã Giao Thanh, huyện Giao Thủy".
(NB&CL) Các chuyên gia kỳ vọng, dự thảo Luật Đường sắt sửa đổi sẽ tập trung vào việc ứng dụng khoa học công nghệ, tăng cường hợp tác quốc tế và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, hướng tới một ngành đường sắt phát triển bền vững và hội nhập mạnh mẽ với khu vực và thế giới.
(CLO) Các nhà khoa học nghiên cứu nguồn gốc của cư dân "Sa mạc Sahara xanh" vừa khôi phục thành công bộ gen hoàn chỉnh đầu tiên từ hài cốt của hai người phụ nữ được chôn cất tại Takarkori.
(CLO) Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM cho biết sẽ thực hiện theo chỉ đạo của cấp trên để xử lý vụ việc liên quan đến loạt livestream gây tranh cãi của streamer ViruSs và các nghệ sĩ khác.
(CLO) Ngày 3/4 tại Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) tổ chức Hội thảo quốc tế "Đẩy mạnh hội nhập quốc tế về văn hóa trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc", nhằm xin ý kiến chuyên gia về Đề án "Quốc tế hóa văn hóa Việt Nam và Việt Nam hóa văn hóa quốc tế".
(NB&CL) Với sự trọng thị thơ ca, với đức khiêm nhường và sự chân thành, Thuận Hữu luôn lảng tránh và không bao giờ nhận mình là nhà thơ khi bạn bè và các nhà thơ gọi ông là nhà thơ, cho dù ông có những bài thơ quá nhiều người thuộc như bài Những phút xao lòng.
(CLO) Đề án bảo vệ và phát huy giá trị di sản dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh do UBND tỉnh Nghệ An chủ trì, phối hợp với UBND tỉnh Hà Tĩnh, Bộ VHTT&DL xây dựng.
(CLO) Hơn 120 năm, trải qua bao biến cố lịch sử, dưới mưa bom, bão đạn và sự bào mòn của thời gian, cầu Hàm Rồng vẫn hiên ngang, in bóng bên dòng sông Mã.
(CLO) Hàng trăm tư liệu, hiện vật đặc biệt trong những năm tháng chiến đấu được các cựu binh sưu tầm, trưng bày nhân dịp kỷ niệm 60 năm chiến thắng Hàm Rồng tại Khu tưởng niệm 64 giáo viên, học sinh hy sinh trên công trường đắp đê sông Mã.
(CLO) Nhiều chương trình biểu diễn nghệ thuật sẽ diễn ra tại trung tâm các quận huyện của Thủ đô trong dịp kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
(CLO) Ngày 3/4, trong không khí trang nghiêm và thành kính hướng về cội nguồn dân tộc, tỉnh Phú Thọ đã long trọng tổ chức Lễ dâng hương giỗ Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân tại Đền thờ Quốc Tổ Lạc Long Quân (núi Sim) và Lễ dâng hương tưởng niệm Tổ Mẫu Âu Cơ tại Đền thờ Tổ Mẫu Âu Cơ (núi Vặn), thuộc Khu Di tích lịch sử Đền Hùng.