(CLO) Đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa cho biết, trong đại dịch đã có dư luận “râm ran” về việc mua sắm trang thiết bị y tế có hiện tượng tiêu cực, cho nên việc phòng ngừa, ngăn chặn là hết sức cần thiết. Tuy nhiên, không phải vì thế mà các địa phương lung lay, rụt rè không mua sắm trang thiết bị.
Chiến lược chống dịch đã thay đổi thì công tác hậu cần cũng phải phù hợp
Trong báo cáo của Bộ Y tế tại cuộc họp mới đây về tháo gỡ khó khăn trong mua sắm trang thiết bị phòng, chống dịch Covid-19 do Phó Thủ tướng Lê Minh Khái - Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19, Trưởng Tiểu ban Tài chính, hậu cần chủ trì cho biết: Thực hiện công tác bảo đảm hậu cần theo phương châm 4 tại chỗ và chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, trong thời gian qua, các địa phương, đơn vị đã triển khai công tác mua sắm trang thiết bị để đáp ứng yêu cầu phòng chống dịch Covid-19.
Sản xuất khẩu trang y tế.
Về mua sắm tại Bộ Y tế, trong năm 2021, Thủ tướng Chính phủ đã bổ sung dự toán kinh phí cho Bộ Y tế để mua sắm vật tư, trang thiết bị phòng, chống dịch là 3.744,1 tỷ đồng. Đến nay, kinh phí đã sử dụng là 474,3 tỷ đồng, đạt 12,6%.
Tuy nhiên, việc mua sắm chung gặp những khó khăn như: Dịch bệnh Covid-19 trong thời gian qua diễn biến phức tạp, khó lường, tại một số thời điểm một số mặt hàng vật tư y tế, sinh phẩm xét nghiệm rất khó khăn về nguồn cung; giá hàng hóa tăng cao đột biến cho nên khó khăn cho các địa phương, đơn vị trong việc tổ chức mua sắm; hầu hết các trang thiết bị y tế, thuốc, sinh phẩm, vaccine... phải nhập khẩu dẫn tới chưa kịp thời, bị động, chi phí cao; một số địa phương, đơn vị chưa thực hiện tốt công tác hậu cần theo phương châm “4 tại chỗ”. Đáng chú ý, tại địa phương còn có tâm lý e ngại, không chủ động thực hiện mua sắm trang thiết bị phòng, chống dịch Covid-19.
Có thể nói, việc mua sắm trang thiết bị y tế để đáp ứng yêu cầu phòng chống dịch Covid-19 trong tình hình mới là vô cùng quan trọng. Điều này đã được Phó Thủ tướng Lê Minh Khái nêu rõ: Trong bối cảnh mới, khi chiến lược chống dịch đã thay đổi (theo Nghị quyết 128/NQ-CP), cả về công tác chuyên môn, hậu cần cũng phải điều chỉnh cho phù hợp.
Trước thực tế nêu trên, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Y tế căn cứ vào quy định mới, tính toán nhu cầu về trang thiết bị y tế, sinh phẩm... phục vụ công tác phòng, chống dịch trong thời gian sắp tới, sát với tình hình ở cả cấp Trung ương, địa phương; nguồn kinh phí; xác định rõ loại thiết bị nào có thể sử dụng lâu dài, thiết bị nào cần phải mua ngay, loại nào khi dịch có dấu hiệu bùng phát có thể đặt hàng kịp thời.
Bộ Y tế phải rà soát, thống kê, tính toán chi tiết nhu cầu tổng thể về số lượng vật tư, trang thiết bị y tế cần mua mới để tổ chức mua sắm, bảo đảm đáp ứng nhu cầu cả ở trung ương, địa phương, cả nhu cầu trước mắt và lâu dài... để mua sắm, sử dụng hiệu quả.
Với kinh phí đã phân bổ cho Bộ Y tế và các bộ ngành, địa phương, phải tính toán chi tiết. Phó Thủ tướng giao Bộ Tài chính rà soát, cân đối, bảo đảm kinh phí được sử dụng tiết kiệm, chủ động, hiệu quả. Cùng với đó, Bộ Y tế phải tổ chức, tính toán phương án mua sắm hợp lý, phù hợp với tình hình thực tế, đảm bảo đúng quy trình, công khai, minh bạch, rõ ràng.
Đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa, Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Tháp, Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc Hội.
Không nên lung lay, rụt rè trong mua sắm trang thiết bị phòng chống dịch
Trao đổi với phóng viên báo Nhà báo và Công luận, đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa (ĐBQH - Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Tháp, Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội) đánh giá, chỉ đạo của Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đối với Bộ Y tế, Bộ Tài chính và các địa phương phải có tư thế chủ động trong việc mua sắm trang thiết bị y tế là rất cần thiết, đây cũng là nhiệm vụ trọng tâm từ nay đến cuối năm 2021 và trong năm 2022.
“Chúng ta sống trong điều kiện bình thường mới là không có “Zero Covid”, dịch Covid-19 sẽ tồn tại xung quanh chúng ta, cho nên trang bị thiết bị y tế là một điều hết sức là cần thiết và quan trọng. Trong đợt dịch vừa rồi, chúng ta đã trả giá rất đắt, trả giá bằng xương máu của người dân, số người chết rất nhiều như tại TPHCM. Lúc mới bùng phát dịch ngày chết 200-300 người, đây là bài học đau đớn. Trong khi, thời gian qua, chúng ta thiếu sự chủ động, thiếu sự phòng ngừa, thiếu trang thiết bị y tế, thiếu các phương tiện cần thiết, thiếu những đội ngũ y bác sỹ giỏi chuyên môn, thiếu đội ngũ có sự tâm huyết. Do đó, việc Phó Thủ tướng Lê Minh Khái chỉ đạo tôi rất tâm đắc và ủng hộ”, ông Phạm Văn Hòa nói.
Tuy nhiên, ĐBQH Phạm Văn Hòa lưu ý, việc mua sắm phải đảm bảo theo đúng quy định của pháp luật. Ông Hòa cho rằng, dịch hiện nay đã tương đối được kiềm chế, dịch bệnh không còn trong thời kỳ cao điểm, nghẹt thở nữa. Do đó, ngay từ lúc này phải chuẩn bị điều kiện tốt nhất để mua sắm, như chọn nhà thầu, chọn nơi đặt hàng, chọn trang thiết bị y tế tối ưu nhất, có giá rẻ mà chất lượng cao. Trong quá trình mua sắm thì việc chỉ định thầu, chào hàng, đấu giá phải đảm bảo đúng yêu cầu đề ra, để không mang tai tiếng hoặc lợi ích nhóm.
ĐBQH Phạm Văn Hòa cũng cho biết, thời gian qua, trong đại dịch đã có dư luận “râm ran” về việc mua sắm trang thiết bị y tế có hiện tượng tiêu cực trong bộ phận của Bộ Y tế, Sở Y tế các tỉnh thành, cho nên việc phòng ngừa, ngăn chặn tiêu cực trong mua sắm trang thiết bị là hết sức cần thiết.
“Tuy nhiên, không phải vì chuyện đó mà các địa phương lung lay, rụt rè không mua sắm trang thiết bị. Đây là vấn đề mình mua sắm, để mình phòng ngừa, lo cho dân, lo cho nước lại là một điều tất yếu nhưng phải làm đúng quy định chứ không phải lợi dụng để trục lợi thì không nên.”, ĐBQH Phạm Văn Hòa nhấn mạnh.
Về vấn đề kinh phí, ĐBQH Phạm Văn Hòa cho rằng, Bộ Y tế, Bộ Tài chính phải nghiên cứu thật kỹ, xem xét từng trường hợp, từng địa phương về thu ngân sách từ nay đến cuối năm, nơi nào hụt thu, nơi nào đủ thu hoặc vượt thu để có tính toán chi ly. Nơi nào hụt thu thì cấp bù ngân sách để các địa phương mua sắm trang thiết bị y tế, đây là trang thiết bị y tế cực kỳ quan trọng để đảm bảo sức khỏe, tính mạng của người dân khi họ bị nhiễm Covid-19.
Cũng theo ĐBQH Phạm Văn Hòa, hiện nay các quy định pháp lý đã khá rõ ràng, mặc dù chưa hoàn thiện 100% nhưng cũng đã có đủ pháp lý để cho phép Bộ Y tế, các địa phương tiến hành mua sắm trang thiết bị y tế một cách hiệu quả, đúng quy định.
(CLO) Từ xa xưa dân gian đã truyền tụng nhiều câu ca dao nhắc đến hội bơi Đăm như “Bơi Đăm, rước Giá, hội Thầy” hay “Xù Gạ thì giỏi chăn tằm, làng La canh cửi, làng Đăm bơi thuyền”. Và chiều nay (6/4), lễ hội bơi Đăm truyền thống năm 2025 – một Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia được khai mạc và những “đô bơi” đã mang đến màn trình diễn đặc sắc cho công chúng thưởng ngoạn.
(CLO) Tục lệ “xông đền, xông điện, xông nhà thờ họ, xông nhà” được nhân dân làng Gạo duy trì qua hàng trăm năm và trở thành nét đẹp văn hóa của cả cộng đồng.
(CLO) Khi theo dõi các fanpage, kênh youtube, tiktok... của Đài Truyền hình Việt Nam (VTV), chúng ta dễ dàng bắt gặp các buổi truyền hình trực tiếp. Những vấn đề thời sự, nóng hổi đăng tải trên các nền tảng số này thu hút sự quan tâm lớn của công chúng. Và đằng sau câu chuyện đó là sự chuẩn bị kỹ lưỡng về nội dung, thiết bị, đặc biệt là việc đổi mới quy trình sản xuất của mỗi phóng viên, BTV.
(CLO) Giáo hoàng Francis đã xuất hiện trở lại trước công chúng khi ngồi trên xe lăn tiến vào Quảng trường Thánh Peter tại Vatican và chào đón đám đông tín đồ đang reo hò nồng nhiệt.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn, dịp lễ Giỗ Tổ Hùng Vương 2025, khu vực đồng bằng và trung du Bắc Bộ có mưa rào nhẹ rải rác và có nơi có dông. Vùng núi Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa rào và dông cục bộ, cục bộ có nơi mưa to.
(CLO) Tối 6/4/2025, câu lạc bộ Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) giành chiến thắng kịch tính với tỷ số 4-0 trước Bình Dương, tại trận đấu thuộc vòng 17 LPBank V.League 2024/25.
(CLO) Malaysia và nhiều nước trong khu vực hoan nghênh và đánh giá cao Tổng Bí thư Tô Lâm có cuộc điện đàm với Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump, đồng thời bày tỏ nhất trí và ủng hộ cách tiếp cận của Việt Nam trong vấn đề này.
(CLO) Trong một căn phòng sang trọng ở quận Gangnam, Seoul, những đứa trẻ mới 4 tuổi đang cặm cụi viết những bài luận tiếng Anh gồm 5 đoạn trong vòng 15 phút.
(CLO) Ngày 6/4, Triều Tiên lần đầu tiên tổ chức lại Giải Marathon Quốc tế Bình Nhưỡng sau 6 năm gián đoạn, với sự góp mặt của khoảng 200 vận động viên nước ngoài.
(CLO) Một chiếc trực thăng chữa cháy đã rơi vào chiều 6/4 khi đang tham gia khống chế cháy rừng ở thành phố Daegu, phía đông nam Hàn Quốc, khiến phi công điều khiển thiệt mạng.
(CLO) Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn cho rằng quyết định áp thuế đối ứng với hàng hóa Việt Nam ở mức 46% của Hoa Kỳ là không phù hợp với thực tế hợp tác kinh tế - thương mại song phương và không phản ánh đúng tinh thần quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam – Hoa Kỳ, ảnh hưởng tiêu cực đến quan hệ kinh tế, thương mại đang phát triển tốt đẹp giữa hai nước.
(CLO) Chiều 6/4/2025, tại Hà Nội đã diễn ra buổi họp báo công bố cuộc thi Hoa hậu Biển Đảo Việt Nam 2025, đánh dấu sự trở lại đầy ấn tượng sau thành công của mùa giải đầu tiên vào năm 2022.
(CLO) Hơn 2 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam tháng 3 này đã giúp nâng tổng lượng khách trong quý I/2025 của cả nước đạt trên 6 triệu lượt, cao nhất từ trước đến nay (tăng 29,6% so với quý I/2024).
(CLO) Ngày 6/4, đoàn lãnh đạo, đại biểu, nghệ nhân dân gian thành phố Việt Trì và huyện Yên Lập là hai địa phương có đội thi đoạt giải Nhất Hội thi “Gói, nấu bánh chưng và giã bánh giầy” năm 2024 tổ chức dâng 18 cặp bánh chưng, bánh giầy lên các Vua Hùng.
(CLO) Nhiều xe máy chạy ngược chiều trên cầu vượt 550 (Bình Dương) bất chấp ô tô đang lưu thông. Vụ việc khiến các tài xế bức xúc, dùng điện thoại quay lại và đề nghị cơ quan chức năng xử lý nghiêm.
(CLO) Malaysia và nhiều nước trong khu vực hoan nghênh và đánh giá cao Tổng Bí thư Tô Lâm có cuộc điện đàm với Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump, đồng thời bày tỏ nhất trí và ủng hộ cách tiếp cận của Việt Nam trong vấn đề này.
(CLO) Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn cho rằng quyết định áp thuế đối ứng với hàng hóa Việt Nam ở mức 46% của Hoa Kỳ là không phù hợp với thực tế hợp tác kinh tế - thương mại song phương và không phản ánh đúng tinh thần quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam – Hoa Kỳ, ảnh hưởng tiêu cực đến quan hệ kinh tế, thương mại đang phát triển tốt đẹp giữa hai nước.
(CLO) Thứ trưởng thường trực Bộ VHTT&DL Lê Hải Bình cho biết, sắp tới sẽ tiến hành sửa đổi, bổ sung Luật Quảng cáo; trong đó, dự định tăng chế tài liên quan đến mức xử phạt hoặc cấm không cho quảng cáo, thậm chí có biện pháp hạn chế hoạt động nghệ thuật và hạn chế xuất hiện trên truyền thông, mạng xã hội đối với người nổi tiếng và các nghệ sĩ tham gia quảng cáo sai sự thật.
(CLO) Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thị Hà cho biết, khi thực hiện mô hình chính quyền hai cấp, các thủ tục hành chính trước đây được thực hiện ở cấp huyện sẽ do cấp xã trực tiếp thực hiện.
(CLO) Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Trương Thanh Hoài, một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực như: Máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; máy móc, thiết bị dụng cụ, phụ tùng khác; dệt may, da giày…; phần sản phẩm xuất khẩu vào Hoa Kỳ thuộc lĩnh vực chế biến, chế tạo đối mặt nguy cơ giảm kim ngạch xuất khẩu.
(CLO) Dự thảo Nghị quyết của HĐND TP Hà Nội đang được lấy ý kiến, cho phép tận dụng công trình tài sản công như trụ sở cơ quan đã di dời, cơ sở sản xuất bỏ hoang hay hạ tầng chưa sử dụng để phát triển trung tâm công nghiệp văn hóa.
(CLO) Về ứng phó với các chính sách của các nước, nhất là thuế quan đối ứng của Hoa Kỳ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu rõ tinh thần chung là không hoảng hốt, hoang mang, lo sợ mà giữ vững bản lĩnh, trí tuệ, bình tĩnh xử lý chủ động, sáng tạo, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả, nắm chắc tình hình, đề ra kế hoạch, giải pháp cả trước mắt và lâu dài, cả trực tiếp và gián tiếp, cả thuế quan và phi thuế quan, thương mại và phi thương mại, có cả biện pháp tổng thể, chiến lược và cả giải pháp cụ thể, có trọng điểm và diện rộng.
(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, nhưng không phải là duy nhất; đồng thời đây cũng là cơ hội để cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng nhanh, bền vững, xanh hóa, số hóa, dựa vào khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo; cơ cấu lại thị trường xuất khẩu, cơ cấu lại và nâng cao chất lượng các mặt hàng để xâm nhập vào các thị trường khác còn nhiều tiềm năng, như Trung Đông, Đông Âu, Trung Á, Mỹ La tinh, Ấn Độ, ASEAN…
(CLO) Chiều 5/4 (theo giờ địa phương), tại Tòa nhà Quốc hội Uzbekistan, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã hội đàm với Chủ tịch Thượng viện Uzbekistan Tanzila Narbaeva.