Không nên trông chờ việc hủy bỏ kỳ thi quốc gia

Thứ hai, 13/04/2020 07:06 AM - 0 Trả lời

(CLO) Học sinh lớp 12 nên tập trung học tập ôn luyện một cách nghiêm túc không nên trông chờ vào việc tổ chức xét tốt nghiệp. Bởi đây là phương án rất khó xảy ra vì dịch Covid -19 đang được kiểm soát tốt ở Việt Nam.

 

Chưa thể bỏ kỳ thi THPT quốc gia

Trong thời gian quan, nhiều ý kiến chuyên gia cho rằng nên bỏ kỳ thi THPT quốc gia. Các ý kiến trên căn cứ vào diễn biến dịch bệnh Covid -19 diễn biến phức tạp nên việc tổ chức kỳ thi sẽ khó khăn và tạo áp lực học tập đối với học sinh.

Trước ý kiến trái chiều về vấn đề này, TS Lê Viết Khuyến, Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam, nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học cho rằng, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) cần có nhiều phương án đặt ra đối với kỳ thi THPT quốc gia năm 2020 dựa trên tình hình thực tế. Nhưng vào thời điểmnày, chưa nên vội nói chuyện bỏ thi, dẫn tới tâm lý học sinh buông không học. Người học phải quyết tâm học, không nên thụ động ngồi chờ khi nào bỏ thi.

Học sinh lớp 12 nên tập trung ôn thi đúng kế hoạch, tránh sao nhãng việc học (ảnh minh họa - Minh Triết).

Học sinh lớp 12 nên tập trung ôn thi đúng kế hoạch, tránh sao nhãng việc học (ảnh minh họa - Minh Triết).

Ở một số nước bỏ kỳ thi THPT quốc gia và giao cho địa phương công nhận tốt nghiệp, bởi họ có hệ thống kiểm định chất lượng giáo dục phổ thông rất tốt, còn ở ta bệnh thành tích nặng, để địa phương tự quyết định sợ không đảm bảo công bằng, dễ phát sinh tiêu cực. Trong tình huống có thể ta vẫn nên giữ kỳ thi THPT quốc gia. Trong trường hợp bất khả kháng, dịch bệnh vẫn kéo dài, biện pháp cách ly xã hội còn chưa được dỡ bỏ nên thí sinh không thể đến điểm thi, thì mới thay thế thi bằng một  phương án công nhận tốt nghiệp phù hợp.

Trong thời điểm học sinh vẫn đang nghỉ học như hiện nay, TS Lê Viết Khuyến cho rằng, gia đình và xã hội cần cố gắng động viên các em để dù dịch phải nghỉ đến trường nhưng học sinh không nghỉ học; các địa phương cũng cần quan tâm để chọn giải pháp phù hợp, đảm bảo việc dạy học từ xa. Nếu thấy dạy qua internet không hiệu quả thì phải chuyển sang dạy trên truyền hình. Bộ GD&ĐT và Bộ Thông tin và Truyền thông phải khẩn trương đưa các chương trình của tất cả các cấp học phổ thông lên mạng lưới truyền hình của cả nước, như đã cam kết.

Sao nhãng ôn luyện sẽ lãnh đủ hậu quả

Trước ý kiến tranh luận về bỏ hay tổ chức kỳ thi THPT quốc gia, nhiều học sinh có tâm lý thụ động không nghiêm túc trong học tập. Điều này rất dễ dẫn tới kết quả thi không đạt.

Do đó, ngay lúc này học sinh cần thiết phải tổ chức ôn tập một cách nghiêm túc, có kế hoạch cụ thể mới mong đạt điểm cao. Thầy Nguyễn Thanh Tùng, giáo viên Toán của Hệ thống Giáo dục HOCMAI cho rằng học sinh cần tập trung ôn tập theo đúng tiến độ, kế hoạch và lộ trình đã thực hiện trước đó không nên sao nhãng. Bởi, chương trình rút gọn của Bộ vẫn còn đó các kiến thức cơ bản, cốt lõi.

Nhiều ý kiến bình luận về đề thi minh họa môn Toán còn cho rằng mặc dù Bộ GD&ĐT đã có phương án tinh giản, giảm tải cho học sinh về mặt kiến thức, song  yêu cầu môn Toán sẽ vẫn có nhiều câu mang tính phân loại, học sinh phải có khả năng tổng hợp kiến thức, qua thời gian ôn tập một cách bài bản, khoa học và nghiêm túc thì mới có thể xử lí tốt và không bị mất điểm. Không chỉ môn Toán mà các môn học khác đều yêu cầu học sinh phải học tập chăm chỉ mới đạt kết quả.  

Cho đến thời điểm này, nhiều học sinh vẫn mong muốn được thi THPT quốc gia. Dành suốt những năm THPT để học và ôn tập theo định hướng của kỳ thi THPT quốc gia, đến giai đoạn nước rút này, mặc dù không đến trường nhưng chưa ngày nào em Nguyễn Hà Thu, Trường THPT Yên Lạc 2 (Yên Lạc, Vĩnh Phúc) ngừng việc học và ôn tập. Em bày tỏ, em muốn thi tốt nghiệp rồi xét tuyển vào đại học vì em lo nếu mỗi trường thi riêng thì đề sẽ khó, không loại trừ nội dung đã tinh giản. Ngoài ra, việc đi thi đại học sẽ vất vả hơn thi tốt nghiệp THPT. Đặc biệt, thi mới công bằng được, xét tốt nghiệp thì đáng lo về sự chính xác khách quan.

Em Nguyễn Hà Phương, Trường THPT Lương Phú (Phú Bình, Thái Nguyên) cho biết, nguyện vọng lớn nhất của em là Bộ GDĐT sẽ vẫn giữ nguyên kì thi THPT quốc gia. Nếu xét công nhận tốt nghiệp có thể sẽ trút được một phần gánh nặng, nhưng chắc chắn chất lượng sẽ không đảm bảo. Vì tỉ lệ đạt sẽ rất cao, chỉ thuận lợi cho những bạn không thi đại học. Còn những người có mong muốn thi đại học như em sẽ là bất lợi.

Cũng theo Nguyễn Hà Phương, trong khi tình trạng dịch bệnh vẫn đang diễn biến phức tạp có thể coi việc bỏ kì thi là trường hợp xấu nhất có thể xảy ra. Nhưng Phương tin rằng dịch bệnh sẽ sớm được đẩy lùi để kỳ thi THPT quốc gia diễn ra thuận lợi đúng như kế hoạch mà Bộ GD&ĐT đã đề ra và đúng như mong muốn của em.

Minh Triết

Tin khác

Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ tổ chức kiểm tra trực tiếp tại các điểm thi

Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ tổ chức kiểm tra trực tiếp tại các điểm thi

(CLO) Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) sẽ thành lập 63 đoàn kiểm tra công tác coi thi tại 63 Sở GD&ĐT.

Giáo dục
Hà Nội chốt lịch thi vào lớp 10 trường công lập

Hà Nội chốt lịch thi vào lớp 10 trường công lập

(CLO) Học sinh thi vào lớp 10 công lập sẽ dự thi vào ngày 8-9/6, với 3 môn thi Ngữ văn, Toán và Ngoại ngữ.

Giáo dục
Hà Nội công bố đề thi minh họa kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 công lập

Hà Nội công bố đề thi minh họa kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 công lập

(CLO) Để giúp học sinh làm quen với đề thi vào lớp 10, Hà Nội vừa công bố quy định cấu trúc định dạng và đề minh họa 3 môn Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh.

Giáo dục
Cổng đăng ký trực tuyến Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 mở trong 9 ngày

Cổng đăng ký trực tuyến Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 mở trong 9 ngày

(CLO) Từ ngày 2/5 đến 17 giờ ngày 10/5, cổng đăng ký trực tuyến Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 được mở để phục vụ thí sinh đăng ký dự thi chính thức.

Giáo dục
Ngày mai, thí sinh bắt đầu đăng ký dự thi tốt nghiệp

Ngày mai, thí sinh bắt đầu đăng ký dự thi tốt nghiệp

(CLO) Từ ngày 2/5 đến 17h ngày 10/5, học sinh cả nước sẽ đăng ký dự thi tốt ngiệp THPT năm 2024.

Giáo dục