(CLO) Ngày 30/10, Quốc hội thảo luận tại Tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu.
Phát biểu tại phiên thảo luận tổ, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nêu rõ, trong quá trình quản lý, điều hành, Chính phủ nhận thấy nhiều bất cập phát sinh cần sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu. Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh cơ sở chính trị, pháp lý, thực tiễn để xây dựng dự án Luật này đã rõ nhằm kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc.
Chủ tịch Quốc hội cũng lưu ý, “vấn đề nào đã thấy, đã rõ, đã chín, được thực tế kiểm nghiệm, chứng minh thì chúng ta sửa, còn vấn đề chưa rõ, chưa chín, chưa được thực tế chứng minh thì tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện khung pháp lý về tổ chức quản trị doanh nghiệp đạt chuẩn mực quốc tế, thúc đẩy phát triển doanh nghiệp, thu hút đầu tư vào sản xuất kinh doanh”.
Đề cập nội dung sửa đổi Luật Quy hoạch, Chủ tịch Quốc hội cho biết, vừa qua, Quốc hội đã giám sát và ban hành một Nghị quyết về quy hoạch để Chính phủ thực hiện. Bây giờ, Chính phủ đề nghị tiếp tục bổ sung, sửa đổi một số điều của Luật Quy hoạch.
Cho rằng, công tác quy hoạch vẫn còn những khó khăn cần tháo gỡ, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, nội dung sửa đổi Luật Quy hoạch phải bảo đảm: sự tuân thủ, tính liên tục kế thừa, ổn định, tính thứ bậc trong hệ thống quy hoạch quốc gia; tính thống nhất, đồng bộ giữa quy hoạch với chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; kết hợp quản lý ngành với quản lý lãnh thổ và bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường; tính nhân dân, sự tham gia của cơ quan, tổ chức, cộng đồng, cá nhân; hài hòa lợi ích của quốc gia, các vùng, địa phương, lợi ích của người dân, trong đó, lợi ích quốc gia là cao nhất; tính khoa học, ứng dụng công nghệ hiện đại, kết nối liên thông, dự báo, tính khả thi, tiết kiệm sử dụng nguồn lực của đất nước... Đây là những nguyên tắc quan trọng phải bám sát khi sửa đổi, bổ sung Luật.
Tương tự như vậy, theo Chủ tịch Quốc hội, Luật Đầu tư, Luật PPP phải bảo đảm tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư, trong đó, có các nhà đầu tư nước ngoài đến Việt Nam. Vừa qua, áp dụng các luật này cho thấy, muốn thu hút được các nhà đầu tư nước ngoài vào thì phải sửa đổi một số điều khoản. Luật Đấu thầu cũng phải sửa đổi để bảo đảm chọn được nhà thầu có năng lực, thi công được các công trình chất lượng, tầm cỡ quốc gia.
Nhấn mạnh, việc sửa đổi, bổ sung các điều khoản cụ thể của 4 Luật là cần thiết, Chủ tịch Quốc hội cũng lưu ý, khi xem xét, quyết định dự luật này, Quốc hội phải cân nhắc kỹ lưỡng. “Phương châm là không cầu toàn, không nóng vội. Các đại biểu thấy Chính phủ đề xuất 30 nội dung, đầu công việc mà qua bàn thảo thấy có 20 nội dung, đầu công việc đã chín, đã rõ thì chúng ta quyết 20 việc này, 10 việc còn lại mà chưa chín, chưa rõ thì tiếp tục nghiên cứu sau, chứ không thể vì cầu toàn mà đợi đủ cả 30 việc đều chín, đều rõ mới thông qua”.
Chủ tịch Quốc hội cũng cho biết, đã có thư gửi các đại biểu Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội về đổi mới tư duy xây dựng pháp luật. Sau khi Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu, Bộ Chính trị cũng đồng thuận theo quan điểm đổi mới tư duy này để chỉ sửa đổi, bổ sung những nội dung có tính cấp bách đang thực hiện mà thực sự gây khó khăn, vướng mắc trên thực tế, những nội dung đã rõ, đã được thực tế kiểm nghiệm, chứng minh.
“Chúng ta vận dụng tư duy trên, quan điểm trên vào ngay các dự án Luật trình Quốc hội tại Kỳ họp lần này để xem xét, điều chỉnh là các luật, những nội dung còn ý kiến khác nhau, chưa đạt sự đồng thuận thì phải tiếp tục nghiên cứu, rà soát, tổng kết thực tiễn rồi mới sửa đổi”, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.
Lưu ý một số vấn đề cụ thể, Chủ tịch Quốc hội đề nghị cần báo cáo đánh giá tác động bổ sung cụ thể, bổ sung số liệu chứng minh tính cấp bách và vướng mắc trên thực tiễn của các nội dung đề nghị sửa đổi.
Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị phải bám sát quy định tại các Điều 12, Điều 146 của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật để trình Quốc hội xem xét, thông qua dự án Luật theo trình tự thủ tục rút gọn.
Trên tinh thần đó, Chủ tịch Quốc hội một lần nữa khẳng định, các nội dung Chính phủ đề nghị sửa đổi, bổ sung tại Kỳ họp này thì Quốc hội ủng hộ, nhưng đồng thời phải có cam kết chính trị bảo đảm thực hiện nghiêm túc những vấn đề đã hứa. Theo đó, dự án Luật sửa đổi, bổ sung phải bảo đảm 3 vấn đề: một là, trình tự, thủ tục; hai là hồ sơ; ba là phải chất lượng.
“Tổng Bí thư nói không vì nóng vội, ép phải thông qua trong khi chất lượng là chưa có. Quốc hội phải bám nguyên tắc đó. Mấy tháng qua, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội và Ủy ban Thường vụ làm việc hết sức quyết liệt, làm cả ngày cả đêm, cả thứ Bảy, Chủ nhật. Áp lực như thế nhưng chúng ta phải làm cho thật kỹ, thật chắc chắn”, Chủ tịch Quốc hội nêu rõ.
Để bảo đảm thông qua dự án Luật, Chủ tịch Quốc hội bày tỏ tán thành quan điểm của Ủy ban Kinh tế tại Báo cáo thẩm tra. Trong đó, cần tập trung vào một số vấn đề:
Một là, danh mục dự án trong nội dung các quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh phải rõ.
Hai là, thủ tục đầu tư đặc biệt thì thế nào là đặc biệt - phải phân tích, làm rõ.
Ba là, về phân cấp thêm cho UBND cấp tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư với các dự án đầu tư xây dựng mới bến cảng, khu bến cảng thuộc cảng biển, đặc biệt quy mô vốn đầu tư là dưới 2.300 tỷ đồng cũng phải quy định cho rõ.
Bốn là, về lĩnh vực, quy mô đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP), vốn đầu tư tối thiểu để thực hiện đầu tư theo phương thức này; lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt thì thế nào là đặc biệt... cũng phải làm rõ hơn.
Trên cơ sở trình của Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội đề nghị các đại biểu Quốc hội xem xét kỹ lưỡng, chắc chắn trước khi ấn nút thông qua. Đây là dự án Luật rất cần thiết mà Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ban Cán sự Đảng Chính phủ và Đảng Đoàn Quốc hội đã họp, cho ý kiến 2 lần chỉ trong một tháng. Nhưng quyền quyết định cuối cùng là của Quốc hội. Trên cơ sở chúng ta cũng thấy tình hình thực tế đang có những khó khăn, vướng mắc đòi hỏi phải tháo gỡ để bứt phá, tạo điều kiện phát triển trong hai tháng còn lại của năm 2024 và cả năm 2025 để chúng ta hoàn thành kế hoạch kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025, về đích thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng.
(CLO) Để có tiền cho con du học và mua nhà ở Úc, cựu Giám đốc Quỹ tín dụng nhân dân xã Nghi Hoa đã chỉ đạo cấp dưới lập khống tài liệu, hồ sơ vay vốn… để tham ô gần 24 tỷ đồng. Dù đang bỏ trốn, nhưng vị giám đốc này đã bị tòa tuyên án chung thân.
(CLO) Mưa lũ trong những ngày qua tại Quảng Bình đã làm 5 người chết, 5 tàu thuyền bị chìm, hàng ngàn ngôi nhà ngập sâu…. Với phương châm “nước rút đến đâu, vệ sinh đến đó”, lực lượng chức năng cùng với người dân vùng lũ đang tập trung khắc phục hậu quả ngập lụt.
(CLO) Chiều 30/10 tại Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức Hội nghị quán triệt Nghị quyết và triển khai công tác điều động, chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ thuộc diện Ban Cán sự đảng quản lý năm 2024.
(CLO) Google đối mặt khoản phạt kỷ lục 2 nghìn tỷ rúp tại Nga do từ chối khôi phục các kênh YouTube thân Kremlin, làm leo thang căng thẳng pháp lý và chính trị.
(CLO) iPhone SE 4 sắp ra mắt với thiết kế hiện đại và chip A18 mạnh mẽ, dự kiến sẽ có các màu sắc như xanh lam, tím, hồng, đen, và đỏ, tạo nên phong cách trẻ trung, cá tính.
(CLO) Chiều 30/10, Cục Báo chí (Bộ Thông tin và Truyền thông) tổ chức tập huấn, hướng dẫn các cơ quan báo chí áp dụng Bộ chỉ số và sử dụng phần mềm thực hiện đo lường, đánh giá mức độ trưởng thành chuyển đổi số báo chí năm 2024.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, từ ngày 4/11 sẽ có đợt không khí lạnh mạnh ảnh hưởng tới miền Bắc, trời chuyển mưa rào và dông rải rác, sang ngày 5/11 trời chuyển rét. Đây sẽ là đợt rét đầu tiên trong mùa đông năm nay.
(CLO) Chiều 30/10, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Phòng không nhân dân. Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương điều hành nội dung phiên họp.
(CLO) Các chuyên gia dự báo giá dầu leo thang chạm ngưỡng 92 USD do căng thẳng Trung Đông, song nỗ lực bình ổn từ các nhà sản xuất có thể kéo giá xuống còn 84 USD vào 2025.
(CLO) Giáo sư Lê Anh Vinh: “Một hệ thống đánh giá linh hoạt và sáng tạo không chỉ khuyến khích học sinh tham gia tích cực vào quá trình học mà còn giúp giáo viên điều chỉnh phương pháp giảng dạy để phù hợp hơn với từng đối tượng học sinh”.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thuỷ văn, ngày 31/10, Bắc Bộ và khu vực Thanh Hóa - Nghệ An đêm có mưa vài nơi, ngày nắng, sáng sớm trời lạnh. Khu vực từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi có mưa vừa. Tây Nguyên và Nam Bộ chiều tối có mưa rào rải rác và có nơi có dông.
(CLO) Những tình khúc bất hủ của nhạc sĩ Phạm Duy sẽ tái ngộ khán giả Đà Nẵng trong đêm nhạc “Đường tình ta đi” vào lúc 20h00, ngày 07/12/2024 tại Nhà hát Trưng Vương, với sự tham gia của các giọng ca hàng đầu như danh ca Tuấn Ngọc, danh ca Ý Lan, ca sĩ Trọng Bắc, cặp đôi âm nhạc Hoàng Trang – Nguyễn Đông...
(CLO) Ngày 30/10, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực chủ trì cuộc họp Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực (Ban Chỉ đạo) để thảo luận, cho ý kiến về tình hình, kết quả chỉ đạo xử lý các vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực từ sau Phiên họp thứ 26 đến nay và chủ trương xử lý một số vụ án, vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo.
(CLO) Tiếp nối thành công của năm 2023, Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội tiếp tục tổ chức cuộc thi “Tiếng hát Hà Nội 2024" với tầm vóc và dấu ấn mới về quy mồ tổ chức và chất lượng nghệ thuật.
(CLO) Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội năm 2024 quy tụ những món ăn mang đậm bản sắc Việt Nam và giới thiệu nền văn hóa ẩm thực của nhiều quốc gia trên thế giới.
(CLO) Chiều 30/10, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Phòng không nhân dân. Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương điều hành nội dung phiên họp.
(CLO) Ngày 30/10, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực chủ trì cuộc họp Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực (Ban Chỉ đạo) để thảo luận, cho ý kiến về tình hình, kết quả chỉ đạo xử lý các vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực từ sau Phiên họp thứ 26 đến nay và chủ trương xử lý một số vụ án, vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo.
(CLO) Trong cuộc gặp với Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, ông Sultan Al-Marshad, Giám đốc Điều hành Quỹ Phát triển Saudi Arabia (SFD) cam kết sẽ dành nguồn lực nhiều hơn nữa cho các dự án tại Việt Nam và khẳng định vinh dự được trở thành đối tác chiến lược của Việt Nam; cho biết tháng 12 sẽ cử đoàn công tác tới Việt Nam để tiếp tục tìm hiểu, triển khai các dự án hợp tác cụ thể.
(CLO) Ngày 30/10, trong khuôn khổ chuyến thăm, làm việc và tham dự Hội nghị Sáng kiến đầu tư tương lai (FII) lần thứ 8 tại Saudi Arabia, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã gặp Thủ tướng Pakistan Shehbaz Sharif. Trước đó, Thủ tướng Chính phủ đã có cuộc gặp Hoàng Thái tử Jordan Al Hussein bin Abdullah II, hội kiến Thủ tướng Ai Cập Mostafa Madbouly.
(CLO) Tiếp Bộ trưởng Công nghiệp và Khoáng sản Saudi Arabia Bander Alkhorayf, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị đàm phán hiệp định thương mại tự do, hiệp định bảo hộ đầu tư, hiệp định về lao động để đưa lao động Việt Nam sang Saudi Arabia, hiệp định về hợp tác văn hóa, giáo dục – đào tạo, kết nối hai nền kinh tế mạnh mẽ hơn, thúc đẩy thương mại hai chiều lên 5-10 tỷ USD cho những năm tới, hợp tác đầu tư nhiều hơn, hiệu quả hơn nữa; kết nối văn hóa, giao lưu nhân dân tích cực hơn.
(CLO) Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá đã phát động chiến dịch 60 ngày, đêm tăng tốc hoàn thành giải ngân vốn đầu tư công năm 2024. Mục tiêu đến 31/12/2024, toàn tỉnh giải ngân 100% vốn đã được Chính phủ giao, bất luận khó khăn, thách thức.
(CLO) Ngày 30/10, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã ký ban hành Chỉ thị số 12/CT-UBND về đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024.
(CLO) Lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội đã nghe báo cáo và thảo luận của các sở, ban, ngành về tháo gỡ khó khăn, vướng mắc tại 5 dự án đầu tư chậm triển khai, chậm đưa vào sử dụng.
(CLO) Nhấn mạnh nông nghiệp là thế mạnh của Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính mong muốn Công ty SALIC sớm đầu tư tại Việt Nam trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao, hợp tác về giống, công nghệ, phân bón, thức ăn, thị trường, nhất là trong ngành thực phẩm Halal.