Không phải cái gì cũng mang ra biển!

Thứ năm, 27/07/2017 09:41 AM - 0 Trả lời

Chiều 25/7, UBND tỉnh Bình Thuận tổ chức họp báo về tình hình 6 tháng đầu năm, trong đó có đề cập việc cho phép nhận chìm gần 1 triệu m3 chất nạo vét xuống biển Vĩnh Tân, gần Khu Bảo tồn biển Hòn Cau, thay bằng giải pháp lấn biển hoặc xuất khẩu.

(NB&CL) Chiều 25/7, UBND tỉnh Bình Thuận tổ chức họp báo về tình hình 6 tháng đầu năm, trong đó có đề cập việc cho phép nhận chìm gần 1 triệu m3 chất nạo vét xuống biển Vĩnh Tân, gần Khu Bảo tồn biển Hòn Cau, thay bằng giải pháp lấn biển hoặc xuất khẩu. Không để ô nhiễm biển Chủ trì cuộc họp, ông Nguyễn Đức Hòa, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận, cho biết tỉnh này đã có nhiều văn bản gửi một số cơ quan trung ương và Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) kiến nghị nên dừng việc nhận chìm chất nạo vét nói trên. Qua tham khảo ý kiến giới chuyên môn, tỉnh nhận thấy có nhiều phương án để xử lý số lượng chất nạo vét. “Phương án được ưu tiên nhất là dùng để lấn biển ở những khu vực dân cư bị sạt lở do triều cường, bằng cách xây kè bê-tông rồi đổ bùn cát vào trong. Thậm chí, tỉnh còn đề nghị xuất khẩu số cát bùn nhiễm mặn này để thu ngân sách, để không gây ô nhiễm môi trường biển” - ông Hòa nói và cho biết có một tổ chức gửi đơn yêu cầu Bộ TN-MT rút giấy phép nhận chìm đã cấp cho Công ty TNHH Điện lực Vĩnh Tân 1, nếu không sẽ khởi kiện bộ này. Về việc Công ty TNHH Điện lực Vĩnh Tân 1 đã đưa màn chắn, phao quây ra vị trí nhận chìm, ông Hòa nói trước khi triển khai, công ty phải có quyết định giao mặt biển và hiện chưa được giao, nếu làm là không đúng. Theo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Bình Thuận, khi dư luận “lên tiếng” việc Bộ TN-MT cấp phép nhận chìm, Tỉnh ủy Bình Thuận đã có văn bản gửi các cơ quan trung ương cân nhắc kỹ việc này. Quan điểm của Bình Thuận là nên dừng việc nhận chìm, tìm giải pháp khác hợp lý hơn. “Yếu tố người dân”- Đã được quan tâm? Cả chuyện xả thải ra biển hay là xây dựng nhà máy thủy điện với mật độ quá dày đặc thì cũng đều tác động đến môi trường và người dân trong vùng chịu ảnh hưởng đầu tiên. Nếu vậy, họ phải được tham vấn theo quy định pháp luật, họ phải được hỏi ý kiến và kiến nghị của họ phải được lắng nghe và giải quyết. Đáng tiếc là trong rất nhiều trường hợp, do quá chú trọng đến việc tăng tốc phát triển nên người dân rất ít khi được hỏi ý kiến, kể cả khi họ có kiến nghị thì cũng không được lắng nghe đầy đủ. Nói tóm lại là “yếu tố người dân” đã bị bỏ qua. Trước đó, ngày 13/7, thông tin với HĐND tỉnh Bình Thuận, ông Phạm Ngọc Sơn- Phó Tổng cục trưởng (phụ trách) Tổng cục Biển và hải đảo Bộ TNMT khẳng định luật pháp hiện nay (Luật Biển và hải đảo) cho phép nhận chìm bùn cát sau nạo vét ra biển. Các vật chất nhận chìm không độc hại và nằm trong danh mục các chất được luật cho phép nhận chìm. Tuy nhiên, ý kiến nhiều chuyên gia vẫn cho rằng không nên nhận chìm chất thải xuống biển, nhất là khi địa điểm nhận chìm lại cách khu bảo tồn biển Hòn Cau không xa. Dù gọi là bùn, “vật chất”..., hay gì chăng nữa, thì thực chất đây vẫn là xả thải, có thể hủy hoại vĩnh viễn cả một vùng biển giàu có và độc nhất vô nhị về nhiều mặt của Việt Nam. [caption id="attachment_175004" align="aligncenter" width="640"]Báo Công luận Phát triển kinh tế phải luôn gắn với bảo đảm môi trường sinh thái.[/caption] Mới đây đại diện Tổng Công ty phát điện 3 thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết đang xúc tiến xin giấy phép đổ xuống biển xã Vĩnh Tân 2,4 triệu m3 bùn cát thải sau nạo vét (cách Hòn Cau khoảng 10 km). Nếu đề nghị được chấp thuận thì vùng biển này sẽ phải chịu gần 3,5 triệu mét khối chất thải. Câu chuyện môi trường cũng lại khiến người ta trăn trở thêm khi mà trong khi vấn nạn “bom nước” lơ lửng trên đầu tại những cánh rừng miền Trung-Tây Nguyên thì mới đây UBND Quảng Nam lại có Tờ trình gửi HĐND tỉnh, đề nghị bổ sung 4 dự án thủy điện vừa và nhỏ trên địa bàn Nam Trà My. Theo tờ trình, 4 dự án gồm Trà Linh 1; Tăk Lê; Nước Lah và Trà Leng có công suất 78,8 MW, tổng diện tích khoảng 144 ha. Trong đó, đất lâm nghiệp 60 ha thuộc đất rừng phòng hộ và rừng sản xuất. Cũng cần nhắc lại rằng, tại huyện Nam Trà My có thủy điện Sông Tranh 2, từng bị nứt và thời gian qua một số khu vực ở huyện này đã nhiều lần xảy ra động đất, cường độ cao nhất 3,9 độ Richter. Những bài học về sự cố môi trường không ít và hậu quả là rất lớn. Ở đây, câu chuyện  trở nên nghiêm trọng khi liên quan trực tiếp và lâu dài đến cuộc sống người dân. Cả chuyện xả thải ra biển hay là xây dựng  nhà máy thủy điện với mật độ quá dày đặc thì cũng đều tác động đến môi trường và người dân trong vùng chịu ảnh hưởng đầu tiên. Nếu vậy, họ phải được tham vấn theo quy định pháp luật, họ phải được hỏi ý kiến và kiến nghị của họ phải được lắng nghe và giải quyết. Đáng tiếc là trong rất nhiều trường hợp, do quá chú trọng đến việc tăng tốc phát triển nên người dân rất ít khi được hỏi ý kiến, kể cả khi họ có kiến nghị thì cũng không được lắng nghe đầy đủ. Nói tóm lại là “yếu tố người dân” đã bị bỏ qua. Trong khi từng ngày, từng giờ họ phải đối diện với môi trường sống đã bị thay đổi, dù ít dù nhiều. Nếu được tham vấn đầy đủ, được giải thích rõ ràng minh bạch, thấy có lý thì người dân nào có hạn hẹp gì, sẽ đồng lòng để cho những công trình mọc lên trên quê hương mình. Vì đó chính là sự phát triển. Ai lại không mong quê hương mình phát triển. Một công trình tốt, một dự án tốt thì đương nhiên người dân sẽ được thụ hưởng, không ai lại không đồng ý với điều đó. Nhưng khi người dân băn khoăn thì cần phải được lắng nghe. Lỗi ở đây chính là không tôn trọng, lắng nghe dân, không giải thích rõ ràng, của cả doanh nghiệp lẫn chính quyền cơ sở. Họ đã bỏ qua “yếu tố người dân”. Ứng xử với môi trường cũng chính là ứng xử với người dân. Không đánh đổi môi trường lấy sự phát triển kinh tế thì lại càng phải chú ý đến cuộc sống của người dân hơn. Với cả triệu mét khối chất thải nhận chìm xuống biển, chưa nói đến có gây ô nhiễm môi trường hay không, nhưng việc các loài hải sản sợ hãi mà đi nơi khác thì “nhắm mắt cũng thấy”. Vậy, người dân quen việc đánh bắt, nuôi trồng hải sản trong vùng sống bằng cách nào? Hay như chuyện xây dựng thêm 4 nhà máy thủy điện tại một huyện, diện tích rừng thu hẹp, đất đai thu hẹp, người dân nơi đó ứng phó ra sao? Điều đó phải được đặt lên hàng đầu trước khi đi đến một quyết định, nhất là khi quyết định đó tác động trực tiếp và lâu dài đến môi trường thiên nhiên và môi trường sống, điều kiện sống quen thuộc của người dân.
Vấn đề người dân quan tâm lúc này là động thái tiếp theo của Bộ TN&MT, cách giải quyết như thế nào của Bộ và Chính phủ trước những sự thật của vụ việc đang dần hiện rõ. Vẫn tiếp tục triển khai hay thu hồi giấy phép? Động thái này cũng cần phải công khai minh bạch. Bởi rõ ràng ai cũng hiểu việc này không thể làm ngược quy trình, làm ngược khoa học được. Không thể cấp phép trước rồi mới chờ ý kiến phản biện của các nhà khoa học, không thể tiếp tục triển khai dự án khi không đủ căn cứ khoa học. Đó không còn đơn giản chỉ là một sự sai sót và nghiêm túc rút kinh nghiệm là xong. Tôi cũng như người dân vùng biển miền Trung thấy được sự cần thiết, ý nghĩa của môi trường biển như thế nào trong cuộc sống của mình. Tôi nghĩ lãnh đạo các tỉnh vùng khu vực miền Trung cũng có suy nghĩ như vậy thôi, trước những dự án có dấu hiệu nguy hại môi trường, không ai không xót xa cho địa phương mình, cho người dân mình. Vì vậy, tôi rất mong Chính phủ, các bộ, ngành có liên quan nhanh chóng vào cuộc. Người dân miền Trung không dễ gì đánh đổi và hy sinh vùng biển của mình trước những dự án có tác động tiêu cực đến biển. Đại biểu Quốc hội PHẠM THỊ MINH HIỀN (Đoàn đại biểu Quốc hội Phú Yên)

Khánh An


Ông Võ Thiên Lăng, Phó Chủ tịch Hội Nghề cá Việt Nam: Vùng biển Vĩnh Tân với hiện tượng nước trồi độc đáo, cung cấp thức ăn, dưỡng chất cho tất cả các loại hải sản, thủy sinh nên thu hút nhiều loài thủy sản đến sinh sản. Đặc biệt là tôm hùm. Hệ thống sinh thái đó đã thiết lập hàng ngàn năm rồi. Đùng một cái bây giờ trút xuống cả triệu mét khối bùn, cát như thế, làm vùng biển ô nhiễm, tác động trực tiếp đến hệ sinh thái. “Chơi” kiểu này thì cả vùng biển coi chừng mất hết! Không phải chỉ biển Bình Thuận mà cả vùng biển miền Trung và Nam Bộ, vì hải sản sinh sản ở đó rồi di chuyển. Không sinh được thì cũng chẳng có để di chuyển. Người ta quên mất điều đó. Trong khi đây là vấn đề lớn.
Ông Phạm Văn Nam, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận: Vào cuối tháng 12-2016, tỉnh này đề nghị Bộ TN-MT cân nhắc việc cấp phép việc nhận chìm chất nạo vét. Thời điểm đó, tỉnh kiến nghị Bộ TN-MT đánh giá lại tác động môi trường, ảnh hưởng tổng thể của việc nạo vét và đổ chất được nạo vét xuống biển có phương án khác phù hợp hơn không, bởi nếu việc đổ thải xảy ra sự cố sẽ gây tác động tiêu cực đến môi trường biển, ảnh hưởng đời sống, sản xuất của nhân dân địa phương. Điều khó hiểu là trong khi còn có nhiều ý kiến khác nhau thì ngày 23/6, Bộ TN-MT cấp phép cho chủ đầu tư. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng từng lên tiếng về dự án này vì cho rằng Khu Bảo tồn biển Hòn Cau có các hệ sinh thái biển nhiệt đới điển hình (san hô, thảm cỏ biển), là nơi sinh sống, bãi đẻ của nhiều loài thủy sinh vật quý hiếm có giá trị kinh tế quan trọng, nguồn lợi thủy sản ở khu vực này đã góp phần duy trì, ổn định và nâng cao đời sống của dân cư địa phương. Vì vậy, bộ này đề nghị UBND tỉnh Bình Thuận báo cáo Bộ TN-MT xem xét lại đánh giá tác động môi trường của dự án này tới khu vực Hòn Cau.
PGS-TS Nguyễn Tác An - nguyên Viện trưởng Viện Hải dương học Nha Trang, nguyên Chủ tịch Ủy ban quốc gia Chương trình hải dương học liên Chính phủ của Việt Nam: Điều tôi quan tâm nhất trong hơn 1 tháng qua là làm thế nào để cứu vùng biển này tránh bị tác động của việc nhận chìm bùn, cát. Tôi và cộng đồng khoa học đề nghị tạm dừng dự án để tiếp tục thẩm định lại 10 vấn đề mà dư luận thắc mắc. Việc nhận chìm bùn, cát không chỉ ảnh hưởng 1-2 ngày mà là cả cộng đồng và gây ô nhiễm tác động tích lũy vì vùng ven biển này hết sức nhạy cảm, dễ tổn thương. Do đó, nếu còn vấn đề chưa chắc chắn, còn áy náy như thế thì tạm dừng lại để giải quyết, khi chưa giải quyết xong thì chưa nên thực hiện.
TS Chu Mạnh Hùng, nguyên vụ trưởng Vụ Môi trường - Bộ Giao thông vận tải: Bộ Tài nguyên - Môi trường, UBND tỉnh Bình Thuận phải có trách nhiệm trong việc đánh giá tác động môi trường của việc “nhận chìm” và phải lắng nghe ý kiến các nhà khoa học. Phải kết hợp cả về kinh tế, địa chính trị, sinh thái để xử lý vấn đề. Nếu đổ thải xuống biển thì phải công khai minh bạch tọa độ, giám sát khối lượng, vật chất đổ xuống. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường, Tổng cục trưởng Tổng cục Biển và hải đảo phải ký cam kết đảm bảo việc đổ vào vùng đó là an toàn, không gây ô nhiễm môi trường và chịu trách nhiệm về việc đó./.

Tin khác

Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

(NB&CL) Tại Việt Nam, du lịch xanh đang dần hình thành và phát triển ở nhiều địa phương. Giới chuyên gia nhận định trong thời gian tới, du lịch xanh không chỉ đóng vai trò to lớn trong bảo vệ đa dạng sinh học và văn hóa cộng đồng mà còn đóng góp tích cực cho sự phát triển bền vững ở Việt Nam. Tuy nhiên, “Diễn đàn Du lịch Việt Nam - Chuyển đổi Xanh để phát triển bền vững” nằm trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam VITM Hà Nội 2024 đã khẳng định: Chuyển đổi du lịch xanh không chỉ là vấn đề phủ xanh không gian du lịch, bảo vệ môi trường sinh thái mà cần có sự đổi mới tư duy của những người làm du lịch, ứng xử đúng mực với thiên nhiên.

Góc nhìn
Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

(CLO) Một đôi vợ chồng trẻ chuẩn bị sinh con đầu lòng, nghĩ nát óc cả dăm bảy tháng để đặt tên cô con gái rượu sắp ra đời.

Góc nhìn
Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

(NB&CL) Theo nhìn nhận của nhiều nhà nghiên cứu, sử gia, việc ngày 6/12/1953, Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch tiêu diệt toàn bộ quân địch ở tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ là quyết định mang tính lịch sử. Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dựa vào những cứ liệu nào để có được chủ trương hết sức linh hoạt, sáng tạo và kịp thời ấy? - Đó là câu hỏi mà đến nay, tròn 70 năm sau, vẫn được hết sức quan tâm.

Góc nhìn
Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

(NB&CL) Dự thảo Luật Tòa án (sửa đổi) quy định theo hướng “thắt chặt” việc ghi âm, ghi hình tại phiên tòa. Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình cho rằng, quy định này là cần thiết, để phiên tòa tập trung xét xử, trang nghiêm.

Góc nhìn
Giảm trừ gia cảnh: Cần linh hoạt theo thực tiễn đời sống

Giảm trừ gia cảnh: Cần linh hoạt theo thực tiễn đời sống

(NB&CL) Mức giảm trừ gia cảnh hiện nay quá thấp so với mức chi tiêu cơ bản, mức sống thực tế của người dân và không phù hợp với sự biến động liên tục của mặt bằng giá. Điều này đã được giới chuyên gia cũng như báo chí lên tiếng khá nhiều nhưng cho tới nay, mức trừ gia cảnh vẫn không thay đổi...

Góc nhìn