Để Việt Nam không bị biến thành trạm trung chuyển ma túy:

Không thể lơ là!

Thứ năm, 06/06/2019 09:57 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Tội phạm ma túy ngày càng tinh vi, có tổ chức, thậm chí núp bóng các doanh nghiệp để buôn bán, vận chuyển do “đằng nào buôn ma túy cũng chết” nên chúng làm số lượng lớn luôn... Do đó, cuộc đấu tranh của chúng ta trong lĩnh vực này sẽ ngày càng gay gắt và khó xử lý hơn.

Chỉ trong 3 tiếng đồng hồ, có tới 30 đại biểu khi chất vấn có nhắc tới tội phạm ma túy, “ngáo đá”, điều đó cho thấy, các ĐBQH, cử tri và nhân dân cả nước dành sự quan tâm đặc biệt tới vấn đề này. “Với quyết tâm cao của hệ thống chính trị, chúng tôi hoàn toàn có thể ngăn chặn tội phạm ma túy, không để Việt Nam thành địa bàn trung chuyển”, Bộ trưởng Công an khẳng định trong phiên đăng đàn chất vấn sáng 4/6/2019 tại Quốc hội.

Triệt phá những đường dây ma tuý quốc tế

Trong tháng 3 và tháng 4 vừa qua, liên tiếp các đường dây mua bán, vận chuyển ma tuý với số lượng cực lớn tại Nghệ An, TP. Hồ Chí Minh đã bị lực lượng chức năng triệt phá. Đơn cử như vụ việc Công an tỉnh Nghệ An phát hiện hơn 700kg ma tuý đá nằm trong bao tải bị vứt ven đường; hay vụ việc xảy ra tháng 2 vừa qua, lực lượng thuộc Bộ Công an, Bộ đội Biên phòng cùng Công an tỉnh Hà Tĩnh bắt quả tang nghi phạm người Lào vận chuyển 12 bao tải tại khu vực quốc lộ 8A, cách cửa khẩu quốc tế Cầu Treo vài km. Theo cảnh sát, các bao tải này chứa khoảng gần 300 kg ma túy đá. Vụ bắt giữ nằm trong chuyên án 218LP, được Cục cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy xác lập trước đó.

Nhận định về tình hình tội phạm ma túy, Bộ trưởng Bộ Công an, đại tướng Tô Lâm cho biết: theo số liệu thống kê, lượng ma túy vào Việt Nam chỉ 20% tiêu thụ nội địa, còn 80% trung chuyển sang các nước Philippines, Malaysia, thậm chí sang Mỹ, Australia, châu Âu. Các vụ bắt giữ ma túy lớn cho thấy tình hình hoạt động diễn biến phức tạp, báo động. Hoạt động sản xuất, mua bán ma túy khu vực Đông Nam Á, nhất là Tam Giác Vàng gia tăng. Việt Nam đang là địa bàn trung chuyển ma túy ở khu vực. Trong khi đó, Thiếu tướng Phan Anh Minh, khi đang là Phó Giám đốc Công an TP. Hồ Chí Minh, nhận định: tội phạm đã chuyển hướng và sử dụng địa bàn TP. Hồ Chí Minh làm nơi trung chuyển ma túy sang các nước khác. Theo số liệu của Bộ Công an, năm 2018, lực lượng chức năng đã phát hiện trên 24.500 vụ ma túy, bắt giữ khoảng 38.000 người liên quan. Cảnh sát thu 1,6 tấn heroin, 2,5 tấn lá Khat, 1,8 tấn ma túy tổng hợp. So với năm 2017, lượng heroin thu giữ tăng 200%; ma túy tổng hợp tăng 125%.

Mặc dù nhiều đường dây buôn ma túy liên tiếp bị bóc gỡ song nguy cơ vẫn còn hiện hữu, đòi hỏi phải tăng cường sự đấu tranh mạnh mẽ hơn nữa.

Mặc dù nhiều đường dây buôn ma túy liên tiếp bị bóc gỡ song nguy cơ vẫn còn hiện hữu, đòi hỏi phải tăng cường sự đấu tranh mạnh mẽ hơn nữa.

Bình quân hàng năm, lực lượng cảnh sát điều tra về tội phạm ma tuý phối hợp với các đơn vị địa phương đã bắt giữ trên 20.000 vụ và trên 30.000 đối tượng, có những lúc tội phạm về ma tuý chiếm trên 50% số phạm nhân trong một vài trại tạm giam. Tuy nhiên, số lượng các vụ án xảy ra ngày càng nhiều, số ma tuý bắt được ngày càng tăng. 

Không để Việt Nam là địa bàn trung chuyển ma túy 

Chỉ trong 3 tiếng đồng hồ, có tới 30 đại biểu khi chất vấn có nhắc tới tội phạm ma túy, “ngáo đá”, điều đó cho thấy, các ĐBQH, cử tri và nhân dân cả nước dành sự quan tâm đặc biệt tới vấn đề này. Trả lời câu hỏi của các ĐBQH, Bộ trưởng Tô Lâm nhấn mạnh, Đảng, Nhà nước rất quan tâm chỉ đạo công tác phòng, chống ma túy và dành nhiều nguồn lực cho công tác này. Các lực lượng liên quan về phòng, chống ma túy của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã có sự phối hợp chặt chẽ trong công tác đấu tranh, xử lý những vấn đề liên quan đến tội phạm ma túy.

Tình hình thế giới hiện nay có những diễn biến phức tạp, một số nước hợp pháp hóa về ma túy. Việt Nam và ASEAN có lập trường chung về phòng, chống tội phạm ma túy. Bộ Công an đã đánh giá được tình hình phức tạp và có dự báo trước. Năm 2018, Bộ Công an đã triển khai những biện pháp tích cực ngăn chặn 70% nguồn ma túy vào nước ta qua các tỉnh Tây Bắc, chủ yếu là Điện Biên, Hòa Bình và Sơn La. Sau khi bị trấn áp mạnh, các đối tượng ma túy chuyển hướng hoạt động vào các tỉnh miền Trung, miền Nam. Từ đầu năm 2019 đến nay phát hiện có sự can thiệp chỉ đạo của các tội phạm ma túy là người nước ngoài không chỉ hoạt động ở Việt Nam mà ở cả các nước trên thế giới, trong đó có khu vực ASEAN. “Với sự quyết tâm cao của hệ thống chính trị, chúng tôi hoàn toàn ngăn chặn được tội phạm ma túy và không để Việt Nam là địa bàn trung chuyển ma túy ra thế giới”, Bộ trưởng Tô Lâm nói. Bộ trưởng Tô Lâm cho rằng, các cơ quan chức năng của Việt Nam, đặc biệt là lực lượng công an trong đấu tranh chống tội phạm ma tuý đã kịp thời phát hiện sự chuyển hướng này trong việc đấu tranh nên bắt giữ được nhiều vụ ma tuý lớn xảy ra tại Việt Nam.

fentanyl-2

“Mặc dù chúng tôi phát hiện và bắt giữ một số vụ ma tuý lớn từ trước tới giờ chưa có, nhưng chúng tôi đánh giá nguy cơ đó vẫn hiện hữu, và đòi hỏi phải tăng cường sự đấu tranh mạnh mẽ hơn nữa”, Bộ trưởng nói.

Bộ trưởng phân tích, trên cơ sở các chỉ số, tức là nguồn nhu cầu ở trong nước cũng còn đang tiếp tục, vừa rồi chúng ta xử lý đến hàng tấn ma tuý như vậy nhưng mà lượng nguồn cung từ nước ngoài vào cũng chưa được ngăn chặn.

Thứ hai là áp lực ma tuý từ bên ngoài rất lớn, từ Tam Giác Vàng trở về chúng ta rất gần, 570km, con đường vận chuyển rất thuận lợi, khả năng kiểm soát từ các nước bạn liên quan đến chúng ta cũng có những khó khăn. Trong khi đó, điều kiện mở cửa phát triển về kinh tế - xã hội của chúng ta trong tất cả các mặt, chính những điều kiện đó là cơ sở để tội phạm lợi dụng vấn đề này.

Khó khăn nữa là đường biển, đường biên giới rất dài, việc kiểm soát cũng đang có những khó khăn. Chúng ta mới kiểm soát được ở trên các cửa khẩu, còn các lối mòn, các đường khác mà tội phạm lợi dụng những vấn đề vận chuyển ma tuý kể cả trên đất liền thì có những khó khăn.

Để ngăn chặn, chúng tôi đưa ra một số giải pháp: đề xuất với Chính phủ xây dựng kế hoạch tổng thể ngăn chặn qua các biên giới với Lào và đã được Chính phủ phê duyệt. Hiện nay, Bộ Công an đang tổ chức phối hợp mở đợt cao điểm dọc biên giới với Lào, có kế hoạch mời các nước trong khu vực, một số tổ chức quốc tế đến Việt Nam thống nhất kế hoạch đấu tranh phòng chống ma túy vào tháng 7 tới, cũng như tăng cường phối hợp giữa các lực lượng, tuyên truyền sự hỗ trợ của nhân dân.

Điều hành phiên chất vấn, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng, phòng chống ma túy là cuộc chiến gian khổ, khốc liệt; đấu tranh với loại tội phạm này không chỉ của ngành công an mà của cả xã hội, gia đình.

Chủ tịch Quốc hội nhắc tới một cán bộ chiến sĩ biên phòng vừa hy sinh, hai người bị thương nặng trong quá trình bắt giữ tội phạm ma túy vào ngày 3/6 tại Thanh Hóa.

“Vừa qua ngành công an, biên phòng đã phối hợp rất tốt, ngăn chặn và phát hiện nhiều vụ ma túy. Nếu không phát hiện được thì lượng ma tuý này sẽ gây tác hại rất lớn tới từng gia đình, thế hệ trẻ”, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nói.

Khánh An

Tin khác

Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

(NB&CL) Tại Việt Nam, du lịch xanh đang dần hình thành và phát triển ở nhiều địa phương. Giới chuyên gia nhận định trong thời gian tới, du lịch xanh không chỉ đóng vai trò to lớn trong bảo vệ đa dạng sinh học và văn hóa cộng đồng mà còn đóng góp tích cực cho sự phát triển bền vững ở Việt Nam. Tuy nhiên, “Diễn đàn Du lịch Việt Nam - Chuyển đổi Xanh để phát triển bền vững” nằm trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam VITM Hà Nội 2024 đã khẳng định: Chuyển đổi du lịch xanh không chỉ là vấn đề phủ xanh không gian du lịch, bảo vệ môi trường sinh thái mà cần có sự đổi mới tư duy của những người làm du lịch, ứng xử đúng mực với thiên nhiên.

Góc nhìn
Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

(CLO) Một đôi vợ chồng trẻ chuẩn bị sinh con đầu lòng, nghĩ nát óc cả dăm bảy tháng để đặt tên cô con gái rượu sắp ra đời.

Góc nhìn
Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

(NB&CL) Theo nhìn nhận của nhiều nhà nghiên cứu, sử gia, việc ngày 6/12/1953, Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch tiêu diệt toàn bộ quân địch ở tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ là quyết định mang tính lịch sử. Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dựa vào những cứ liệu nào để có được chủ trương hết sức linh hoạt, sáng tạo và kịp thời ấy? - Đó là câu hỏi mà đến nay, tròn 70 năm sau, vẫn được hết sức quan tâm.

Góc nhìn
Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

(NB&CL) Dự thảo Luật Tòa án (sửa đổi) quy định theo hướng “thắt chặt” việc ghi âm, ghi hình tại phiên tòa. Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình cho rằng, quy định này là cần thiết, để phiên tòa tập trung xét xử, trang nghiêm.

Góc nhìn
Giảm trừ gia cảnh: Cần linh hoạt theo thực tiễn đời sống

Giảm trừ gia cảnh: Cần linh hoạt theo thực tiễn đời sống

(NB&CL) Mức giảm trừ gia cảnh hiện nay quá thấp so với mức chi tiêu cơ bản, mức sống thực tế của người dân và không phù hợp với sự biến động liên tục của mặt bằng giá. Điều này đã được giới chuyên gia cũng như báo chí lên tiếng khá nhiều nhưng cho tới nay, mức trừ gia cảnh vẫn không thay đổi...

Góc nhìn