Khu vực Đông Nam Á tiếp tục là điểm dịch nóng nhất châu Á

Thứ bảy, 14/08/2021 06:54 AM - 0 Trả lời

(CLO) Đông Nam Á tiếp tục là điểm dịch nóng nhất châu Á khi nhiều quốc gia trong khu vực ghi nhận hàng chục nghìn ca mắc mới COVID-19 trong ngày 13/8.

Sự kiện: COVID-19

Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Banda Aceh, Indonesia, ngày 9/8/2021. Ảnh: AFP

Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Banda Aceh, Indonesia, ngày 9/8/2021. Ảnh: AFP

Theo thống kê của trang worldometers.info, tính tới 23 giờ 59 phút ngày 13/8, các nước ASEAN ghi nhận thêm 102.148 ca mắc COVID-19, đưa tổng số ca bệnh tăng lên 8.521.229 ca. Các quốc gia trong khu vực cũng ghi nhận thêm 2.425 ca tử vong so với 1 ngày trước, đưa tổng số ca tử vong tăng lên trên 183.400 người.

Trong 24 giờ qua, khu vực Đông Nam Á có 10/11 nước ghi nhận các ca COVID-19 mới; 8 quốc gia thành viên công bố các ca tử vong mới vì COVID-19 là Indonesia, Thái Lan, Malaysia, Campuchia, Myanmar, Việt Nam, Philippines và Singapore.

Đông Nam Á tiếp tục là điểm dịch nóng nhất châu Á khi nhiều quốc gia trong khu vựcghi nhận thêm hàng chục nghìn ca mắc mới COVID-19 trong ngày 13/8. Singapore ngày 13/8 cũng ghi nhận ca tử vong đầu tiên vì COVID-19 sau nhiều tháng.

Tại Malaysia, Bộ Y tế nước này hôm qua thông báo có thêm 21.468 ca mắc mới COVID-19, nâng tổng số ca mắc trên toàn quốc lên 1.363.683 ca.

Quan chức cấp cao của Bộ Y tế Malaysia, Tiến sĩ Noor Hisham Abdullah cho biết trong số các ca mắc mới có 25 ca nhập cảnh và 21.443 ca lây nhiễm trong nước. Số ca tử vong cũng tăng thêm 277 ca, nâng số người không qua khỏi vì COVID-19 lên 11.968 người.

Indonesia cùng ngày cũng ghi nhận 30.788 ca mắc mới COVID-19, nâng tổng số ca mắc lên 3.804.943 ca. Trong 24 giờ qua, nước này cũng ghi nhận thêm 1.432 ca tử vong, nâng số bệnh nhân không qua khỏi lên 115.096 ca.

Indonesia đang thực hiện lệnh hạn chế các hoạt động cộng đồng (PPKM) nhằm mục đích giảm số ca mắc hàng ngày trong khi nhà chức trách đang tăng cường truy vết tiếp xúc. Chính phủ Indonesia đặt mục tiêu tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho 208,2 triệu người. Tất cả người dân Indonesia đều được tiêm chủng miễn phí. Theo Bộ Y tế Indonesia, đến nay, đã có ít nhất 26,43 triệu người trên cả nước đã được tiêm đủ 2 mũi vaccine và số người đã được tiêm mũi đầu tiên lên tới 52,61 triệu người.

Tại Philippines, ngày 13/8 Bộ Y tế (DOH) thông báo nước này có thêm 13.177 ca mắc mới COVID-19, mức cao thứ hai kể từ khi dịch bệnh bùng phát vào tháng 1/2020.

Hiện số ca mắc COVID-19 trên toàn quốc tại Philippines đã lên tới 1.713.302 ca. Số người tử vong vì COVID-19 cũng tăng lên 29.838 người sau khi có thêm 299 bệnh nhân không qua khỏi.

Phát biểu tại một cuộc họp báo trực tuyến, Thứ trưởng Y tế Philippines Maria Rosario Vergeire cho biết dịch COVID-19 tiếp tục lan rộng trong nước khi tất cả các khu vực đều cho thấy sự gia tăng về số ca mắc mới và quốc gia này nằm trong danh sách các nước có nguy cơ cao. Bà Vergeire đặc biệt lưu ý vùng thủ đô Metro Manila và các tỉnh lân cận đang chứng kiến số ca mắc tăng mạnh. Đặc biệt, 11 khu vực ở vùng thủ đô Metro Manila đang được đặt trong tình trạng báo động cao nhất do số ca mắc gia tăng và các bệnh viện bị quá tải.

Cũng theo bà Vergeire, biến thể Delta đã lây lan vùng thủ đô và các khu vực khác của đất nước. DOH đã phát hiện 627 trường hợp nhiễm biến thể Delta với hơn 500 ca lây nhiễm trong nước, trong đó có 13 trường hợp tử vong.

Trước đó, Chính phủ Philippines đã tái áp đặt lệnh phong toả nghiêm ngặt nhất ở vùng thủ đô Metro Manila với trên 13 triệu dân từ ngày 6 đến ngày 20/8.

Tại Campuchia, số ca mắc mới COVID-19 đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ ngày 20/5, song thông tin về việc 12% lao động di cư trở về từ Thái Lan sáng 13/8 nhiễm virus SARS-CoV-2 đang gây lo ngại tại quốc gia này.

Báo Khmer Times ngày 13/8 đưa tin xét nghiệm nhanh 100 lao động di cư đầu tiên trở về từ Thái Lan sau khi biên giới Campuchia - Thái Lan mở cửa trở lại ngày 13/8, đã có 12 người dương tính với virus SARS-CoV-2.

Hiện có ít nhất 6 điểm xét nghiệm nhanh COVID-19 được thiết lập ở biên giới Campuchia và các ca dương tính với COVID-19 trở về từ Thái Lan sẽ được chuyển đến điều trị tại trường Trung học cơ sở Kamring thuộc tỉnh Battambang. Các mẫu dương tính khi xét nghiệm nhanh sẽ được xét nghiệm thêm PCR để tách riêng các ca nhiễm biến thể Delta, tránh lây nhiễm trong khu điều trị.

Theo trang web worldometers.info, Myanmar trong 24 giờ qua số liệu ca mới và tử vong vì dịch COVID-19 tiếp tục tăng mạnh, sau nhiều ngày không công bố số liệu dịch bệnh. Myanmar ngày 13/8 có tới 3.456 ca bệnh mới và 212 ca tử vong.

Thế Vũ

Bình Luận

Tin khác

Ca sinh hy hữu: Sản phụ đẻ trên biển

Ca sinh hy hữu: Sản phụ đẻ trên biển

(CLO) Bé trai kháu khỉnh được chào đời trong trường hợp hết sức đặc biệt và rất may mắn khi đang trên thuyền di chuyển từ đảo Quan Lạn về đất liền.

Sức khỏe
Uống thuốc nam không rõ nguồn gốc hai nam bệnh nhân suy gan phải nhập viện

Uống thuốc nam không rõ nguồn gốc hai nam bệnh nhân suy gan phải nhập viện

(CLO) Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận hai bệnh nhân nam bị suy gan do liên quan đến uống thuốc nam không rõ nguồn gốc.

Sức khỏe
TP HCM: Phát hiện một cơ sở thẩm mỹ đổi tên để 'né' xử phạt vi phạm hành chính

TP HCM: Phát hiện một cơ sở thẩm mỹ đổi tên để 'né' xử phạt vi phạm hành chính

(CLO) Sau khi kiểm tra, Sở Y tế TP HCM phát hiện cơ sở treo biển phòng khám chuyên khoa Da liễu An Nhi đang hoạt động trái phép. Đáng nói phòng khám này có chung chủ với các đơn vị kinh doanh đã bị xử phạt trước đó tại cùng địa chỉ.

Sức khỏe
TP HCM: Phát hiện 'viện tế bào gốc' núp bóng phòng khám đa khoa hoạt động trái phép

TP HCM: Phát hiện 'viện tế bào gốc' núp bóng phòng khám đa khoa hoạt động trái phép

(CLO) Sở Y tế TP HCM vừa phát hiện và xử lý cơ sở mang tên “Viện nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tế bào gốc Việt Nam” hoạt động không phép, núp bóng một phòng khám đa khoa.

Sức khỏe
Y tế phường cứu thành công một trẻ đuối nước

Y tế phường cứu thành công một trẻ đuối nước

(CLO) Nạn nhân khi đến trạm y tế phường đã trong tình trạng bất động, lay gọi không biết, toàn thân lạnh, da tái nhợt, mạch cảnh không bắt được.

Sức khỏe