(CLO) Châu Âu đang đau đầu về cuộc khủng hoảng người di cư tại khu vực biên giới Belarus và Ba Lan. Tuy nhiên, thay vì các biện pháp trừng phạt có nguy cơ dẫn tới một cuộc chiến ngoài ý muốn, các bên cần phải đi sâu vào gốc rễ vấn đề để không mắc phải sai lầm và có giải pháp phù hợp.
Sự thật là gì?
Kể từ đầu năm 2021, hơn 30.000 người di cư từ Iraq, Afghanistan và Syria đã cố gắng vượt qua biên giới Ba Lan-Belarus. Sự gia tăng đạt đỉnh điểm vào tháng 8/2021 mới đây khi hơn 15.000 cùng một lúc nỗ lực vượt biên sang Ba Lan.
Một người di cư ở biên giới Belarus đối đầu với hàng trăm binh sĩ và lực lượng an ninh Ba Lan ngăn cản các nỗ lực vượt qua hàng rào biên giới để vào EU - Ảnh: Reuters
Mặc dù Belarus bị cáo buộc thu hút người di cư bằng cách cung cấp thị thực Belarus và tổ chức đưa họ đến biên giới các quốc gia EU. Tuy nhiên, cho đến nay chưa hề bằng chứng xác thực nào xác nhận điều này. Các cáo buộc nghiêm trọng như vậy rõ ràng đòi hỏi những bằng chứng rõ ràng, trước khi có bất kỳ hành động nào khác.
Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki từng nói sau cuộc hội đàm với Chủ tịch Hội đồng Châu Âu Charles Michel vào ngày 10/11: “Đây là một cuộc khủng hoảng chính trị, được tạo ra để gây bất ổn cho EU. Đây là biểu hiện của chủ nghĩa khủng bố quốc gia, do Tổng thống Lukashenko trả thù vì sự ủng hộ của chúng ta cho các cuộc bầu cử dân chủ ở Belarus”.
Dẫu vậy theo Chỉ số Ngôi nhà Tự do (Freedom House index) được công bố năm ngoái, chính Ba Lan đã bị hạ cấp từ “nền dân chủ hợp nhất” xuống “nền dân chủ bán hợp nhất “và được ghi mác “quốc gia chuyên quyền nhất thế giới”!
Trừng phạt không phải là cách tốt nhất
Kể từ sau cuộc bầu cử năm 2020, Belarus đã phải chịu một loạt các biện pháp trừng phạt từ EU vì bị cáo buộc thực hiện một “cuộc tấn công lai” bằng cách khuyến khích người di cư từ Trung Đông, Afghanistan và châu Phi vượt qua biên giới vào Ba Lan. Song có vẻ như những sự trừng phạt này không lề lay chuyển được ai tại Belarus.
Trên thực tế, từ khi ông Lukashenko tái đắc cử năm ngoái, ông đã cố gắng giải cứu nền kinh tế khỏi suy thoái và giúp gia tăng đáng kể giá trị thương mại của đất nước, quan trọng là nhờ xuất khẩu sang EU.
Belarus là nhà xuất khẩu gỗ và kim loại lớn nhất vào trong khối. Thực tế, chính các thành viên EU cũng không đi đến sự thống nhất nào khi đề cập đến các biện pháp hạn chế nhập khẩu kali và xăng dầu từ Belarus.
Sự gián đoạn chuỗi cung ứng và đại dịch Covid-19 cũng có lợi cho Belarus, do nhu cầu nhập khẩu các loại sản phẩm thế mạnh của nước này được tăng lên trong khu vực; qua đó góp phần vào sự tăng trưởng.
Với mức tăng trưởng 36,1% trong xuất khẩu từ tháng 1 đến tháng 9 và mức tăng trưởng GDP 5,8% trong quý thứ hai năm nay, Tổng thống Lukashenko rõ ràng không có nhiều điều phải bận tâm về kinh tế.
Quân đội Nga tập trận chung với Belarus vào tháng 9/2021 - Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga
Nguy cơ chiến tranh vì đánh giá sai
Khi cuộc khủng hoảng di cư ở biên giới Belarus - Ba Lan tiếp tục diễn ra, rồi căng thẳng gia tăng do các đợt triển khai quân sự dày đặc, khả năng tính toán sai tình hình có thể đã xảy ra.
Ngày 10/11, theo yêu cầu của ông Lukashenko, Nga đã cử hai máy bay ném bom chiến lược Tupolev Tu-22M3 đến giúp Belarus điều hướng tình hình ở biên giới. Chưa hết, hai máy bay ném bom mang tên lửa chiến lược Tu-160 của Nga đi cùng với các máy bay chiến đấu Su-30SM của Belarus cũng đã tiến hành một cuộc tuần tra chung trên không, như Bộ Quốc phòng Nga đưa tin hôm thứ Năm tuần trước (11/11).
Lithuania, Estonia và Latvia đã bày tỏ quan ngại về cuộc khủng hoảng ở biên giới với Belarus và cho biết trong một tuyên bố chung do bộ quốc phòng các nước đưa ra rằng, tình hình hiện tại “làm tăng khả năng xảy ra các vụ khiêu khích và các sự cố nghiêm trọng có thể xảy ra trong quân đội”.
Latvia đã triển khai 3.000 quân trên bộ và Ukraine có kế hoạch triển khai thêm 8.500 binh sĩ và sĩ quan cảnh sát trong cuộc khủng hoảng ở biên giới với Belarus. Đặc biệt, Tướng Nick Carter, Tham mưu trưởng Bộ Quốc phòng Vương quốc Anh còn cảnh báo về nguy cơ nổ ra một cuộc chiến tranh bất ngờ giữa phương Tây và Nga.
Người di cư với người tị nạn
Để đưa ra quyết định đúng đắn, chúng ta phải nhận thức đúng. Ví dụ, cần nhớ rằng người di cư không nhất thiết phải là người tị nạn và chế độ pháp lý dành cho người tị nạn không thể được chuyển giao cho người di cư.
Công ước Người tị nạn Geneva quy định tình trạng tị nạn cho những cá nhân có bằng chứng về sự ngược đãi. Song, công ước này rõ ràng không khuyến khích việc di cư hàng loạt và không nên được sử dụng cho mục đích đó.
Mặt khác, phải thừa nhận rằng không có điều ước quốc tế nào tuyên bố di cư là quyền con người hoặc đặt ra nghĩa vụ đối với các quốc gia phải chấp nhận người di cư. Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị cũng luôn cố gắng im lặng về vấn đề di cư.
Hiệp ước duy nhất liên quan đến người di cư là Công ước về quyền của người lao động di cư và các thành viên trong gia đình của họ, tức cũng không khuyến khích việc di cư, mà chỉ điều chỉnh các điều kiện của người di cư khi họ đã được cư trú hợp pháp tại nước sở tại.
Tất nhiên, một quốc gia có thể mở cửa biên giới cho di cư, nhưng luật pháp quốc tế không yêu cầu quốc gia đó phải làm như vậy. Trước những tác động tiềm ẩn về sức khỏe, xã hội và kinh tế của việc di cư, không một quốc gia nào nên mở cửa biên giới mà không tham khảo ý kiến người dân của mình.
Hàng ngàn người di cư tập trung tại biên giới Ba Lan-Belarus tạo ra cuộc khủng hoảng nhân đạo nghiêm trọng - Ảnh: Reuters
Đi sâu vào gốc rễ vấn đề
Theo Fabrice Leggeri, Giám đốc Frontex cơ quan biên giới EU, dòng người di cư từ Trung Đông qua Belarus sẽ tăng và đây là vấn đề mà “chúng ta phải đối mặt trong một thời gian dài”.
Vào tháng 10 vừa rồi, Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu đã đưa ra khuyến nghị rằng các chính phủ Belarus, Latvia, Lithuania và Ba Lan nên nỗ lực để đảm bảo việc tiếp cận thực phẩm, nước và các dịch vụ y tế và nơi trú ẩn tạm thời cho những người bị mắc kẹt trong khu vực biên giới của họ. Thủ tướng Đức Angela Merkel cũng đã quyết định gạt những khác biệt chính trị với nhà lãnh đạo Belarus sang một bên và lựa chọn giải pháp đối thoại trong vấn đề này.
Điều quan trọng là cần phải tìm ra nguyên nhân gốc rễ của cuộc di cư và cố gắng đưa ra các giải pháp lâu dài, trong đó phải bao gồm các chiến lược phòng ngừa, như giúp xây dựng lại cơ sở hạ tầng của Afghanistan, Iraq, Syria và Libya - những nơi đã bị phá hủy trong các cuộc “chiến tranh ủy nhiệm” vốn có rất nhiều dấu ấn của các quốc gia phương Tây.
Chiến lược phòng ngừa hay cũng chính là một sự thể hiện trách nhiệm của các bên liên quan, nhằm tái thiết những quốc gia của người di cư để họ có tương lai và có thể ở lại quê hương của mình, nơi mà họ chắc chắn muốn sống trong một môi trường quen thuộc hơn, thay vì di cư đến phương Tây để phải liều mạng bản thân và cả con cái cho một tương lai bất định!
(NB&CL) Với sự trọng thị thơ ca, với đức khiêm nhường và sự chân thành, Thuận Hữu luôn lảng tránh và không bao giờ nhận mình là nhà thơ khi bạn bè và các nhà thơ gọi ông là nhà thơ, cho dù ông có những bài thơ quá nhiều người thuộc như bài Những phút xao lòng.
(CLO) Tổng thống Pháp Emmanuel Macron hôm thứ Năm đã kêu gọi các công ty châu Âu đình chỉ kế hoạch đầu tư vào Hoa Kỳ sau khi Tổng thống Donald Trump tuyên bố áp thuế toàn cầu đối với hàng nhập khẩu vào Mỹ.
(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Vĩnh Phúc phải đa dạng hóa ngành nghề, sản phẩm, thị trường, chuỗi cung ứng để phát triển nhanh và bền vững, có thể ứng phó kịp thời với tình hình khi một số ngành nào đó gặp khó khăn. Đưa Vĩnh Phúc trở thành trung tâm sản xuất công nghiệp hiện đại của cả nước. Chuyển từ gia công, lắp ráp sang sản xuất các sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, tăng tỷ lệ giá trị gia tăng trong sản xuất công nghiệp.
(CLO) Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo các cơ quan thông tấn, báo chí đưa tin đầy đủ nội dung các văn bản về đặc xá năm 2025 để mọi người dân và các phạm nhân hiểu rõ điều kiện, quy trình, thủ tục xét đặc xá... để họ có thể tự bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình, tự đối chiếu, giám sát hoạt động của các cơ quan chức năng, tránh nhầm lẫn, sai sót...
(CLO) Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực Phú Quốc vừa tiến hành mở thầu cho gói thầu số 5, thuộc dự án "Xử lý rác thải mới phát sinh hằng ngày".
(CLO) Mới đây, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Giao Thuỷ vừa đăng tải thông báo mời thầu cho cho gói thầu xây dựng công trình và lắp đặt thiết bị, thuộc dự án "Xây dựng khu dân cư tập trung xã Giao Thanh, huyện Giao Thủy".
(NB&CL) Các chuyên gia kỳ vọng, dự thảo Luật Đường sắt sửa đổi sẽ tập trung vào việc ứng dụng khoa học công nghệ, tăng cường hợp tác quốc tế và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, hướng tới một ngành đường sắt phát triển bền vững và hội nhập mạnh mẽ với khu vực và thế giới.
(CLO) Các nhà khoa học nghiên cứu nguồn gốc của cư dân "Sa mạc Sahara xanh" vừa khôi phục thành công bộ gen hoàn chỉnh đầu tiên từ hài cốt của hai người phụ nữ được chôn cất tại Takarkori.
(CLO) Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM cho biết sẽ thực hiện theo chỉ đạo của cấp trên để xử lý vụ việc liên quan đến loạt livestream gây tranh cãi của streamer ViruSs và các nghệ sĩ khác.
(CLO) Chủ tịch UBND thành phố Lào Cai vừa ký văn bản mời thầu Dự án xây dựng kè chống sạt lở trị giá 50 tỷ đồng cho 31 hộ dân nằm dọc đường 23/9, phường Pom Hán để kịp thời khắc phục khẩn cấp sạt lở nhằm đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản cho nhân dân.
(CLO) Giữa những đồn điền cọ bạt ngàn tại vùng nông thôn Malaysia, những tòa nhà khổng lồ phủ đầy tấm pin mặt trời, hoạt động không ngừng nghỉ để phục vụ cho cuộc cách mạng trí tuệ nhân tạo toàn cầu.
(CLO) Huyện Bắc Hà (tỉnh Lào Cai) đang khẩn trương chuẩn bị cho Festival Cao Nguyên Trắng Bắc Hà hè 2025 và Vòng chung kết giải đua ngựa truyền thống vào ngày 7/6.
(CLO) Sau thời gian dài im ắng, tối ngày 3/4/2025, Tiktoker Phạm Thoại bất ngờ báo cáo kết quả kiểm toán độc lập về thu - chi tài khoản từ thiện ủng hộ bé Bắp đứng tên mình.
(NB&CL) Xúc động, biết ơn - đó là cảm xúc của người dân Myanmar cũng như giới chức nước này trước những nỗ lực chung tay cùng hỗ trợ trong thảm họa của Việt Nam. Trước đó, chiều ngày 30/3 - chưa đầy 2 ngày sau thảm họa tại Myanmar, đội cứu hộ của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an Việt Nam gồm 106 người cùng hàng cứu trợ đã hạ cánh xuống sân bay Yangon.
(CLO) Chính phủ của tân Thủ tướng Canada Mark Carney đã có động thái đáp trả mạnh mẽ đối với chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Không chỉ gây ra khó khăn cho Mỹ, mà động thái còn cho thấy Canada sẽ không khuất phục trước sức ép của ông Trump.
(CLO) Tổng thống Mỹ Donald Trump đã “bật đèn xanh” cho chương trình tiêm kích F-47, chiếc máy bay mà ông mô tả rằng “đáng gờm nhất từng được chế tạo”. Vậy F-47 mạnh cỡ nào, nhất là khi so sánh với so với những máy bay tàng hình mà Nga và Trung Quốc đang phát triển?
(CLO) Ngày 24/3 vừa rồi, vòng đàm phán thứ hai giữa Nga và Mỹ đã diễn ra tại Riyadh (Ả Rập Xê Út), nơi chứng kiến vai trò ngoại giao con thoi của Mỹ nhằm tìm kiếm tiếng nói chung giữa Nga và Ukraine.
(CLO) “Ngừng bắn” có lẽ là từ khóa được truyền thông và giới chuyên gia nhắc đến nhiều nhất trong những ngày gần đây. Câu hỏi được đặt ra ở đây là các bên trong cuộc xung đột sẽ kiểm soát quá trình này như thế nào?
(CLO) Việc Trung Quốc ngày càng mở rộng ảnh hưởng và tăng cường đầu tư vào các mỏ tại châu Phi đang làm dấy lên lo ngại ở Mỹ về nguy cơ thất thế trong cuộc đua giành khoáng sản quan trọng ở châu lục này.
(CLO) Một cuộc chiến tranh hạt nhân do AI khởi xướng nghe có vẻ giống trong phim khoa học viễn tưởng. Nhưng nhiều nhà khoa học và chính trị gia hàng đầu thế giới cho rằng không phải vậy.
(CLO) Cộng đồng quốc tế đã kỳ vọng nhiều hơn vào cuộc điện đàm thứ hai giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ và Nga so với cuộc điện đàm đầu tiên. Điều này được thúc đẩy bởi sự lạc quan trong mối quan hệ Mỹ-Nga và diễn biến các cuộc đàm phán giữa Mỹ và Ukraine tại Ả Rập Xê Út.
(CLO) Trung Quốc đang nỗ lực phát triển máy bay thân rộng để cạnh tranh với Airbus và Boeing, dù kế hoạch của Bắc Kinh có thể phụ thuộc vào sự hợp tác từ các nhà quản lý và nhà cung cấp phương Tây.
(CLO) Việc tăng cường chi tiêu quốc phòng ồ ạt trên khắp châu Âu có thể đạt được những gì mà các chính phủ không làm nổi trong nhiều năm: khởi động nền kinh tế trì trệ, gieo mầm cho những đổi mới và tạo ra các ngành công nghiệp mới.