(NB&CL) Bên cạnh chiến tranh, xung đột vũ trang hay bạo lực, thế giới cũng đã chứng kiến rất nhiều bất ổn, khủng hoảng chính trị, bạo loạn, lật đổ… trong năm 2024. Nó cho thấy sự chia rẽ, bế tắc không chỉ đến từ các vấn đề quốc tế, mà còn trong lòng nhiều quốc gia trên khắp các châu lục.
Tâm điểm chính trường thế giới năm 2024 không gì khác là cuộc bầu cử tổng thống Mỹ. Cuộc đua Nhà Trắng đã phản ánh rõ rệt sự chia rẽ, bất ổn ngày càng sâu sắc giữa các nhóm chính trị trên thế giới. Cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2024 kết thúc mà không có sự cố nghiêm trọng nào, khi ông Donald Trump giành chiến thắng chóng vánh, song, đó là một hành trình dài và đầy nguy hiểm. Đặc biệt, chỉ trong vài tuần trước thềm bầu cử, ông đã có tới 3 lần bị ám sát hụt, trong đó từng cách cái chết chỉ vài milimét khi bị viên đạn của kẻ ám sát bắn trúng vành tai.
Không chỉ nước Mỹ, nhiều nơi khác trên thế giới đã phải chứng kiến những bất ổn, bạo lực và thậm chí cả bạo loạn chính trị. Minh chứng rõ nhất là ở ngay nước láng giềng Mexico của Mỹ. Đất nước nổi tiếng với bạo lực băng đảng này đã chứng kiến hàng loạt vụ ám sát và thủ tiêu các ứng viên trước và sau cuộc tổng tuyển cử 2024.
Cũng tại Mỹ Latinh, Ecuador - quốc gia đang chìm trong bạo lực - cũng chứng kiến hàng loạt vụ ám sát và giết hại các chính trị gia. Còn ở Bolivia, vào tháng 6, quân đội do Tướng Juan Jose Zuniga chỉ huy đã tiến hành đảo chính nhưng bất thành, khi dùng xe bọc thép xông vào Dinh Tổng thống ở thủ đô La Paz.
Những bất ổn và bạo lực chính trị hiển nhiên còn diễn ra ở nhiều nơi khác trên khắp châu Mỹ, khi Haiti vẫn chìm trong bạo lực băng đảng, vẫn bế tắc chính trị. Trong khi đó, tại Brazil, phe cựu hữu của cựu Tổng thống Jair Bolsonaro đang không ngừng đấu tranh, sau vụ bạo loạn bầu cử năm 2022.
Tại Argentina, tình hình bất ổn xã hội và chính trị cũng âm ỉ do tỷ lệ nghèo đói đã tăng lên hơn 52% trong nửa đầu năm 2024. Bất ổn chính trị cũng diễn ra ở Venezuela, khi phe đối lập biểu tình rầm rộ phản đối kết quả bầu cử mà Tổng thống Nicolas Maduro tái đắc cử. Lãnh đạo phe đối lập Edmundo Gonzalez phải sống lưu vong ở Tây Ban Nha.
Ngay cả tại Canada, quốc gia nổi tiếng với sự ổn định chính trị và xã hội, cũng đang chứng kiến những rạn nứt lớn trong năm 2024, khi Thủ tướng Justin Trudeau phải trải qua 2 cuộc bỏ phiếu tín nhiệm, do Đảng Bảo thủ đối lập muốn phế truất ông. Thủ tướng Trudeau vào tháng 3/2024 từng tuyên bố: “Tôi nghĩ đến việc nghỉ việc hàng ngày”!
Trong khi đó, sự trỗi dậy của phe cực hữu đã làm dậy sóng chính trường châu Âu, khiến các chính quyền của hầu hết các quốc gia đầu tàu lục địa già đều đang rơi vào tình trạng bất ổn, thậm chí khủng hoảng.
Tại Vương quốc Anh, hồi tháng 5, Thủ tướng khi đó là ông Rishi Sunak đã phải đứng dưới cơn mưa như trút để đọc tuyên bố bầu cử sớm, bởi lạm phát tăng vọt và niềm tin vào Đảng Bảo thủ của ông giảm sút sau 14 năm nắm quyền. Sau đó, Đảng Bảo thủ đã mất chính quyền vào tay Đảng Lao động của Thủ tướng đương nhiệm Keir Starmer.
Tại Đức, cuộc khủng hoảng chính trị thực sự đã xảy ra. Một sự kiện đã gây chấn động khi Đảng cựu hữu AfD, có tiền thân từ đảng theo chủ nghĩa phát xít, đã về thứ hai trong cuộc Bầu cử Nghị viện châu Âu năm 2024 tại Đức, hơn cả Đảng Dân chủ Xã hội (SPD) của Thủ tướng Olaf Scholz. Sau đó, liên minh cầm quyền Đức tan rã, khiến ông Scholz phải tuyên bố bầu cử sớm vào đầu tháng 2/2025.
Tại Pháp, khủng hoảng chính trị cũng diễn ra rất nghiêm trọng, khiến Tổng thống Emmanuel Macron giải tán quốc hội vào tháng 6. Bế tắc chính trị khiến Pháp phải mất 2 tháng mới bầu ra được Thủ tướng mới là ông Michel Barnier, người thứ ba nắm giữ vị trí này trong năm 2024!
Tại Áo, Đảng Tự do cực hữu cũng đã giành được chiến thắng lịch sử trong cuộc bầu cử 2024, dù không đạt được đa số trong Quốc hội. Kết quả này được coi là chiến thắng đầu tiên của phe cực hữu tại Áo kể từ Thế chiến II.
Cũng tại châu Âu, tình hình chính trị cũng rất căng thẳng ở các quốc gia Đông Âu hoặc thuộc khối Liên Xô cũ, trong đó các cuộc bầu cử ở Georgia và Moldova chứng kiến những chia rẽ sâu sắc bởi sự lựa chọn giữa “phương Đông” và “phương Tây” - điều được xem là căn nguyên gốc rễ dẫn đến cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện tại.
Bạo loạn, lật đổ và bất ổn chính trị ở châu Á
Tại châu Á, tình hình chính trường cũng dậy sóng ở một loạt quốc gia. Nhật Bản cũng phải giải tán quốc hội và bầu cử sớm sau khi Thủ tướng Fumio Kishida từ chức sau ba năm lãnh đạo Đảng Dân chủ Tự do (LDP), nhường vị trí lãnh đạo cho ông Shigeru Ishiba. Trong cuộc tổng tuyển cử sau đó, Đảng LDP mất đa số ghế trong quốc hội lần đầu tiên kể từ năm 2009, dù vẫn giành được nhiều ghế nhất.
Tâm điểm đáng chú ý nhất trong bức tranh chính trị bất ổn toàn cầu năm 2024 là Bangladesh khi phong trào do sinh viễn dẫn đầu đã đứng lên lật đổ chính quyền lâu năm và giàu truyền thống của Thủ tướng Sheikh Hasina, khiến bà phải chạy sang Ấn Độ để sống lưu vong. Hàng nghìn người của cả hai bên đã thiệt mạng trong các cuộc bạo loạn, khiến đất nước từng được ví như “con hổ mới” của châu Á này rơi vào bất ổn.
Trong khi đó, tại Thái Lan, những biến cố chính trị lớn cũng xảy ra khi Đảng Tiến lên từng giành chiến thắng trong cuộc bầu cử 2023 đã bị giải thể. Ngoài ra, Thủ tướng Srettha Thavisin bị bãi nhiệm chỉ một năm nắm quyền. Sau đó bà Paetongtarn Shinawatra, con gái của cựu Thủ tướng từng phải sống lưu vong Thaksin Shinawatra, đã được bổ nhiệm thay thế.
Tại châu Phi, những bất ổn chính trị vốn luôn thường trực ở gần như mọi quốc gia, bên cạnh tình trạng xung đột vũ trang và nghèo đói, trong đó một loạt các quốc gia như Mali, Niger… đang được điều hành bởi chính quyền quân sự.
Như vậy, rất nhiều quốc gia trong năm 2024 nếu không trải qua xung đột vũ trang hoặc bạo lực súng đạn, thì cũng phải đối mặt với bất ổn chính trị sâu sắc. Nó cho thấy, thế giới đang gặp vấn đề từ ngay nội bộ ở các quốc gia.
Châu Phi ngày càng tụt hậu do đảo chính và xung độtBáo cáo thường niên vào cuối tháng 10/2024 về Chỉ số quản trị châu Phi Ibrahim của tỷ phú gốc Sudan Mo Ibrahim cho thấy: Mặc dù 33 quốc gia có tiến triển tích cực, nhưng nhìn chung, tình hình quản trị tại 21 quốc gia lại tệ hơn vào năm 2024, chiếm gần một nửa dân số châu Phi. “Nếu tình hình quản lý suy thoái, nếu có tham nhũng, nếu có sự thiệt thòi... mọi người sẽ cầm vũ khí”, ông Ibrahim cảnh báo.
(CLO) Tối 4/1, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự buổi tổng duyệt Lễ trao Giải Báo chí toàn quốc về Quốc hội và Hội đồng Nhân dân (Giải Diên Hồng) lần thứ ba - năm 2025. Dự kiến lễ trao Giải Diên Hồng lần thứ ba sẽ được tổ chức vào tối 5/1 tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt - Xô, TP Hà Nội.
(CLO) Những ngày cuối năm, các vườn bưởi Diễn ở Hà Nội rộn ràng vào vụ thu hoạch. Dù chịu ảnh hưởng từ bão số Yagi, những trái bưởi vàng óng, thơm ngọt vẫn kịp góp mặt trên thị trường Tết, trở thành món quà xuân được nhiều người ưa chuộng.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn, ngày 5/1, Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ đêm không mưa, sáng sớm có sương mù rải rác, ngày nắng. Khu vực Trung Trung Bộ có mưa vài nơi, sáng và đêm trời rét. Các khu vực khác có mưa rào và dông vài nơi.
(CLO) Dự kiến giai đoạn 2026 – 2030, TP HCM dự ước huy động trên 4,4 triệu tỷ đồng để đầu tư các dự án theo quy hoạch. Trong đó, vốn từ ngân sách 1,1 triệu tỷ đồng, cần huy động các nguồn vốn xã hội trên 3,3 triệu tỷ đồng.
(CLO) Nhiều ý kiến cho rằng, việc Tổng thống Donald Trump trở lại Nhà Trắng là kịch bản dễ thở đối với Nga. Khả năng đàm phán Mỹ - Nga nhằm tìm kiếm giải pháp cho vấn đề Ukraine đang tăng lên. Chính quyền mới ở Mỹ cũng có thể nới lỏng các biện pháp trừng phạt đối với Nga để đáp lại tiến bộ trong việc giải quyết xung đột Ukraine.
(CLO) Lịch sử 28 năm qua tại giải vô địch Đông Nam Á, chỉ 6 cầu thủ từng ghi nhiều hơn 1 bàn vào lưới Thái Lan trong một mùa giải và Nguyễn Xuân Son đứng trước cơ hội trở thành người đầu tiên vượt mốc này.
(CLO) Để thực hiện việc lừa đảo huy động vốn, nhóm đối tượng đã lập trang web đặt tên là “bitminer”, tiền ảo là “bincoin. Sau đó dẫn dụ, lôi kéo người chơi tham gia tại nhiều tỉnh, thành phố trên toàn quốc.
(CLO) Bà Tomiko Itakeoka, người được Tổ chức Kỷ lục Guinness Thế giới công nhận là người cao tuổi nhất thế giới vào tháng 9/2024, đã qua đời tại một viện dưỡng lão ở thành phố Ashiya, tỉnh Hyogo, Nhật Bản
(CLO) Được sự cho phép của thẩm phán, các điều tra viên từ Văn phòng Điều tra Tham nhũng (CIO) hôm 3/1 đã cố gắng tiến vào dinh thự Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol để thực hiện lệnh bắt giữ nhưng đã bị đội an ninh của ông ngăn lại.
(CLO) UBND TP Hà Nội vừa phê duyệ kế hoạch công tác thanh tra năm 2025. Trong đó, Sở Y tế Hà Nội sẽ tiến hành thanh tra trách nhiệm giám đốc các bệnh viện.
(CLO) Cơ quan chức năng đang tìm người đăng video và xe ô tô Audi đi đến đâu, đèn tín hiệu giao thông đang đỏ liền chuyển sang xanh được đăng tải trên mạng xã hội.
(CLO) Trung Quốc vừa áp đặt lệnh kiểm soát xuất khẩu mới đối với 28 công ty Mỹ, bao gồm các tập đoàn quốc phòng lớn như General Dynamics, Boeing Defense, Lockheed Martin và Raytheon Missiles & Defense, với lý do "bảo vệ an ninh và lợi ích quốc gia".
(CLO) Nhiều ý kiến cho rằng, việc Tổng thống Donald Trump trở lại Nhà Trắng là kịch bản dễ thở đối với Nga. Khả năng đàm phán Mỹ - Nga nhằm tìm kiếm giải pháp cho vấn đề Ukraine đang tăng lên. Chính quyền mới ở Mỹ cũng có thể nới lỏng các biện pháp trừng phạt đối với Nga để đáp lại tiến bộ trong việc giải quyết xung đột Ukraine.
(CLO) Quan hệ giữa Nga và châu Âu đang trong giai đoạn khó khăn, đặc biệt sau chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine vào tháng 2/2022. Liệu xu hướng căng thẳng giữa các bên sẽ tiếp tục trong năm 2025?
(NB&CL) Những biến động địa chính trị, xung đột vũ trang, khủng hoảng kinh tế hậu đại dịch, biến đổi khí hậu và làn sóng cánh hữu đang mở đường cho chủ nghĩa bảo hộ trỗi dậy mạnh mẽ, khiến cuộc chiến thương mại trở nên sâu sắc hơn vào năm 2024 và có thể gia tăng ở quy mô toàn cầu vào năm 2025.
(CLO) Các nhà khoa học chỉ ra rằng cơn bão Helene tại Mỹ, cháy rừng ở Amazon, những trận mưa trái mùa cực lớn ở Nam Á và các thảm họa thiên nhiên khác trong năm 2024 đều gây ra nhiều thiệt hại thảm khốc hơn do biến đổi khí hậu.
(CLO) Năm 2024 đã trở thành một năm đầy thử thách, không chỉ vì các biến động địa chính trị mà còn do những xung đột kéo dài và sự thay đổi nhanh chóng trong công nghệ.
(CLO) Chỉ trong vòng một tuần vừa qua, khi thế giới đang nhộn nhịp đón Giáng sinh và Năm mới, thế giới đã xảy ra một loạt vụ tai nạn hoặc sự cố hàng không nghiêm trọng.
(NB&CL) Trong một thời gian dài, cộng đồng quốc tế nói chung từng tin tưởng rằng trật tự thế giới đã định hình và việc Hiến chương Liên hợp quốc được củng cố trong suốt gần 8 thập kỷ sẽ ngăn chặn hoặc sớm chấm dứt chiến tranh ngay khi nó bắt đầu. Nhưng giờ đây, một sự thật đáng buồn là thế giới đang bất lực và bế tắc trước các cuộc xung đột và các điểm nóng địa chính trị trên thế giới!
(NB&CL) “Chúng tôi cam kết sẽ phát huy vai trò tích cực, xây dựng và có trách nhiệm của Việt Nam nhằm thúc đẩy thực hiện các mục tiêu chung của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc và bảo đảm ngày càng tốt hơn việc thụ hưởng quyền của mọi người dân trên toàn thế giới” - đó là nhấn mạnh của Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng trước câu hỏi của phóng viên về việc ngày 12/12/2024, Phái đoàn Việt Nam tại Liên hợp quốc tổ chức Lễ công bố Việt Nam tái ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc (LHQ) nhiệm kỳ 2026 – 2028.
(CLO) Việc phe đối lập do Ankara hậu thuẫn lật đổ chế độ Assad và xây dựng chính phủ chuyển tiếp cho phép Thổ Nhĩ Kỳ bắt đầu nâng cao vị thế và tầm ảnh hưởng địa chính trị của mình trong khu vực. Tuy nhiên, không dễ cho Thổ Nhĩ Kỳ gặt hái "chiến lợi phẩm".