Khủng hoảng lương thực toàn cầu: Lửa đã cháy sau lưng!

Thứ năm, 02/06/2022 10:41 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Khủng hoảng lương thực toàn cầu đã không còn là nguy cơ như cảnh báo bấy lâu mà đến giờ này đã trở thành thực tế hiện hữu tại nhiều quốc gia, châu lục.

Nạn đói đã thực sự “gõ cửa” nhân loại khi hiện có 325 triệu người trên khắp thế giới đang tiến đến bờ vực của nạn đói và dự báo đến cuối năm 2022, con số này sẽ vượt qua 400 triệu người. Điều đáng quan ngại là lối thoát khỏi cuộc khủng hoảng này vẫn đang là bài toán hết sức nan giải.

“Hơn 800 triệu người đi ngủ mỗi đêm với cái bụng đói”

Đó là con số được đưa ra bởi Giám đốc Chương trình Lương thực Thế giới, ông David Beasley. Cũng theo ông này: “Hiện có 325 triệu người trên khắp thế giới đang tiến đến bờ vực của nạn đói. Nạn đói đang tấn công 43 quốc gia”.

khung hoang luong thuc toan cau lua da chay sau lung hinh 1

Phụ nữ và trẻ em tại trại tị nạn Kebribeyah, miền Đông Ethiopia. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN

Trong số đó, với tiền sử “luôn kề bên nạn đói” nên cuộc khủng hoảng lương thực xảy đến nghiêm trọng nhất tại châu Phi như một điều không có gì quá ngạc nhiên.

Tại Tây Phi, hiện có tới 27 triệu người đang thiếu đói trầm trọng. Đông Phi sẽ chứng kiến thêm 20 triệu người nữa đối mặt với nạn đói trong năm 2022. Khủng hoảng lương thực đang diễn ra hết sức nghiêm trọng tại một số quốc gia như: Burkina Faso, Niger, Nigeria, Tchad, Mali, Kenya và Somalia.

Văn phòng Điều phối các vấn đề nhân đạo của Liên hợp quốc (OCHA) cho biết, 6 triệu người Somalia, tương đương 40% dân số nước này đang đối mặt với tình trạng mất an ninh lương thực nghiêm trọng. 6,5 triệu người ở Ethiopia và 3,5 triệu người ở Kenya đang trong tình trạng đói ăn.

Tình hình an ninh lương thực tại Trung Đông cũng nghiêm trọng không kém. Các quốc gia như Ai Cập hay Lebanon, vốn nhập 23% và 50% lúa mì từ Ukraine, sẽ đứng trước nguy cơ khủng hoảng nghiêm trọng.

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cho biết, các nước chậm phát triển phải chi 50% tiêu dùng quốc gia để nhập khẩu lương thực. Trong tháng 3/2022, chỉ số giá lương thực thế giới của Tổ chức Lương thực Thế giới (FAO) tăng mức kỷ lục 17%.

Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres trong bài phát biểu trong phiên họp ngày 18/5 tại New York, Mỹ đã nhấn mạnh: “Nhiều nước sẽ đối mặt nạn đói trong nhiều năm nếu xuất khẩu lương thực của Ukraine không được khôi phục về mức trước chiến sự”.

Trước đó, người đứng đầu LHQ cũng đã cảnh báo: “Khi chiến tranh nổ ra, mọi người bị đói. Khoảng 60% số người thiếu dinh dưỡng trên thế giới sống trong các khu vực bị ảnh hưởng bởi xung đột. Không quốc gia nào được miễn nhiễm”.

Giám đốc điều hành Chương trình Lương thực Thế giới (WFP) David Beasley cũng cảnh báo: “Thế giới thực sự đang ở trong một cuộc khủng hoảng chưa từng có. Khi một quốc gia là ổ bánh mì của thế giới (ám chỉ Ukraine - PV) trở thành quốc gia có số lượng người xếp hàng mua bánh mì lâu nhất trên thế giới, chúng tôi biết mình đang gặp vấn đề”.

Cấp bách tìm kiếm giải pháp

Một trong những vấn đề trọng tâm được đưa ra bàn luận của Hội nghị thường niên lần thứ 52 của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) tại Davos chính là câu chuyện “Chuyển hướng một cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu”.

Tại Hội nghị, ngân hàng Phát triển châu Phi (AfDB), tuyên bố dành 1,5 tỷ USD giúp các quốc gia châu Phi nhanh chóng sản xuất lương thực nhằm bù đắp cho việc mất nguồn cung do tình hình hiện tại của thị trường quốc tế.

Ngày 22/5 vừa qua, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc cũng đã thông qua nghị quyết kêu gọi hành động toàn cầu nhằm giảm thiểu tác động của cuộc khủng hoảng an ninh lương thực hiện nay.

khung hoang luong thuc toan cau lua da chay sau lung hinh 2

Trước đó, ngày 19/5, Ngân hàng thế giới công bố “chương trình hành động” trị giá 30 tỷ USD để ứng phó với nạn đói và củng cố an ninh lương thực thế giới: 18 tỷ USD từ nguồn vốn chưa sử dụng cùng 12 tỷ USD bổ sung khẩn cấp trong 15 ngày tới đều hướng đến hỗ trợ nông nghiệp tại châu Phi, Trung Đông, Đông Âu, Trung và Nam Á.

Chủ tịch Ngân hàng thế giới David Malpass cũng khuyến nghị các nước “phối hợp các nỗ lực”, không chỉ tăng nguồn cung về năng lượng, phân bón, hỗ trợ nông dân sản xuất và tăng sản lượng, mà còn “dỡ bỏ các chính sách đang cản trở việc xuất và nhập khẩu (…) hay khuyến khích việc tích trữ vô ích”.   

khung hoang luong thuc toan cau lua da chay sau lung hinh 3

Qũy tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng Phát triển châu Phi (AfDB), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Ngân hàng Tái thiết và Phát triển châu Âu (EBRD), Ngân hàng Phát triển liên Mỹ (IDB), Ngân hàng Thế giới và Quỹ Phát triển nông nghiệp quốc tế (IFAD) cũng đã nhất trí hợp tác xây dựng một kế hoạch hành động chung nhằm giải quyết vấn đề an ninh lương thực.

Theo kế hoạch mới được công bố, các tổ chức tài chính quốc tế tập trung vào 6 mục tiêu ưu tiên, gồm: Hỗ trợ những người dễ bị tổn thương; thúc đẩy thương mại mở; giảm tình trạng thiếu phân bón; hỗ trợ sản xuất lương thực; đầu tư vào nông nghiệp thích ứng với khí hậu cho tương lai và phối hợp để những nỗ lực này phát huy hiệu quả tối đa.

Rất nhiều giải pháp đã và đang đặt ra, nhưng cuộc khủng hoảng lương thực thực toàn cầu, như “lửa cháy sau lưng”, dập được lửa không hề là điều đơn giản nhưng là điều buộc phải tìm ra giải pháp để thực thi lúc này, nếu không sẽ đưa nhân loại vào những thảm họa không thể lường trước.

Hà Trang

Bình Luận

Tin khác

Israel sẽ lợi dụng tình hình để tiến đánh Rafah?

Israel sẽ lợi dụng tình hình để tiến đánh Rafah?

(CLO) Khi căng thẳng với Iran giảm bớt, quân đội Israel đang chuẩn bị hoàn thành công việc mà họ cho là còn dang dở: Triệt hạ Hamas khỏi thành trì cuối cùng của lực lượng này ở thành phố Rafah, nơi có hơn một triệu người Palestine đang trú ẩn.

Tiêu điểm Quốc tế
Hệ thống giáo dục có thể là rào cản đe dọa giấc mơ 'siêu cường' của Ấn Độ

Hệ thống giáo dục có thể là rào cản đe dọa giấc mơ 'siêu cường' của Ấn Độ

(CLO) Tạo ra lực lượng lao động sản xuất có năng lực đang được xem là thách thức lớn nhất của Ấn Độ trong bối cảnh đất nước đông dân nhất thế giới quyết vươn lên thành quốc gia "siêu cường".

Tiêu điểm Quốc tế
Bảo tàng Thái Lan tái hiện lịch sử buôn bán thuốc phiện tại khu Tam giác Vàng

Bảo tàng Thái Lan tái hiện lịch sử buôn bán thuốc phiện tại khu Tam giác Vàng

(CLO) Tại khu vực Tam giác Vàng của Thái Lan, nằm giữa biên giới với Myanmar và Lào, các bảo tàng dành riêng cho quá khứ sản xuất thuốc phiện của khu vực đã được mở cửa.

Tiêu điểm Quốc tế
So sánh sức mạnh quân sự Israel và Iran: Kẻ tám lạng, người nửa cân!

So sánh sức mạnh quân sự Israel và Iran: Kẻ tám lạng, người nửa cân!

(CLO) Một cuộc xung đột quân sự giữa Israel và Iran đang trở thành mối đe dọa thực sự. Nhưng Israel đã chuẩn bị đến mức độ nào cho một cuộc chiến đa mặt trận có thể với Iran và các lực lượng đồng minh của nước này?

Tiêu điểm Quốc tế
Tại sao Iran và Israel từ đồng minh trở thành đối thủ?

Tại sao Iran và Israel từ đồng minh trở thành đối thủ?

(CLO) Cuộc tấn công và trả đũa giữa Israel và Iran những ngày qua một lần nữa nhắc nhở về sự thù địch giữa hai quốc gia này. Nhưng có thể nhiều người không nhớ, Iran và Israel trước đây từng là những đồng minh thân thiết hiếm có.

Tiêu điểm Quốc tế