Khủng hoảng năng lượng làm xói mòn sức mạnh công nghiệp của châu Âu

Thứ năm, 03/11/2022 10:12 AM - 0 Trả lời

(CLO) Châu Âu cần các công ty công nghiệp tiết kiệm năng lượng trong bối cảnh chi phí tăng cao và nguồn cung thu hẹp, kết quả nhu cầu tiêu thụ khí đốt tự nhiên và điện đều giảm trong quý vừa qua.

Khó khăn chồng chất khó khăn

Tuy nhiên, còn quá sớm để kết luận những điều quan trọng chưa xảy ra. Việc các doanh nghiệp giảm tiêu thụ khí đốt và điện không chỉ vì họ đang “đóng băng” các bộ điều nhiệt, mà còn đóng cửa các nhà máy sản xuất, nguy cơ có thể không bao giờ mở cửa trở lại.

Trong khi việc sử dụng năng lượng thấp giúp châu Âu vượt qua cuộc khủng hoảng gây ra bởi cuộc chiến của Nga ở Ukraine và việc cắt giảm nguồn cung của Moscow, các giám đốc điều hành, nhà kinh tế và các nhóm công nghiệp cảnh báo rằng cơ sở công nghiệp của họ có thể sẽ suy yếu nghiêm trọng nếu chi phí năng lượng cao kéo dài.

khung hoang nang luong lam xoi mon suc manh cong nghiep cua chau au hinh 1

Nhà máy amoniac Yara ở Porsgrunn, Na Uy. Ảnh: Reuters.

Các ngành công nghiệp sử dụng nhiều năng lượng, chẳng hạn như nhôm, phân bón và hóa chất có nguy cơ khiến các công ty chuyển sản xuất vĩnh viễn sang các địa điểm có nhiều năng lượng giá rẻ, chẳng hạn như Hoa Kỳ. Ngay cả khi tháng 10 ấm áp bất thường và những dự báo về mùa đông ôn hòa giúp đẩy giá xuống thấp, khí đốt tự nhiên ở Hoa Kỳ vẫn có giá khoảng 1/5 so với giá mà các công ty phải trả ở châu Âu.

Patrick Lammers, thành viên Hội đồng quản trị của công ty tiện ích E.ON (EONGn.DE) phát biểu tại một hội nghị ở London vào tháng trước: “Rất nhiều công ty đang ngừng sản xuất. Triển vọng công nghiệp nặng ở châu Âu đang thực sự bị mờ nhạt.

Cụ thể, hoạt động sản xuất của khu vực đồng Euro trong tháng này đã chạm mức yếu nhất kể từ tháng 5/2020, báo hiệu châu Âu đang tiến tới một cuộc suy thoái kinh tế.

Cơ quan Năng lượng Quốc tế ước tính nhu cầu khí đốt công nghiệp của châu Âu đã giảm 25% trong quý III/2022 so với một năm trước đó. Các nhà phân tích cho rằng việc ngừng hoạt động trên diện rộng phải là nguyên nhân dẫn đến sự sụt giảm bởi vì chỉ tăng hiệu quả sẽ không tạo ra khoản tiết kiệm như vậy.

Tuy nhiên, theo cuộc khảo sát được công bố hôm 2/11 cho thấy các công ty ở cường quốc công nghiệp của châu Âu là Đức đã thu hẹp quy mô do chi phí năng lượng. Hơn một trong bốn doanh nghiệp trong lĩnh vực hóa chất và 16% trong lĩnh vực ô tô cho biết họ bị buộc phải cắt giảm sản lượng, một cuộc khảo sát với 24.000 doanh nghiệp của Phòng Thương mại và Công nghiệp Đức (DIHK) cho thấy. Hơn nữa, 17% công ty trong lĩnh vực ô tô cho biết họ đang có kế hoạch chuyển một số hoạt động sản xuất ra nước ngoài.

Giám đốc điều hành DIHK Martin Wansleben cho biết: “Các tác động có thể chứng kiến rõ ràng: các nhà sản xuất tiêu thụ nhiều năng lượng của hàng hóa trung gian nói riêng đang cắt giảm sản xuất, đề cập đến các bán thành phẩm quan trọng, chẳng hạn như hóa chất và kim loại.

Làn sóng chuyển dịch cơ sở sản xuất

Các nhà phân tích cho biết, ngành công nghiệp châu Âu đã chuyển sản xuất sang các địa điểm có nhân công rẻ hơn và chi phí khác thấp hơn trong nhiều thập kỷ qua, đặc biệt cuộc khủng hoảng năng lượng đang đẩy nhanh “cuộc di cư” này.

Daniel Kral, nhà kinh tế cấp cao tại Oxford Economics, cho biết: "Nếu giá năng lượng tiếp tục tăng cao đến mức một phần của ngành công nghiệp châu Âu không thể chống đỡ, các nhà máy sẽ đóng cửa và chuyển đến Mỹ, nơi có nguồn năng lượng đá phiến giá rẻ dồi dào". 

Các số liệu thương mại do Reuters tổng hợp cho thấy tất cả 9 nhà máy luyện kẽm trong khối đã cắt giảm hoặc ngừng sản xuất, thay thế bằng hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, Kazakhstan, Thổ Nhĩ Kỳ và Nga.

Chris Heron tại Hiệp hội công nghiệp Eurometaux cho biết việc mở lại một nhà máy luyện nhôm có chi phí lên tới 400 triệu euro (394 triệu USD) và khó có khả năng xảy ra với triển vọng kinh tế không chắc chắn của châu Âu. Ông nói thêm: “Về mặt lịch sử, khi những trường hợp đóng cửa tạm thời này xảy ra, thì việc đóng cửa vĩnh viễn sẽ xuất hiện.

Những nỗ lực của phương Tây nhằm đảm bảo nguồn cung cấp không chỉ cho năng lượng mà còn cho các khoáng sản quan trọng được sử dụng trong xe điện và cơ sở hạ tầng tái tạo cũng đang gặp rủi ro do giá năng lượng cao.

Brussels dự kiến sẽ đề xuất luật mới vào đầu năm tới - Đạo luật Nguyên liệu thô quan trọng của châu Âu - nhằm xây dựng trữ lượng khoáng sản không thể thiếu trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế xanh, chẳng hạn như lithium, bauxite, niken và đất hiếm.

Nhưng nếu không có nhiều năng lượng tái tạo hơn và chi phí thấp hơn, các công ty khó có thể đầu tư vào châu Âu, Emanuele Manigrassi, quản lý cấp cao về khí hậu và năng lượng tại European Aluminium, cảnh báo.

Những “lần đầu” đầy nguy hại

Trong năm nay, châu Âu lần đầu tiên trở thành nhà nhập khẩu ròng hóa chất, có thể nói đây là điều chưa từng ai nghĩ tới tại một lục địa có tiềm năng về ngành trên, theo Cefic, Hội đồng Công nghiệp Hóa chất Châu Âu.

Theo Hiệp hội Phân bón Quốc tế, hơn một nửa sản lượng amoniac của châu Âu, một thành phần quan trọng trong phân bón, đã ngừng hoạt động và được thay thế bằng nhập khẩu. Cụ thể, nhà sản xuất phân bón Na Uy Yara (YAR.OL) đã cắt giảm 2/3 sản lượng amoniac ở châu Âu và không có kế hoạch tăng cường trở lại ngay lập tức.

Chia sẻ qua email, giám đốc điều hành Svein Tore Holsether nhận định” “Chúng tôi đang theo dõi chặt chẽ tình hình thị trường khí đốt và đang đưa ra các phương án dự phòng.

Tuần trước, tập đoàn hóa chất lớn nhất thế giới BASF (BASFn.DE) đã đặt câu hỏi về việc liệu có một trường hợp kinh doanh nào đối với các nhà máy mới ở châu Âu hay không. Công ty cũng đã cảnh báo rằng họ sẽ phải đóng cửa sản xuất tại địa điểm Ludwigshafen chính của mình - công ty tiêu thụ điện công nghiệp lớn nhất của Đức - nếu nguồn cung cấp khí đốt giảm xuống dưới một nửa nhu cầu của họ.

Một số công ty, bao gồm nhà sản xuất sợi viscose của Đức Kelheim Fibers chuyên cung cấp Procter & Gamble (PG.N), đang tìm kiếm các nguồn năng lượng khác. Năm nay, công ty Đức đã hai lần cắt giảm sản lượng tại nhà máy ở Bavaria.

"Từ ngày 1 tháng 1, chúng tôi sẽ có thể chuyển sang sử dụng dầu", Wolfgang Ott, giám đốc điều hành công ty chia sẻ khi công ty tìm kiếm sự giúp đỡ của Chính phủ để giảm chi phí năng lượng, doanh nghiệp này thậm chí còn đang cân nhắc một dự án năng lượng mặt trời 2 megawatt.

Tại Hy Lạp, Selected Textiles, một nhà sản xuất sợi bông nhỏ, đã cắt giảm sản lượng do các đơn đặt hàng chủ yếu từ Bắc Âu giảm.

Tại nhà máy ở Farsala, miền trung Hy Lạp, Giám đốc điều hành Apostolos Dontas ước tính sản lượng sẽ giảm 30% trong năm nay.

Nếu tình hình trên cứ tiếp dễn sẽ gây ra một sự thay đổi cơ cấu và giá khí đốt ở mức cao trong ba hoặc bốn năm, rủi ro thực sự là đầu tư của ngành sẽ được chuyển sang những nơi có giá năng lượng thấp hơn.

Lê Na (Theo Reuters)

Bình Luận

Tin khác

Xả thải vượt quy chuẩn từ 10 lần trở lên, doanh nghiệp sản xuất bia tại Bắc Ninh bị phạt 192 triệu đồng

Xả thải vượt quy chuẩn từ 10 lần trở lên, doanh nghiệp sản xuất bia tại Bắc Ninh bị phạt 192 triệu đồng

(CLO) Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh Đào Quang Khải vừa ký Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đối với Công ty Thương mại và Sản xuất An Thịnh.

Thị trường - Doanh nghiệp
Ấn Độ sẽ tiếp tục mua dầu thô giá rẻ của Nga

Ấn Độ sẽ tiếp tục mua dầu thô giá rẻ của Nga

(CLO) Ấn Độ sẽ tiếp tục mua dầu và khí đốt với giá thấp nhất có thể từ nguồn cung dầu thô của Nga, Bộ trưởng Dầu mỏ Ấn Độ Hardeep Singh Puri trả lời Reuters tại hội nghị Gastech ở Houston.

Thị trường - Doanh nghiệp
Tập thể Vietbank quyên góp hơn 700 triệu trong 120 phút của lễ phát động kêu gọi ủng hộ đồng bào

Tập thể Vietbank quyên góp hơn 700 triệu trong 120 phút của lễ phát động kêu gọi ủng hộ đồng bào

Chiều ngày 17/9, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương tín (Vietbank) phối hợp cùng Quỹ Chí Viễn và Nortfolio tổ chức thành công lễ phát động chương trình "Mùa gắn kết – Ngân hàng Việt, vì người Việt" ủng hộ người dân các tỉnh khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra. Hoạt động thu hút gần 2600 cán bộ nhân viên tại 119 điểm giao dịch tham dự bằng cả hình thức trực tuyến lẫn trực tiếp.

Thị trường - Doanh nghiệp
Một số thương nhân xăng dầu chưa chủ động báo cáo, Bộ Công Thương phải nhắc nhở

Một số thương nhân xăng dầu chưa chủ động báo cáo, Bộ Công Thương phải nhắc nhở

(CLO) Năm 2024, Bộ Công Thương kiểm tra 6 doanh nghiệp đầu mối và 8 thương nhân phân phối xăng dầu, theo chương trình kiểm tra hàng năm của Bộ.

Thị trường - Doanh nghiệp
Vinamilk cùng trẻ em vùng khó khăn, sau bão lũ vui đón trung thu

Vinamilk cùng trẻ em vùng khó khăn, sau bão lũ vui đón trung thu

(CLO) Vinamilk đã thực hiện nhiều hoạt động đón trung thu với trẻ em ở vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn, các em nhỏ có hoàn cảnh kém may mắn tại các trung tâm bảo trợ và mang những phần sữa, bánh đến với trẻ em sau những ngày bão lũ.

Thị trường - Doanh nghiệp