Khủng hoảng Nga - phương Tây: Ai mới đang làm chủ cuộc chơi?

Thứ tư, 09/02/2022 08:50 AM - 0 Trả lời

(CLO) Điều gì sẽ xảy ra với châu Âu nếu Nga tấn công Ukraine và sau đó đóng cửa xuất khẩu khí đốt để trả đũa các lệnh trừng phạt của Mỹ và phương Tây? Đó sẽ là một cuộc khủng hoảng năng lượng, mà trong đó chưa chắc Nga là bên phải chịu nhiều tổn thất hơn!

Ai đang trừng phạt ai?

Sau khi phương Tây tuyên bố sẽ đưa ra lệnh trừng phạt kinh tế mạnh mẽ nhất nếu Nga tấn công Ukraine, cũng như việc Mỹ và Đức tuyên bố sẽ chấm dứt dự án đường ống Dòng chảy phương Bắc 2, nguy cơ châu Âu rơi vào khủng hoảng năng lượng trở nên lớn hơn bao giờ hết. Lưu ý, Nga đang là quốc gia cung cấp khoảng 1/3 lượng khí đốt tự nhiên cho lục địa già. Hiện kho dự trữ khí đốt của châu Âu cũng đã ở mức rất thấp. Mặc dù Mỹ đã cam kết hỗ trợ bằng cách thúc đẩy xuất khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) cho châu Âu, nhưng thật khó có thể bù đắp được sự thiếu hụt.

khung hoang nga  phuong tay ai moi dang lam chu cuoc choi hinh 1

Nga vẫn đang là nước kiểm soát thị trường khí đốt tại châu Âu.

Không ai biết chắc điều gì sẽ xảy ra, nhưng khả năng Nga sẽ cắt giảm hoặc cắt bỏ hoàn toàn nguồn cung năng lượng cho châu Âu là hoàn toàn có thể xảy ra. Nga đúng là đang phụ thuộc vào xuất khẩu năng lượng sang châu Âu, song mới đây đã ký hợp đồng khí đốt có giá trị khổng lồ lên tới 30 tỷ USD với Trung Quốc và một số quốc gia châu Á khác, nên cũng không quá lo về việc không có nơi tiêu thụ.

Theo các chuyên gia, Nga trước tiên vẫn sẽ cung cấp hết số lượng khí đốt đang có trong các đường ống dẫn qua Ukraine. Theo S&P Global Platts, Nga đã bơm 175 tỷ mét khối khí đốt vào châu Âu hồi năm ngoái.

Sau đó, Nga có thể xem xét tình hình để đưa ra các giải pháp tiếp theo. Có thể nói, nếu phải chịu các lệnh trừng phạt mà phương Tây tuyên bố rằng sẽ làm “tê liệt” nền kinh tế, Moscow chắc chắn sẽ trả đũa bằng việc cắt hoàn toàn nguồn cung cấp năng lượng sang châu Âu. Mỹ và Đức cũng vừa tuyên bố sẽ đóng cửa dự án Dòng chảy phương Bắc 2 nếu Nga tấn công Ukraine. Bởi vậy, chẳng có lý do gì khiến Nga của Tổng thống Vladimir Putin phải nhẫn nhịn để tiếp tục cung cấp năng lượng cho đối thủ. Nếu thế, họ đã chẳng đang dồn tới hàng trăm nghìn quân xung quanh biên giới Ukraine để đe dọa nước này và cả phương Tây.

Vậy một khi Nga ngưng hoàn toàn việc cung cấp năng lượng cho châu Âu, các nước phương Tây, cụ thể đồng minh của Mỹ trong NATO, sẽ ứng phó như thế nào, nếu không muốn hàng chục triệu người dân của mình phải sống trong giá rét?

Rõ ràng, trước mắt châu Âu chỉ có cách mua thêm hoặc sản xuất thêm năng lượng. Song những nguồn bổ sung này là rất hạn chế, do việc mua thêm khí đốt khi đó sẽ chỉ được thực hiện bằng đường biển, vốn chậm chạp và không thể có nhiều cùng một lúc. Việc bổ sung năng lượng bằng việc tăng công suất các nhà máy điện cũng không cải thiện được nhiều. Thật không may, một loạt nhà máy điện hạt nhân hoặc nhiệt điện của châu Âu, đặc biệt ở Đức, Hà Lan hay Pháp, đã đóng cửa trong những năm qua vì các cam kết về khí hậu mà các nước này theo đuổi.

Ross Wyeno, nhà phân tích hàng đầu của châu Mỹ, cho biết: “Sự gia tăng đối với quy mô xuất khẩu của Mỹ sẽ là khá nhỏ, trong khi lỗ hổng mà châu Âu sẽ cần lấp đầy nếu Nga cắt đứt nguồn cung lớn hơn rất nhiều”.

Gậy ông đập lưng ông?

Đó là lý do, chính quyền Tổng thống Joe Biden phải “chạy đôn chạy đáo” suốt thời gian qua để huy động nguồn cung cấp khí đốt cho châu Âu, để có thể nắm thế thượng phong trong cuộc đối đầu với Nga. Nếu không các lệnh trừng phạt kinh tế mà phương Tây đang đưa ra để đe dọa Moscow có thể khiến họ rơi vào cảnh “gậy ông đập lưng ông”; tức chưa biết Nga sẽ chịu tổn thất ra sao thì họ đã phải rơi vào khủng hoảng năng lượng nghiêm trọng, kéo theo sẽ rơi vào cả khủng hoảng kinh tế và đặc biệt an sinh xã hội.

khung hoang nga  phuong tay ai moi dang lam chu cuoc choi hinh 2

Người dân ở nhiều nước châu Âu đang thiếu hụt năng lượng sưởi ấm trong mùa đông giá rét.

Thực tế, trong tháng qua, 2/3 lượng xuất khẩu LNG của Mỹ đã được chuyển sang châu Âu. Một số tàu chở đầy LNG đang hướng đến châu Á cũng đã quay lại để đi châu Âu. Các nhà ga xuất khẩu tiêu tốn hàng tỷ USD của Mỹ cũng đã và đang hoạt động hết công suất.

Amy Myers Jaffe, giám đốc điều hành Phòng Chính sách Khí hậu tại Đại học Tufts, cho biết rằng ngay cả khi tất cả các cơ sở nhập khẩu LNG của châu Âu đều hoạt động hết công suất, lượng khí đốt họ thu mua được cũng sẽ chỉ bằng khoảng 2/3 lượng khí đốt mà Nga gửi qua đường ống.

Điều đó có nghĩa, ngay cả khi Mỹ bán hết năng lượng của mình cho các đồng minh thì cũng chẳng đủ, chứ không muốn nói chẳng thấm tháp vào đâu so với sự thiếu hụt từ việc Nga cắt đứt nguồn cung cấp năng lượng.

Nga cũng sẽ không băn khoăn gì về việc cắt nguồn cung cấp khí đốt cho châu Âu, dù điều này có thể vi phạm các hợp đồng. Đơn giản, nếu chiến tranh xảy ra, ít nhất nếu phương Tây áp đặt các lệnh trừng phạt dành cho họ, từ việc loại nước này khỏi hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT cho đến trừng phạt trực tiếp vào cá nhân Tổng thống Putin, thì thử hỏi nước Nga sẽ còn coi các hợp đồng nói trên có giá trị gì hay không?

Thực ra, giới quan sát cho biết Nga đã và đang cho thấy họ sẵn sàng gạt bỏ tất cả các hợp đồng cung cấp khí đốt với châu Âu, nếu chiến tranh quân sự hay chiến tranh kinh tế nổ ra giữa họ và phương Tây. Việc Nga đang chỉ cung cấp tối thiểu lượng khí đốt theo hợp đồng phần nào đã cho thấy điều đó, bất kể giá mặt hàng này đang rất cao và nhu cầu đang rất lớn, cũng như các đối tác châu Âu không ngừng thúc giục hoặc thậm chí đe dọa.

Việc Nga cắt giảm nguồn cung cấp khí đốt giao ngay đã góp phần làm cho giá khí đốt tự nhiên ở châu Âu tăng mạnh. Nó đã tăng lên tới 166 euro (190 USD) mỗi megawatt vào tháng 12, gấp hơn tới 8 lần chỉ so với ngay đầu năm 2021 mà thôi.

'Nga đang làm chủ cuộc chơi'

Không chỉ các nhà lãnh đạo, các chính trị gia hay các tập đoàn kinh tế, mà ngay cả người tiêu dùng bình thường tại châu Âu cũng đang cảm nhận rõ sự căng thẳng trong hóa đơn điện và gas của mình. Để rồi trong khi các lệnh trừng phạt của phương Tây dành cho Nga vẫn đang chỉ là những lời đe dọa, thì chính người dân của họ đã phải gánh chịu hậu quả. Các chính phủ châu Âu còn phải tiêu tốn rất nhiều tiền bạc, do phải tung ra các khoản trợ cấp và giảm thuế để giảm bớt căng thẳng tài chính cho các hộ gia đình.

khung hoang nga  phuong tay ai moi dang lam chu cuoc choi hinh 3

Tổng thống Nga Putin vẫn đang rất tự tin trong cuộc khủng hoảng với Ukraine nói riêng, phương Tây nói chung.

Ngay cả Mỹ cũng đang phải chịu tác động trực tiếp từ cuộc khủng hoảng Nga-Ukraine. Khi nước này tăng cường xuất khẩu LNG để bù đắp cho các đồng minh phương Tây, thì hiển nhiên giá năng lượng trong nước sẽ tăng theo. Clark Williams-Derry, nhà phân tích tại Viện Kinh tế Năng lượng và Tài chính, cho biết hơn 10% lượng khí đốt sản xuất ở Mỹ năm ngoái đã được xuất khẩu.

Williams-Derry cho biết giá khí đốt của Mỹ đã tăng vọt hơn 30% trong tuần cuối cùng của tháng Một, dù nguyên nhân không chỉ vì các hệ quả từ cuộc khủng hoảng ở phía bên kia bờ Đại Tây Dương. Ông bình luận một cách khá chua chát: “Nga dường như mới đang làm chủ cuộc chơi, đang làm xáo trộn các thị trường khí đốt châu Âu, trong khi Mỹ thì đang nói về các lệnh trừng phạt nào đó”.

Rõ ràng, trong khi Nga về cơ bản vẫn chưa mất gì từ các lời đe dọa trừng phạt kinh tế, thì người dân các quốc gia phương Tây, từ châu Âu cho đến Mỹ, đã phải gánh chịu những hậu quả đầu tiên trong cuộc khủng hoảng này. Quả thật, Nga mới đang làm chủ cuộc chơi, ít nhất vào thời điểm này!

Hải Anh

Bình Luận

Tin khác

Vụ sập cầu Baltimore: Lời cảnh báo mới từ cây cầu cũ

Vụ sập cầu Baltimore: Lời cảnh báo mới từ cây cầu cũ

(CLO) Con tàu container làm sập cây cầu Francis Scott Key ở Baltimore (Mỹ) không chỉ gây tắc nghẽn một cảng sầm uất mà còn nhắc nhở về sự mong manh, dễ tổn thương của dòng chảy thương mại toàn cầu.

Tiêu điểm Quốc tế
Vì sao cầu Baltimore sập và những chi tiết đáng chú ý về vụ việc?

Vì sao cầu Baltimore sập và những chi tiết đáng chú ý về vụ việc?

(CLO) Cầu Francis Scott Key ở thành phố Baltimore, bang Maryland, Mỹ đã sập vào sáng sớm ngày 26/3 do bị một tàu chở hàng container đâm vào trụ cầu, khiến 6 người rơi xuống làn nước lạnh giá bên dưới và mất tích.

Tiêu điểm Quốc tế
Nơi người Israel và Palestine đoàn kết và chung tay cứu trợ Gaza

Nơi người Israel và Palestine đoàn kết và chung tay cứu trợ Gaza

(CLO) Trong khi tình hình Gaza, đặc biệt là thành phố Rafa, vẫn căng như dây đàn khi Israel quyết tiến vào đây để tiêu diệt các đơn vị Hamas, thì ở một thế giới khác, những người Israel và Palestine sống tại Đức đang… chung tay cứu trợ người dân Gaza.

Tiêu điểm Quốc tế
Mỹ 'hụt hơi' trước Trung Quốc trong cuộc đua khai thác khoáng sản dưới biển sâu

Mỹ 'hụt hơi' trước Trung Quốc trong cuộc đua khai thác khoáng sản dưới biển sâu

(CLO) Dù sớm nhìn ra khả năng khai thác các khoáng sản quan trọng ở đáy biển sâu nhưng Mỹ đã bị Trung Quốc bỏ lại phía sau trong cuộc đua này. Và vì thế, Washington đang phải tăng tốc.

Tiêu điểm Quốc tế
ISIS-K tàn bạo thế nào và tại sao tấn công khủng bố Moscow?

ISIS-K tàn bạo thế nào và tại sao tấn công khủng bố Moscow?

(CLO) Chi nhánh IS ở Afghanistan - hay còn được gọi là Nhà nước Hồi giáo ở tỉnh Khorasan (ISIS-K) - đã nhận trách nhiệm về vụ tấn công đẫm máu tại Moscow hôm 22/3. Vậy nhóm khủng bố này có gì đặc biệt và vì sao chúng lại ra tay?

Tiêu điểm Quốc tế