Khủng hoảng Sri Lanka: Tai họa đến từ gia tộc Rajapaksa

Thứ năm, 14/07/2022 07:08 AM - 0 Trả lời

(CLO) Tổng thống Gotabaya Rajapaksa đã trốn chạy khỏi Sri Lanka. Đất nước này cũng đã ban bố tình trạng khẩn cấp. Có thể nói, sự liều lĩnh khó tưởng tượng của gia đình cầm quyền Rajapaksa đã đem lại tại họa cho 22 triệu dân của quốc đảo vốn đầy tiềm năng kinh tế này.

Bi kịch của một quốc gia

Gotabaya Rajapaksa từng được gọi với biệt danh “Kẻ hủy diệt” vì đã đánh tan cuộc nổi dậy kéo dài gần ba thập kỷ của người Tamil ở Sri Lanka vào năm 2009 với tư cách là một quan chức quốc phòng trong nhiệm kỳ tổng thống của chính anh trai mình, Mahinda Rajapaksa.

Danh tiếng về sự tàn bạo của Gotabaya đã đưa ông lên nắm quyền đất nước ở vị trí tổng thống sau đó vào năm 2019, thậm chí còn rất được yêu mến khi chính sách thiết quân luật của ông tỏ ra cần thiết trong bối cảnh Sri Lanka phải đối mặt với những vụ đánh bom liều chết của những người Hồi giáo.

khung hoang sri lanka tai hoa den tu gia toc rajapaksa hinh 1

Người dân Sri Lanka đang đối mặt với tương lai mờ mịt. Ảnh: Reuters

khung hoang sri lanka tai hoa den tu gia toc rajapaksa hinh 2

Phòng họp tổng thống đang chỉ có ý nghĩa như một nơi thăm quan của người dân Sri Lanka. Ảnh: Reuters

khung hoang sri lanka tai hoa den tu gia toc rajapaksa hinh 3

Người dân Sri Lanka đã bao vây dinh tổng thống, thậm chí còn nhảy xuống hồ bơi để tắm. Ảnh: Reuters.

Lần này, Gotabaya, 73 tuổi, khi lên làm tổng thống đã bổ nhiệm ngược lại chính người anh Mahinda, 76 tuổi, làm thủ tướng. Họ đã hứa hẹn về "viễn cảnh thịnh vượng và huy hoàng" cho Sri Lanka sau khi một lần nữa cùng nhau lên điều hành đất nước. Nhưng thay vào đó, quốc gia này sớm đối mặt với tình trạng lạm phát tăng vọt, thiếu lương thực và nhiên liệu trầm trọng, đi dần đến bờ vực sụp đổ toàn diện.

Tai họa xảy ra ở Sri Lanka có nhiều nguyên nhân: nợ nần chồng chất, cạnh tranh địa chính trị, đại dịch COVID, sự hỗn loạn trên thị trường thực phẩm và nhiên liệu toàn cầu do cuộc xung đột Nga - Ukraine. Song rõ ràng, trên tất cả chính là sự liều lĩnh của triều đại nhà Rajapaksa.

Không chỉ Sri Lanka, mà nhiều quốc gia trên thế giới này cũng chịu tác động của các yếu tố khách quan nói trên. Nigeria, Argentina, Pakistan hay một số nước khác cũng đang trải qua cuộc khủng hoảng về kinh tế trầm trọng, song vẫn có thể cầm cự được, chứ không dễ dàng sụp đổ chóng vánh như Sri Lanka.

Hôm thứ Bảy vừa rồi, Tổng thống Rajapaksa đã bỏ trốn sau khi hàng ngàn người biểu tình xông vào dinh thự của ông ở thủ đô Colombo. Sự ra đi trong nỗi hổ thẹn của ông gần như là một bản sao của người anh trai của mình: Mahinda từ chức vào tháng 5 vừa rồi sau khi dinh thự chính thức của ông cũng bị bao vây bởi một đám đông giận dữ.

Chính phủ gia đình trị

Gia đình nhà Rajapaksa bắt đầu gây ảnh hưởng khi người anh Mahinda kế thừa chiếc ghế quốc hội mà cha ông để lại vào năm 1970. Tuy nhiên, vị thế của gia đình Rajapaksa lúc đó chưa thực sự chắc chắn, khi mà người em trai Gotabaya còn phải chuyển sang Mỹ vào năm 1998, làm kỹ thuật viên CNTT và trở thành công dân Mỹ vào năm 2003.

khung hoang sri lanka tai hoa den tu gia toc rajapaksa hinh 4

Tổng thống Gotabaya Rajapaksa đã bỏ trốn khỏi Sri Lanka. Ảnh: Reuters

Khi Mahinda đắc cử tổng thống vào năm 2005, ông đã gần như biến chính phủ trở thành một “công ty gia đình”. Trong đó, người em trai Gotabaya được bổ nhiệm vào vị trí Bộ trưởng Bộ Quốc phòng sau khi đánh bại quân ly khai Tamil. Đây là một chiến dịch đẫm máu đến mức nó đã đối mặt với những lời cáo buộc về tội ác chiến tranh.

Tầm ảnh hưởng của gia đình nhà Rajapaksa ngày càng lớn mạnh sau đó. Bên cạnh Mahinda và Gotabaya cùng thay nhau làm cả tổng thống lẫn thủ tướng, còn có 2 người anh em ruột khác của họ cũng giữ các chức vụ hàng đầu trong chính phủ. Cụ thể, người em thứ ba Basil Rajapaksa (71 tuổi) từng được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Tài chính năm 2021, sau khi đã nắm giữ một loạt vị trí quan trọng khác. Trong khi đó, người anh cả Chamal Rajapaksa cũng có một chân trong Nội các Sri Lanka từ năm 2019.

Ngoài ra, 2 người con của Mahinda, Namal (36) và Yoshitha (34) lần lượt giữ chức Bộ trưởng Thanh niên và Thể thao và Thủ tướng trong một thời gian ngắn, trước khi đều từ chức vào hồi tháng 5 vừa rồi khi cuộc khủng hoảng nổ ra. Chưa hết, con trai Shasheedra của người anh cả Chamal cũng từng giữ chức Bộ trưởng Nông nghiệp nước này, trước khi cũng từ chức trong khoảng cuối tháng 4 và đầu tháng 5.

Để duy trì một hệ thống “gia đình trị” trong chính phủ của cả một quốc gia, anh em nhà Rajapaksa buộc phải tô vẽ màu hồng cho nền kinh tế đất nước và che giấu những mầm mống khủng hoảng, bằng cách vay mượn các quốc gia nước ngoài. Hàng tỷ đô la tiền vay mượn đổ vào quốc gia này, phần lớn phục vụ cho những dự án phù phiếm lãng phí ở thủ đô Colombo. Nó giống như một quả bong bóng được thổi phồng hết mức và giờ thì đã vỡ vụn.

Sai lầm nối tiếp sai lầm

Có thể nói, đại dịch COVID và tác động từ cuộc chiến ở Ukraine đã góp phần khiến gia đình nhà Rajapaksa sụp đổ nhanh hơn dự kiến. Cụ thể, đại dịch COVID đã tước đi lượng khách du lịch nước ngoài và nguồn ngoại tệ quan trọng của đất nước mà nước này cần để nhập khẩu nhiên liệu và thuốc men. Sự quản lý yếu kém của chính phủ và tình trạng khan hiếm tiền tệ đã làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu hụt.

Cuộc khủng hoảng ngày càng trở nên tồi tệ hơn bởi cuộc chiến ở Ukraine, vốn làm gia tăng thêm nhiều vấn đề về chuỗi cung ứng trên toàn cầu. Vào tháng 4, chính phủ đã buộc phải thông báo không thể thanh toán nợ quốc tế của mình, qua đó rơi vào tình trạng vỡ nợ nước ngoài.

Theo Liên Hợp Quốc, hơn một phần tư trong số gần 22 triệu người của Sri Lanka có nguy cơ thiếu lương thực. Quốc gia này cần 6 tỷ USD cho đến cuối năm để mua nhiên liệu và các mặt hàng thiết yếu khác nhưng câu hỏi đặt ra là số tiền đó sẽ đến từ đâu, khi mà mọi nguồn thu đều đã cạn kiệt?

Để trả lời rõ cho câu hỏi này, chúng ta cần quay ngược thời gian trở về trước đó vài tháng. Trong nền kinh tế sa sút bởi đại dịch COVID và tình trạng tắc nghẽn chuỗi cung ứng toàn cầu hồi cuối năm 2021, chính phủ của gia đình nhà Rajapaksa đã đưa ra chính sách cắt giảm thuế để xoa dịu người dân. Điều này đã làm giảm nguồn thu của chính phủ, cùng với việc các hoạt động du lịch vốn là nguồn thu chính của đất nước bị đình trệ.

Sri Lanka cũng đưa ra một chính sách thể hiện sự cùng quẫn, khi cấm nhập khẩu xe có động cơ, phân bón tổng hợp và thuốc trừ sâu để tiết kiệm ngoại tệ. Kết quả thật thảm khốc: Sản lượng chè - nguồn thu xuất khẩu chính - giảm khoảng 18% và sản lượng ngũ cốc giảm 43%. Chính phủ đã tiết kiệm được 400 triệu USD nhờ cấm phân bón nước ngoài, nhưng lại phải chi 450 triệu USD để nhập khẩu gạo!

Sau đó, họ đã hủy bỏ lệnh cấm phân bón đối với một số cây trồng chủ chốt, nhưng thật không may đúng vào lúc này cuộc chiến giữa Nga và Ukraine xảy ra, dẫn đến việc giá mọi mặt hàng tăng vọt, đặc biệt nhiên liệu và phân bón - những mặt hàng cần thiết nhất để giúp cầm cự nền kinh tế Sri Lanka. Đó là lý do tại sao Sri Lanka lại có thể dễ dàng sụp đổ nhanh đến như vậy, khi mà chỉ mới cách đây vài năm họ vẫn còn là một quốc gia phát triển khá mạnh, sở hữu một tầng lớp trung lưu đông đảo.

Theo thông tin mới nhất, Rajapaksa đã gọi điện cho phát ngôi viên của quốc hội để nói rằng ông sẽ từ chức vào cuối ngày hôm nay (13/7), sau khi đã bỏ trốn thành công sang Maldives. Đây có thể nói là dấu chấm hết cho gia đình nhà Rajapaksa.

Tuy nhiên, tấn bi kịch dành cho người Sri Lanka mới chỉ bắt đầu. Tất cả 22 triệu dân của quốc đảo này đều đang đối mặt với một tương lai mờ mịt, không phải vì chiến tranh hay xung đột mà bởi sự yếu kém, quan liêu của chính phủ cùng với một gia tộc ưa quyền lực...

Hải Anh

Tin mới

Cục Thuế sẽ kiểm tra tiến độ việc thực hiện gia hạn hàng loạt thuế, phí

Cục Thuế sẽ kiểm tra tiến độ việc thực hiện gia hạn hàng loạt thuế, phí

(CLO) Cục Thuế, Bộ Tài chính vừa có công điện gửi các Chi cục Thuế về việc gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt với ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước và gia hạn thời hạn nộp một số loại thuế, phí khác.

Kinh tế vĩ mô
Geely Coolray ưu đãi giá cao nhất gần 38 triệu đồng

Geely Coolray ưu đãi giá cao nhất gần 38 triệu đồng

(CLO) Người tiêu dùng mua mẫu xe Geely Coolray trong tháng 4/2025 sẽ được hưởng mức giảm giá quy đổi tương ứng với khoản hỗ trợ 50% lệ phí trước bạ.

Xe
Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về Pháp lệnh Quản lý, bảo vệ Khu di tích Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về Pháp lệnh Quản lý, bảo vệ Khu di tích Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh

(CLO) Ngày 3/4, tại Phủ Chủ tịch, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước công bố Pháp lệnh Quản lý, bảo vệ Khu di tích Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Phạm Thanh Hà chủ trì họp báo.

Tin tức
Hải Dương: Phát động Giải thưởng Báo chí Nguyễn Lương Bằng lần thứ VI

Hải Dương: Phát động Giải thưởng Báo chí Nguyễn Lương Bằng lần thứ VI

(CLO) UBND tỉnh Hải Dương vừa ban hành kế hoạch tổ chức xét và trao Giải thưởng Báo chí Nguyễn Lương Bằng lần thứ VI (giai đoạn 2021-2025), nhằm tôn vinh những tác phẩm báo chí xuất sắc, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Nghề báo
BYD Sealion 6 sắp chính thức ra mắt khách Việt

BYD Sealion 6 sắp chính thức ra mắt khách Việt

(CLO) Dự kiến mẫu xe hybrid BYD Sealion 6 sẽ chính thức ra mắt thị trường Việt Nam trong quý 2/2025, cạnh tranh cùng Ford Territory và Madza CX-5.

Xe
Phú Thọ: Dâng hương giỗ Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân và tưởng niệm Tổ Mẫu Âu Cơ 2025

Phú Thọ: Dâng hương giỗ Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân và tưởng niệm Tổ Mẫu Âu Cơ 2025

(CLO) Ngày 3/4, trong không khí trang nghiêm và thành kính hướng về cội nguồn dân tộc, tỉnh Phú Thọ đã long trọng tổ chức Lễ dâng hương giỗ Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân tại Đền thờ Quốc Tổ Lạc Long Quân (núi Sim) và Lễ dâng hương tưởng niệm Tổ Mẫu Âu Cơ tại Đền thờ Tổ Mẫu Âu Cơ (núi Vặn), thuộc Khu Di tích lịch sử Đền Hùng.

Đời sống văn hóa
An Phát Holdings (APH) đặt kế hoạch lãi 2025 giảm một nửa, doanh thu dự kiến “bốc hơi” 35%

An Phát Holdings (APH) đặt kế hoạch lãi 2025 giảm một nửa, doanh thu dự kiến “bốc hơi” 35%

(CLO) Dù vượt mục tiêu trong năm 2024, An Phát Holdings (APH) vẫn tỏ ra thận trọng khi trình kế hoạch kinh doanh 2025 với doanh thu và lợi nhuận đều sụt giảm mạnh. Cụ thể, lợi nhuận sau thuế dự kiến chỉ đạt 60 tỷ đồng, giảm 50% so với năm trước, còn doanh thu hợp nhất dự kiến giảm tới 35%.

Kinh doanh - Tài chính
Tương bần Hưng Yên – Đặc sản mộc mạc đậm hồn quê

Tương bần Hưng Yên – Đặc sản mộc mạc đậm hồn quê

(CLO) Nằm cách trung tâm Hà Nội khoảng 30km, làng Bần Yên Nhân (huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên) từ lâu đã nổi danh với nghề làm tương truyền thống.

Công luận 24H
Hà Nội yêu cầu kiểm tra thông tin dự án đội vốn trăm tỷ 'đắp chiếu' nhiều năm

Hà Nội yêu cầu kiểm tra thông tin dự án đội vốn trăm tỷ 'đắp chiếu' nhiều năm

(CLO) Chủ tịch UBND TP Hà Nội chỉ đạo kiểm tra, xử lý thông tin báo chí phản ánh dự án đội vốn trăm tỷ "đắp chiếu" nhiều năm, người dân khổ sở vì rác thải, nước ngập khi mưa lớn.

Tin tức
Miền Bắc nắng ấm trước khi đón không khí lạnh

Miền Bắc nắng ấm trước khi đón không khí lạnh

(CLO) Miền Bắc sẽ có hai ngày 3 - 4/4 nắng ấm trước khi đón không khí lạnh, nền nhiệt cao nhất 25 - 27 độ. Các khu vực khác trên cả nước hôm nay ít mưa, trời nắng, riêng Đông Nam Bộ nắng nóng trở lại.

Công luận 24H
Dự án Nhà máy nước Hương Khê chậm tiến độ: Người dân mòn mỏi chờ nước sạch

Dự án Nhà máy nước Hương Khê chậm tiến độ: Người dân mòn mỏi chờ nước sạch

(NB&CL) Dự án Nhà máy nước Hương Khê được phê duyệt đầu tư từ năm 2016 với kỳ vọng mang lại nguồn nước sạch cho hàng chục nghìn người dân. Tuy nhiên, sau nhiều lần gia hạn, dự án vẫn chưa thể hoàn thành, khiến người dân bức xúc vì thiếu nước sạch suốt nhiều năm qua.

Điều tra
Cần sớm ban hành bộ tiêu chuẩn cho đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Cần sớm ban hành bộ tiêu chuẩn cho đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

(NB&CL) Theo nhiều lãnh đạo doanh nghiệp, doanh nghiệp xây dựng Việt hiện đã làm chủ hoàn toàn công nghệ, biện pháp và thiết bị thi công hạng mục hầm, cầu, điều mong đợi lúc này là Nhà nước sớm ban hành bộ tiêu chuẩn thiết kế, thi công, nghiệm thu cũng như kiểm tra chất lượng vật liệu và hạng mục thi công.

Giao thông
Thụy Sĩ nói về luật pháp quốc tế sau khi bị Mỹ áp thuế cao

Thụy Sĩ nói về luật pháp quốc tế sau khi bị Mỹ áp thuế cao

(CLO) Chính phủ Thụy Sĩ hôm thứ Tư đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tuân thủ luật pháp quốc tế sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump áp mức thuế cao hơn đối với quốc gia xuất khẩu này so với Liên minh châu Âu (EU).

Thế giới 24h
Điều tra vụ người phụ nữ đi xe đạp bị container cán tử vong

Điều tra vụ người phụ nữ đi xe đạp bị container cán tử vong

(CLO) Ngày 3/4, lực lượng chức năng huyện Củ Chi, TP HCM đang phối hợp điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ va chạm giữa container và người phụ nữ đi xe đạp trên đường Phan Văn Khải, huyện Củ Chi.

Giao thông
Cổ phiếu công nghệ lao dốc khi Mỹ áp thuế lên các 'công xưởng thế giới'

Cổ phiếu công nghệ lao dốc khi Mỹ áp thuế lên các 'công xưởng thế giới'

(CLO) Hôm 3/4, cổ phiếu các công ty công nghệ như Apple đã giảm mạnh sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố các mức thuế mới đối với các nước được ví như "công xưởng thế giới".

Báo chí - Công nghệ
Người đàn ông 73 tuổi nhận án tù vì sàm sỡ 4 tiếp viên hàng không Singapore

Người đàn ông 73 tuổi nhận án tù vì sàm sỡ 4 tiếp viên hàng không Singapore

(CLO) Một người đàn ông 73 tuổi vừa bị tuyên phạt 9 tháng tù vì liên tiếp sàm sỡ bốn nữ tiếp viên trên chuyến bay SQ33 của Singapore Airlines từ San Francisco về Singapore.

Thế giới 24h
Bình Luận

Tin khác

Cứu trợ thảm họa tại Myanmar: Cảm kích Việt Nam

Cứu trợ thảm họa tại Myanmar: Cảm kích Việt Nam

(NB&CL) Xúc động, biết ơn - đó là cảm xúc của người dân Myanmar cũng như giới chức nước này trước những nỗ lực chung tay cùng hỗ trợ trong thảm họa của Việt Nam. Trước đó, chiều ngày 30/3 - chưa đầy 2 ngày sau thảm họa tại Myanmar, đội cứu hộ của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an Việt Nam gồm 106 người cùng hàng cứu trợ đã hạ cánh xuống sân bay Yangon.

Tiêu điểm Quốc tế
'Thay tướng đổi vận', Canada sẽ vượt qua cuộc chiến thương mại với Mỹ?

'Thay tướng đổi vận', Canada sẽ vượt qua cuộc chiến thương mại với Mỹ?

(CLO) Chính phủ của tân Thủ tướng Canada Mark Carney đã có động thái đáp trả mạnh mẽ đối với chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Không chỉ gây ra khó khăn cho Mỹ, mà động thái còn cho thấy Canada sẽ không khuất phục trước sức ép của ông Trump.

Tiêu điểm Quốc tế
Tiêm kích F-47 của Mỹ mạnh hơn Su-57 và J-20 như thế nào?

Tiêm kích F-47 của Mỹ mạnh hơn Su-57 và J-20 như thế nào?

(CLO) Tổng thống Mỹ Donald Trump đã “bật đèn xanh” cho chương trình tiêm kích F-47, chiếc máy bay mà ông mô tả rằng “đáng gờm nhất từng được chế tạo”. Vậy F-47 mạnh cỡ nào, nhất là khi so sánh với so với những máy bay tàng hình mà Nga và Trung Quốc đang phát triển?

Tiêu điểm Quốc tế
Con đường hòa bình cho Ukraine: Ngổn ngang trăm mối

Con đường hòa bình cho Ukraine: Ngổn ngang trăm mối

(CLO) Ngày 24/3 vừa rồi, vòng đàm phán thứ hai giữa Nga và Mỹ đã diễn ra tại Riyadh (Ả Rập Xê Út), nơi chứng kiến vai trò ngoại giao con thoi của Mỹ nhằm tìm kiếm tiếng nói chung giữa Nga và Ukraine.

Tiêu điểm Quốc tế
Thỏa thuận ngừng bắn Nga - Ukraine: Ai giám sát và giám sát như thế nào?

Thỏa thuận ngừng bắn Nga - Ukraine: Ai giám sát và giám sát như thế nào?

(CLO) “Ngừng bắn” có lẽ là từ khóa được truyền thông và giới chuyên gia nhắc đến nhiều nhất trong những ngày gần đây. Câu hỏi được đặt ra ở đây là các bên trong cuộc xung đột sẽ kiểm soát quá trình này như thế nào?

Tiêu điểm Quốc tế
Trung Quốc đang dẫn trước Mỹ trong cuộc đua giành khoáng sản châu Phi

Trung Quốc đang dẫn trước Mỹ trong cuộc đua giành khoáng sản châu Phi

(CLO) Việc Trung Quốc ngày càng mở rộng ảnh hưởng và tăng cường đầu tư vào các mỏ tại châu Phi đang làm dấy lên lo ngại ở Mỹ về nguy cơ thất thế trong cuộc đua giành khoáng sản quan trọng ở châu lục này.

Tiêu điểm Quốc tế
Nguy cơ AI khơi mào chiến tranh hạt nhân không phải chuyện viễn tưởng

Nguy cơ AI khơi mào chiến tranh hạt nhân không phải chuyện viễn tưởng

(CLO) Một cuộc chiến tranh hạt nhân do AI khởi xướng nghe có vẻ giống trong phim khoa học viễn tưởng. Nhưng nhiều nhà khoa học và chính trị gia hàng đầu thế giới cho rằng không phải vậy.

Tiêu điểm Quốc tế
Triển vọng hòa bình Nga - Ukraine: Chờ đợi cuộc gọi từ số quen thuộc

Triển vọng hòa bình Nga - Ukraine: Chờ đợi cuộc gọi từ số quen thuộc

(CLO) Cộng đồng quốc tế đã kỳ vọng nhiều hơn vào cuộc điện đàm thứ hai giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ và Nga so với cuộc điện đàm đầu tiên. Điều này được thúc đẩy bởi sự lạc quan trong mối quan hệ Mỹ-Nga và diễn biến các cuộc đàm phán giữa Mỹ và Ukraine tại Ả Rập Xê Út.

Tiêu điểm Quốc tế
Máy bay chở khách Trung Quốc quyết cạnh tranh với Boeing và Airbus

Máy bay chở khách Trung Quốc quyết cạnh tranh với Boeing và Airbus

(CLO) Trung Quốc đang nỗ lực phát triển máy bay thân rộng để cạnh tranh với Airbus và Boeing, dù kế hoạch của Bắc Kinh có thể phụ thuộc vào sự hợp tác từ các nhà quản lý và nhà cung cấp phương Tây.

Tiêu điểm Quốc tế
Chi tiêu quốc phòng, động lực mới cho nền kinh tế trì trệ của châu Âu?

Chi tiêu quốc phòng, động lực mới cho nền kinh tế trì trệ của châu Âu?

(CLO) Việc tăng cường chi tiêu quốc phòng ồ ạt trên khắp châu Âu có thể đạt được những gì mà các chính phủ không làm nổi trong nhiều năm: khởi động nền kinh tế trì trệ, gieo mầm cho những đổi mới và tạo ra các ngành công nghiệp mới.

Tiêu điểm Quốc tế