Kích cầu du lịch: Đừng để xôi hỏng bỏng không!

Thứ ba, 21/07/2020 17:42 PM - 0 Trả lời

(CLO) Hô hào kích cầu bằng mọi cách, nhưng đến khi "cầu" lên, lượng du khách tăng đột biến thì xuất hiện chuyện quá tải, "làm khó", bắt chẹt du khách, đến mức Tổng cục Du lịch phải ra văn bản "nóng" chỉ đạo, chấn chỉnh. Mọi nỗ lực kích cầu du lịch bấy lâu đang đứng trước nguy cơ "xôi hỏng bỏng không".

Sự kiện: du lịch

1-bai-sau-vt-chieu-2-9-1504348435843

1."Ở đâu cũng đông kinh khủng!"- câu cảm thán ấy của một du khách cũng có thể xem là một tin đáng hoan hỉ của ngành du lịch nước nhà sau những ngày dài thấm thía sự hiu quạnh bởi đại dịch Covid-19.

Thật vậy, những nỗ lực kích cầu du lịch nội địa dường như đã, đang chứng tỏ hiệu quả khi lượng du khách đến với các địa chỉ du lịch đang dần tăng trở lại. Theo thông tin từ Sở VHTTDL Lào Cai, lượng khách du lịch đến địa phương trong tháng 6/2020 ước đạt 168.000 lượt, tăng 46,6% so với tháng 5/2020. Trước đó, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, trong 6 tháng đầu năm 2020, tổng lượng khách đến Lào Cai giảm 68,6% so với cùng kỳ năm 2019. 

Từ 15/5 vừa qua đến giữa tháng 6/2020, lượng khách du lịch đến với Quảng Ninh tăng dần trở lại, tỉnh đã đón được hơn 1,2 triệu lượt khách du lịch. Theo Sở Du lịch Quảng Ninh, tổng lượng khách đến Quảng Ninh vào dịp cuối tuần có ngày đạt khoảng 100.000 lượt khách, trong đó lượng khách đăng ký lưu trú đạt khoảng 15.000 người/ngày. 

Lượng khách du lịch nội địa đến Đà Nẵng, Hội An, Nha Trang, Khánh Hòa… cũng tăng đột biến. Ông Cao Trí Dũng - Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng - cho biết, hiện trung bình mỗi ngày riêng sân bay Đà Nẵng có gần 100 chuyến bay (thời điểm này năm 2019 là hơn 70 chuyến bay/ngày).

Có trải qua những ngày tháng giãn cách vì đại dịch Covid-19, chứng kiến nỗi u hoài của ngành du lịch khi hầu hết các bãi biển, các điểm tham quan đều vắng tanh, vắng ngắt, rất nhiều cơ sở lưu trú, từ khách sạn hạng thường đến resort 5,6 sao đều trong cảnh cửa đóng then cài, đìu hiu, mới thấy hết những giá trị của sự đông đúc, nhộn nhịp ấy.

Đó thực sự là những con số vàng với ngành du lịch. Bao trăn trở, bao nỗ lực, bao cái bắt tay hiệp lực để kích cầu, mới chắt chiu được những con số ấy. 

2. Dân gian Việt Nam có câu "cầm vàng đừng để vàng rơi". Nhưng từ cái sự "đông kinh khủng" ấy, đã không chỉ có mừng vui, mà rõ là, còn có những bức bối, khó chịu và những con số vàng kia của ngành du lịch, rất dễ sẽ bị đánh mất bởi những bức bối, khó chịu ấy.  

"Bay mà cũng khổ ghê"- câu comment dưới cái "tút" khuyến cáo "Nên có mặt tại sân bay trước 3 tiếng, chú ý nắm bắt thông tin từ tất cả các nguồn... đã có rất nhiều người bị lỡ chuyến vì không nắm được sự thay đổi về: giờ bay, cửa ra máy bay, hoãn hủy..." của một phòng vé- không phải vô cớ thu hút rất nhiều "like' của cộng đồng mạng.

Vẫn biết trong cái sự chậm, hoãn, hủy chuyến của hàng không có nhiều lẽ: đường băng đang sửa chữa, thời tiết xấu.... nhưng cũng không thể không phủ nhận nguyên nhân còn bởi cái sự đông đúc của du khách, của nhu cầu di chuyển bằng đường hàng không trong hè này quá lớn... 

Sự bức bối, khó chịu còn đến từ chuyện "ở khách sạn mà như ở chung cư thời bao cấp", "giá bằng khách sạn 5 sao mà chất lượng phục vụ 3 sao", là những cam kết "giảm giá sâu để kích cầu sau dịch mà thực chất là mức giá như khi chưa có dịch", là phụ phí, phụ thu "trên trời", là không ít những "làm giá, đong đưa" du khách với lý do khách quá đông... 

3. Trước những bức xúc của du khách, ngày 20/7/2020, Tổng cục Du lịch đã ban hành công văn gửi Sở quản lý du lịch các tỉnh, thành phố về việc yêu cầu việc tăng cường công tác quản lý, chấn chỉnh hoạt động du lịch, đảm bảo chất lượng dịch vụ tại các địa phương, trong đó đề nghị Sở quản lý du lịch các địa phương rà soát các hoạt động cung ứng dịch vụ du lịch, lữ hành, xử lý nghiêm các cá nhân, tổ chức kinh doanh du lịch trái phép, không đúng chức năng, cung cấp các dịch vụ kém chất lượng cho khách du lịch. Đồng thời chỉ đạo các khu, điểm du lịch, các cơ sở lưu trú du lịch, đơn vị vận chuyển khách du lịch, nhà hàng phục vụ khách du lịch và cơ sở vui chơi giải trí, dịch vụ du lịch trên địa bàn thực hiện tốt việc tăng cường kiểm soát chất lượng dịch vụ; tiến hành rà soát, kiểm tra toàn bộ cơ sở vật chất...

Văn bản ấy của Tổng cục Du lịch có thể nói là động thái ban đầu hết sức kịp thời và cầu thị. Tuy nhiên, cả cơ quan quản lý đầu ngành cũng như toàn thể ngành Du lịch Việt không thể phủ nhận rằng nếu coi kích cầu du lịch nội địa thời gian qua là một chiến dịch quan trọng mang tính sống còn với ngành du lịch thì chính họ- những người trong cuộc- đã không thực sự quyết liệt, quyết tâm hết sức cho sự sống còn đó.

Câu chuyện hạ tầng sân bay, năng lực khai thác bị giới hạn; tâm lý tranh thủ tận thu để gỡ gạc; thái độ phục vụ còn "lồi lõm" với khách đi vé giảm giá.... là minh chứng cho sự còn thiếu quyết liệt, còn thiếu quyết tâm đổi mới và nâng tầm chính mình ấy của ngành du lịch. 

Người đời vẫn nói, "trong nguy có cơ", "trong gian nan có cơ hội". Sự chững lại, sự tĩnh lặng trong nhịp dịch vụ thời Covid-19 có thể khiến ngành du lịch thất thu ít nhiều nhưng cũng là dịp để họ có thể "refesh" tái tạo nhìn nhận, "nâng cấp", "củng cố" chính mình.

Nhưng, với những gì vừa được chính Tổng cục Du lịch thừa nhận trong văn bản số 898/TCDL-LH ngày 20/7, mọi chuyện "tưởng vậy mà không phải vậy". Đã có những cơ sở lưu trú tranh thủ đổi mới, nâng cao chất lượng dịch vụ, nhưng cũng có không ít cơ sở chỉ đơn giản là "phủ mền" ngồi hóng. 

Niềm tin luôn là thứ vô giá, với ngành dịch vụ như du lịch, niềm tin và sự tin cậy của du khách luôn là yếu tố quan trọng hàng đầu. Không một chính sách kích cầu nào, không một đoạn phim quảng bá du lịch nào đủ sức hấp dẫn và níu chân du khách bằng những cam kết chân thành về chất lượng, uy tín, sự minh bạch của cơ sở lưu trú. 

"Từ nay tới tháng 8, nhu cầu du lịch tiếp tục tăng cao, nếu các địa phương không có biện pháp để ngăn chặn nguy cơ “vỡ trận” du lịch thì mục tiêu kích cầu có thể mang lại được con số ấn tượng nhưng chất lượng du lịch không tốt sẽ ảnh hưởng tới chương trình nâng cao du lịch nội địa trong tương lai"- thừa nhận đó của Tổng cục Du lịch là chân xác. Nói một cách khác, những sự chắt chiu bấy lâu của chương trình kích cầu du lịch, hoàn toàn có thể là... "xôi hỏng bỏng không". 

Hà Anh 

Tin khác

Kỳ 4: Ráo riết chuẩn bị cho trận đánh lớn

Kỳ 4: Ráo riết chuẩn bị cho trận đánh lớn

(NB&CL) Ngay sau khi Chiến dịch Điện Biên Phủ được khai mở, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ thị: “Chiến dịch này là một chiến dịch quan trọng không những về quân sự mà cả về chính trị, không những đối với trong nước mà đối với quốc tế. Vì vậy toàn quân, toàn dân, toàn Đảng phải tập trung hoàn thành cho kỳ được”. Thực hiện chỉ thị của Người, ngay từ cuối năm 1953, công tác chuẩn bị cho chiến dịch được ráo riết tiến hành với quyết tâm cao độ và tinh thần: “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”.

Góc nhìn
Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

(NB&CL) Tại Việt Nam, du lịch xanh đang dần hình thành và phát triển ở nhiều địa phương. Giới chuyên gia nhận định trong thời gian tới, du lịch xanh không chỉ đóng vai trò to lớn trong bảo vệ đa dạng sinh học và văn hóa cộng đồng mà còn đóng góp tích cực cho sự phát triển bền vững ở Việt Nam. Tuy nhiên, “Diễn đàn Du lịch Việt Nam - Chuyển đổi Xanh để phát triển bền vững” nằm trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam VITM Hà Nội 2024 đã khẳng định: Chuyển đổi du lịch xanh không chỉ là vấn đề phủ xanh không gian du lịch, bảo vệ môi trường sinh thái mà cần có sự đổi mới tư duy của những người làm du lịch, ứng xử đúng mực với thiên nhiên.

Góc nhìn
Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

(CLO) Một đôi vợ chồng trẻ chuẩn bị sinh con đầu lòng, nghĩ nát óc cả dăm bảy tháng để đặt tên cô con gái rượu sắp ra đời.

Góc nhìn
Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

(NB&CL) Theo nhìn nhận của nhiều nhà nghiên cứu, sử gia, việc ngày 6/12/1953, Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch tiêu diệt toàn bộ quân địch ở tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ là quyết định mang tính lịch sử. Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dựa vào những cứ liệu nào để có được chủ trương hết sức linh hoạt, sáng tạo và kịp thời ấy? - Đó là câu hỏi mà đến nay, tròn 70 năm sau, vẫn được hết sức quan tâm.

Góc nhìn
Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

(NB&CL) Dự thảo Luật Tòa án (sửa đổi) quy định theo hướng “thắt chặt” việc ghi âm, ghi hình tại phiên tòa. Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình cho rằng, quy định này là cần thiết, để phiên tòa tập trung xét xử, trang nghiêm.

Góc nhìn