Năng lượng châu Âu lại sắp đối mặt với mùa đông khắc nghiệt?
(CLO) Giá khí đốt tự nhiên tăng và sự bất ổn chính trị leo thang sẽ chi phối triển vọng năng lượng của châu Âu trong mùa đông sắp tới, theo Euro News.
Theo dõi báo trên:
Tối 25/7, tại Nhà hát TP Hồ Chí Minh, Nhà hát Cải lương Việt Nam đã trình diễn ra mắt công chúng vở kịch hát “Nợ nước non”.
Đây là vở diễn được chuyển thể từ phần I trong bộ sử thi nghệ thuật ba phần mang tên “Nước non vạn dặm” của PGS. TS Nguyễn Thế Kỷ, Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam, nguyên Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
Công trình sân khấu đặc biệt này do NSND Triệu Trung Kiên, Giám đốc Nhà hát Cải lương Việt Nam dàn dựng; chuyển thể cải lương là soạn giả Hoàng Song Việt. Vở diễn còn có sự tham gia của hơn 60 nghệ sĩ Nhà hát Cải lương Việt Nam, Đoàn nghệ thuật UNESCO di sản dân ca xứ Nghệ và các nghệ sĩ múa TP Hồ Chí Minh.
Vở diễn “Nợ nước non” là công trình văn hóa chào mừng 132 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, 111 năm ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước và các ngày lễ lớn năm 2022.
Nội dung vở diễn tái hiện hình tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh từ những năm tháng thiếu thời đến khi Người ra đi tìm đường cứu nước.
Để vở diễn đạt được chất lượng và in đậm dấu ấn thời đại, làm lay động được lòng người, tác giả cùng ê kíp thực hiện vở kịch hát đã chọn cách thức dàn dựng vừa họa ký ức lịch sử xã hội, vừa đi sâu vào luận giải những yếu tố văn hóa, tư tưởng chính trị, xã hội đã hun đúc, rèn giũa nên Nguyễn Sinh Cung - Nguyễn Tất Thành - Văn Ba qua hành trình từ quê nhà Nghệ An tới kinh đô Huế, qua Bình Định, Phan Thiết đến bến cảng Sài Gòn vượt trùng khơi cứu nước.
Bằng sự nghiên cứu lịch sử, văn hóa công phu, nghiêm túc; bằng sự trải nghiệm, tích lũy vốn sống nhiều năm ở quê hương Nghệ An và nhiều vùng đất khác trong và ngoài nước, nhà văn Nguyễn Thế Kỷ và đạo diễn Triệu Trung Kiên đã xây dựng hình ảnh các nhân vật, bối cảnh xã hội trong vở diễn một cách chân thực, sống động, giản dị, lôi cuốn người xem qua từng màn diễn.
Đặc biệt là khắc họa sự chuyển biến về nhận thức, tình cảm, tư tưởng của Nguyễn Sinh Cung - Nguyễn Tất Thành trước các vấn đề chính trị, xã hội của đất nước và thế giới; các quá trình vận động lịch sử, các phong trào yêu nước và tìm con đường đi đúng đắn để giành lại độc lập, tự do cho nước, cho dân.
“Nợ nước non” còn được sáng tạo với quan điểm dân tộc và đương đại, vừa bảo tồn được giá trị của nghệ thuật sân khấu cải lương dân tộc, vừa tiếp thu tinh hoa của sân khấu đương đại thế giới. Theo đó, vở diễn có sự kết hợp độc đáo giữa nghệ thuật cải lương với dân ca ví, giặm xứ Nghệ, ca Huế, bài chòi khu 5 và dân ca Nam Bộ.
Sau hai đêm diễn tại TP HCM, vở sẽ tiếp tục được công diễn tại Bình Phước (ngày 27/7), Long An (ngày 29/7), Đồng Nai (ngày 30/7), Bình Thuận (ngày 1/8)... Sau đó, “Nợ nước non” sẽ công diễn tại Huế - nơi Bác cùng gia đình có 10 năm sinh sống tại đây.
Được biết, hai phần tiếp theo của tác phẩm sân khấu "Nước non vạn dặm" sẽ ra mắt công chúng vào năm 2023, 2024. Dự kiến tên gọi phần 2 mang tên "Lênh đênh bốn biển" và phần 3 mang tên "Người về".
Trong 2 phần này, tác giả và ê kíp thực hiện tiếp tục khắc họa, lý giải, ngợi ca con đường bôn ba cứu nước của Văn Ba - Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh ở nước ngoài và những năm tháng Người về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam.
Một số cảnh trong vở diễn“Nợ nước non”. (Nguồn: Nhà hát Cải lương Việt Nam)
Thế Vũ
(CLO) Giá khí đốt tự nhiên tăng và sự bất ổn chính trị leo thang sẽ chi phối triển vọng năng lượng của châu Âu trong mùa đông sắp tới, theo Euro News.
(CLO) Vào sáng Chủ nhật, các quốc gia tại hội nghị COP29 đã đạt được một thỏa thuận quan trọng, cam kết cung cấp 300 tỷ USD tài chính khí hậu hàng năm đến năm 2035.
(CLO) Vụ va chạm mạnh giữa hai xe tải trên cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây, khiến 3 người bị thương trong đó có 1 tài xế phụ bị mắc kẹt trong cabin.
(CLO) Chính phủ Canada hôm thứ Bảy đã xin lỗi người thổ dân Inuit ở phía bắc Quebec vì vụ giết hàng loạt chó kéo xe trong những năm 1950 và 1960, khiến cộng đồng bị tàn phá khi tước đi khả năng săn bắn, sinh kế và khả năng đi lại của họ.
(CLO) Đại diện cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng cho biết, trong năm 2025 sẽ triển khai xây dựng nhà ga hàng hóa, xây dựng hạ tầng khu đất còn lại phía Bắc sân bay và mở rộng nhà ga T1.
(CLO) Chính quyền Tổng thống Joe Biden chuẩn bị công bố các hạn chế xuất khẩu mới đối với Trung Quốc sớm nhất là vào tuần tới, Phòng Thương mại Hoa Kỳ đã thông báo với các thành viên trong một email tuần này.
(CLO) Vụ cháy xảy ra lúc nửa đêm đã thiêu rụi toàn bộ hàng hóa, thiết bị của Công ty TNHH Dong A.
(CLO) Đại diện Cục Viễn thông cho biết, nhà mạng đã khóa 2 số điện thoại có cuộc gọi lừa đảo, gọi đến cho phụ huynh thông báo con đang cấp cứu ở Bệnh viện Chợ Rẫy, cần tiền để mổ gấp.
(CLO) Vào thứ Bảy tại hội nghị COP29 về biến đổi khí hậu, các quốc gia đã đạt được thỏa thuận về việc thiết lập các quy định cho một thị trường toàn cầu nhằm mua bán tín chỉ carbon.
(CLO) Nhiều người yêu thích các dòng xe đến từ Mỹ sẽ phải đối mặt với thực tế không mấy dễ chịu: nhiều mẫu xe “đậm chất Mỹ” lại không thực sự được sản xuất tại Mỹ.
(CLO) Tuyển Việt Nam đã có mặt tại Hàn Quốc để tập huấn chuẩn bị cho AFF Cup 2024. Tại xứ sở Kim chi, đoàn quân áo đỏ có 3 trận giao hữu với CLB Ulsan Citizen (K-League 3), Deagu FC và Jeonbuk Hyundai Motors FC (K-League 1). Nhưng cả hai đội bóng đang chơi ở K-League 1 nhiều khả năng sẽ không thể tung ra sân đội hình mạnh nhất để đấu tuyển Việt Nam.
(CLO) Một nghiên cứu mới đây về dữ liệu tai nạn giao thông tại Mỹ giai đoạn 2018-2022 đã tiết lộ tỷ lệ tai nạn chết người cao bất thường của Tesla, trong đó Model Y được xếp vào nhóm xe nguy hiểm nhất, làm dấy lên lo ngại về hệ thống tự lái của hãng.
(CLO) Theo dữ liệu của trang batdongsan.com.vn, thị trường bất động sản tại hầu hết các tỉnh miền Trung có xu hướng tăng mức độ quan tâm trong quý 3-2024 so với quý 1-2024.
(CLO) Các gia đình, giáo viên và cả học sinh đã biểu tình tại Valencia của Tây Ban Nha vào thứ Bảy, để yêu cầu hành động đối với các trường học bị hư hại do trận lũ lụt khiến hơn 220 người thiệt mạng và hàng nghìn học sinh không thể đi học.
(CLO) Ngày 24/11, thông tin từ Cục Quản lý thị trường Hưng Yên cho biết, từ đầu năm đến nay đơn vị đã xử lý 24 vụ vi phạm trên nền tảng thương mại điện tử, nộp ngân sách nhà nước hơn 400 triệu đồng.
(CLO) Các cơ quan an ninh Philippines đã tăng cường các giao thức an toàn vào thứ Bảy, sau khi Phó Tổng thống Sara Duterte tuyên bố bà sẽ ám sát Tổng thống Ferdinand Marcos Jr nếu chính bà bị giết.
(CLO) Với chủ đề "Sum họp trúc mai", chương trình kỷ niệm 15 năm Dân ca Quan họ Bắc Ninh được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa Phi vật thể Đại diện của nhân loại vừa khép lại thành công, qua đó để lại nhiều cảm xúc lắng đọng, thắm đượm nghĩa tình trong mỗi người dân Kinh Bắc.
(CLO) Tại Liên hoan Khèn Mông huyện Tam Đường lần thứ hai, gần 150 diễn viên, nghệ nhân đã mang đến cho nhân dân và du khách 30 tiết mục đặc sắc.
(CLO) Với 413/422 phiếu thuận, Quốc hội đã thông qua Luật Di sản văn hóa sửa đổi, chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2025. Đây là bước ngoặt quan trọng, đặt nền tảng mới cho việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa, đặc biệt qua hai điểm nhấn: thành lập quỹ bảo tồn di sản và triển khai thanh tra chuyên ngành.
(CLO) Tối 23/11, tại Quảng trường Hồ Chí Minh, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An đã diễn ra lễ kỷ niệm 10 năm dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
(CLO) Thẩm mỹ trang phục cung đình với những điển chế nghiêm ngặt đã lan tỏa, giao thoa với thẩm mỹ dân gian để tạo nên những dấu ấn riêng biệt trên chiếc áo dài Huế, điều không dễ tìm thấy ở những vùng miền khác.
(CLO) Chiều ngày 23/11, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức chuỗi sự kiện đặc biệt nhằm tôn vinh vẻ đẹp bất tận của di sản văn hóa dân tộc. Sự kiện là lời khẳng định mạnh mẽ về vai trò của di sản trong việc kết nối quá khứ, hiện tại và tương lai, đồng thời lan tỏa giá trị văn hóa Việt Nam ra toàn thế giới.
(CLO) Dịp cuối tháng 10, đầu tháng 11 Âm lịch hàng năm, người dân trồng đào làng Nhật Tân (quận Tây Hồ, TP Hà Nội) lại tất bật tuốt lá, nuôi mắt để cho đào ra nụ nở đúng dịp Tết Nguyên đán 2025.
(CLO) Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) sẽ tập trung giải quyết các “điểm nghẽn” thể chế và sẽ là hành lang pháp lý quan trọng để bảo vệ và phát huy giá trị di sản.
(CLO) Tối 22/11, trong không khí chào mừng Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11) và kỷ niệm 10 năm Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, Liên hoan nghệ thuật dân gian truyền thống “Việt Nam - những sắc màu Di sản” chính thức khai mạc tại Nghệ An.
(CLO) Với chủ đề “Làm thế nào để những tác phẩm văn học nghệ thuật đến được với công chúng?”, buổi tọa đàm do Liên hiệp Các hội văn học nghệ thuật (VHNT) TP.HCM tổ chức đã thu hút sự tham gia của nhiều nhà nghiên cứu, cơ quan quản lý văn hóa và nghệ sĩ.