Kiểm kê tài nguyên nước: Cần kết hợp các phương pháp hiện có với phương pháp hiện đại hơn

Thứ bảy, 07/11/2020 16:30 PM - 0 Trả lời

(CLO) Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước quốc gia vừa tổ chức Hội thảo “Công tác kiểm kê tài nguyên nước quốc gia” để tiếp thu ý kiến góp ý về Thông tư “Hướng dẫn nội dung, biểu mẫu kiểm kê, báo cáo kết quả kiểm kê tài nguyên nước” và đề án “Kiểm kê tài nguyên nước quốc gia”.

Chiều 6/11, tại Hà Nội, Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước quốc gia tổ chức Hội thảo “Công tác kiểm kê tài nguyên nước quốc gia” để tiếp thu ý kiến góp ý về Thông tư “Hướng dẫn nội dung, biểu mẫu kiểm kê, báo cáo kết quả kiểm kê tài nguyên nước” và đề án “Kiểm kê tài nguyên nước quốc gia”. Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Công Thành dự và phát biểu chỉ đạo. 

Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Công Thành phát biểu chỉ đạo tại Hội thảo.

Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Công Thành phát biểu chỉ đạo tại Hội thảo.

Theo dự thảo Thông tư “Hướng dẫn nội dung, biểu mẫu kiểm kê, báo cáo kết quả kiểm kê tài nguyên nước”, kiểm kê tài nguyên nước nhằm mục đích: Kiểm kê được số lượng, chất lượng tài nguyên nước để đề xuất được các biện pháp tăng cường quản lý, nâng cao giá trị, hiệu quả sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước; xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ lập Báo cáo Tài nguyên nước Quốc gia, niên giám thống kê các cấp và phục vụ nhu cầu thông tin về tài nguyên nước cho các hoạt động kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, nghiên cứu khoa học, giáo dục và đào tạo, các nhu cầu khác của quốc gia và xã hội; làm căn cứ để lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng nước; làm cơ sở đề xuất điều chỉnh chính sách, pháp luật về tài nguyên nước.

Ông Nguyễn Cao Đơn, đại diện Viện Khoa học tài nguyên nước – đơn vị chủ trì xây dựng dự thảo Thông tư cho biết: Bản thảo Thông tư này về Hướng dẫn về nội dung, biểu mẫu kiểm kê, báo cáo kết quả kiểm kê tài nguyên nước, thực hiện theo quy định tại Khoản 3 Điều 7 Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước.

Nội dung cơ bản của Thông tư đã quy định, hướng dẫn được các nội dung kiểm kê, các chỉ tiêu kiểm kê, phương pháp xác định các chỉ tiêu, báo cáo kiểm kê cấp tỉnh và trung ương, trình tự thực hiện kiểm kê ở các cấp.

Ông Nguyễn Ngọc Hà - đại diện Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước quốc gia cho biết: Theo dự thảo Thông tư, đối tượng kiểm kê tài nguyên nước là nước mưa, các nguồn nước liên quốc gia, nguồn nước liên tỉnh và nguồn nước nội tỉnh.

Về sản phẩm, dự kiến có 4 sản phẩm chính gồm: Báo cáo kết quả kiểm kê tài nguyên nước, hiện trạng sử dụng nước đến ngày 31/12/2024 của cả nước, các vùng kinh tế, các lưu vực sông và 63 tỉnh; Bộ số liệu kiểm kê tài nguyên nước đến ngày 31/12/2024 của cả nước, các vùng kinh tế, các lưu vực sông và 63 tỉnh; Bộ bản đồ có bản đồ tài nguyên nước, hiện trạng sử dụng nước năm đến 31/12/2024 toàn quốc tỷ lệ 1:1.000.000; các vùng kinh tế - xã hội và các lưu vực sông chính tỷ lệ 1: 250.000; các tỉnh tỷ lệ 1:100.000; Phầm mềm và dữ liệu kết quả kiểm kê tài nguyên nước, hiện trạng sử dụng nước đến 31/12/2024.

Quang cảnh hội thảo.

Quang cảnh hội thảo.

Góp ý về Thông tư, ông Nguyễn Kiên Dũng – Đại học TN&MT Hà Nội cho rằng, cần hạn chế tính kỹ thuật trong Thông tư, loại bỏ các công thức, đảm bảo Thông tư ngắn gọn và súc tích.

Theo ông Dũng, trong Điều 2 (Mục đích kiểm kê tài nguyên nước), nên bỏ mục 3 và mục 4; cần phân biệt tài nguyên nước nội địa và tài nguyên nước ngoại địa; trong Điều 4 (Nguyên tắc chung) cần xem xét lại khái niệm nguồn nước liên quốc gia, nguồn nước liên tỉnh và nguồn nước nội tỉnh vì chỉ có khái niệm về nguồn nước nội địa.

Đại diện Trường Đại học Thủy lợi cho rằng, Thông tư mới đề cập đến nước sông và nước dưới đất, phải đề cập đến nước biển vì Việt Nam có lượng nước biển phong phú. Ngoài ra, đơn vị xây dựng dự thảo Thông tư cần xem xét thay thế cụm từ “ngân sách nước” bằng “tổng sơ đồ cân bằng nước”…

Đánh giá cao vai trò quan trọng của công tác kiểm kê tài nguyên nước, đặc biệt với nước dưới đất, TS. Đặng Đình Phúc – Hội Địa chất thủy văn Việt Nam cho rằng, dự thảo Thông tư được xây dựng rất chi tiết và nếu hoàn chỉnh, có thể thực hiện được. Tuy nhiên, ông Phúc đề nghị trong mục tiêu kiểm kê, cần đề cập đến nước dưới đất.

Theo ông Đặng Đình Phúc, Thông tư còn thiếu đánh giá biến động của tài nguyên nước trong thời kỳ kiểm kê, cũng như đánh giá biến động, đề xuất giải pháp khai thác sử dụng nước hợp lý; cần kiểm kê hiện trạng khai thác tài nguyên nước và đánh giá suy thoái mực nước và lượng nước khai thác, lượng nước tháo khô, tầng chứa nước và đánh giá lượng nước phổ cập. Chẳng hạn, Đồng bằng sông Cửu Long có nhiều tầng chứa nước, cần nghiên cứu kỹ phương pháp đánh giá cho từng tầng.

Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Công Thành mong muốn sau hội thảo sẽ có đầy đủ căn cứ khoa học thực tiễn từ kinh nghiệm quốc tế, kinh nghiệm trong nước để từ đó có sự thống nhất trong triển khai xây dựng, trình và ban hành Thông tư “Hướng dẫn nội dung, biểu mẫu kiểm kê, báo cáo kết quả kiểm kê tài nguyên nước” và đề án “Kiểm kê tài nguyên nước quốc gia” vào đầu năm 2021.

Thứ trưởng Lê Công Thành cho rằng những ý kiến góp ý tại hội thảo là những đóng góp quý giá để Bộ TN&MT tiếp tục chỉ đạo thực hiện việc xây dựng và hoàn thiện Thông tư này. Đây là lần đầu tiên Việt Nam thực hiện kiểm kê tài nguyên nước quốc gia nên sẽ cố gắng sử dụng các tài liệu về tài nguyên nước, với những mô hình, phương pháp mà chúng ta có thể sử dụng, kết hợp với các phương pháp hiện đại hơn.

Thứ trưởng Lê Công Thành chỉ đạo các cơ quan xây dựng Thông tư và đề án này khẩn trương hoàn thiện Thông tư để sớm trình Chính phủ, có thể bắt đầu triển khai kiểm kê từ đầu năm 2022 và kết thúc kiểm kê vào năm 2024.

PV

Tin khác

Dự báo thời tiết ngày 26/4: Cả nước trời nắng nóng

Dự báo thời tiết ngày 26/4: Cả nước trời nắng nóng

(CLO) Theo Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia: Dự báo thời tiết 26/4/2024, Đông Bắc Bộ có nắng nóng; Tây Bắc, Trung Bộ nắng nóng trên 39 độ; Tây Nguyên, Nam Bộ nắng nóng gay gắt.

Đời sống
Sửa đổi Luật Thủ đô: Tạo cơ chế thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao đến Hà Nội để cống hiến

Sửa đổi Luật Thủ đô: Tạo cơ chế thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao đến Hà Nội để cống hiến

(CLO) Chiều 25/4, tại Trường Đại học Luật Hà Nội, Báo Kinh tế & Đô thị phối hợp với Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức Hội thảo khoa học "Thu hút, trọng dụng nhân tài và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)".

Đời sống
Thanh Hóa: Khoảng 3.000 đại biểu tham dự cầu truyền hình trực tiếp kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

Thanh Hóa: Khoảng 3.000 đại biểu tham dự cầu truyền hình trực tiếp kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

(CLO) Tỉnh Thanh Hóa đang triển khai kế hoạch chuẩn bị tốt các điều kiện tổ chức Chương trình Cầu truyền hình trực tiếp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Đời sống
Thanh Hoá: Bố trí flycam để phát hiện tội phạm tại Lễ hội du lịch biển Sầm Sơn

Thanh Hoá: Bố trí flycam để phát hiện tội phạm tại Lễ hội du lịch biển Sầm Sơn

(CLO) Để chủ động phòng, chống tội phạm, bảo đảm an ninh trật tự Lễ hội du lịch biển Sầm Sơn năm 2024, Công an tỉnh Thanh Hoá bố trí lực lượng, triển khai phương án phòng, chống tội phạm tại các tuyến đường chính và khu vực Quảng trường biển - nơi sẽ diễn ra Lễ khai trương vào tối 27/4.

Đời sống
Quốc Oai (Hà Nội): Hàng ngàn m2 đất đồi Sò bị san, gạt vận chuyển đi đâu?

Quốc Oai (Hà Nội): Hàng ngàn m2 đất đồi Sò bị san, gạt vận chuyển đi đâu?

Báo Nhà báo và Công Luận nhận được phản ánh của người dân tại thôn Lập Thành, xã Đông Xuân, huyện Quốc Oai về việc hàng nghìn m2 đất đồi Sò bị san gạt không rõ mục đích gây nguy cơ thất thoát tài nguyên khoáng sản, ô nhiễm môi trường.

Đời sống