(CLO) Dự kiến tại Kỳ họp bất thường vào tháng 2/2025, Quốc hội sẽ thảo luận về dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi).
Theo báo cáo đánh giá tác động chính sách trong đề nghị xây dựng Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi) của Bộ Tư pháp chỉ rõ, Điều 5 Luật hiện hành quy định các nguyên tắc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Tuy nhiên, thực tế thời gian qua cho thấy, việc thực hiện các quy định này đã phát sinh một số khó khăn, vướng mắc.
Về bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật, trong quá trình thực hiện, các bộ, ngành và địa phương còn lúng túng, không xác định được trình tự, thủ tục xin ý kiến các cấp ủy đảng về chính sách, dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật do Luật chưa quy định về cơ chế xin ý kiến cấp ủy đảng, cũng như thời điểm, trách nhiệm xin ý kiến.
Về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm trong xây dựng pháp luật, Báo cáo đánh giá tác động nhận định, tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm có thể xảy ra ở bất kỳ giai đoạn nào trong quy trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật từ khâu lập đề nghị, soạn thảo đến xem xét, thông qua hoặc ký ban hành, thậm chí là trong quá trình tổ chức thi hành văn bản.
Tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm có thể được thực hiện bằng các cách thức tác động vào các khâu quy trình, với nguy cơ có thể không lấy ý kiến của những cơ quan, tổ chức mà theo quy định bắt buộc phải lấy ý kiến; không đánh giá tác động thủ tục hành chính hoặc đánh giá không đầy đủ; không quy định rõ thủ tục hành chính hoặc quy định thủ tục hành chính rườm rà, phức tạp, không cần thiết; quy định điều kiện kinh doanh không dựa trên yêu cầu quản lý nhà nước, nguyên tắc bình đẳng trong kinh doanh. Do đó, Bộ Tư pháp cho rằng cần thiết phải quy định cụ thể nguyên tắc và cơ chế kiểm soát trong Luật. Qua thống kê, Bộ Tư pháp cũng nhận định, thời gian qua, nhiều văn bản chỉ đạo của các cấp có thẩm quyền về công tác xây dựng pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật được ban hành, trong đó đặt ra các mục tiêu, yêu cầu cụ thể cần phải được thể chế hóa vào Luật.
Việc bổ sung một số nguyên tắc về kiểm soát quyền lực trong xây dựng và thi hành văn bản quy phạm pháp luật sẽ thể chế hóa kịp thời các chủ trương, đường lối của Đảng và tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng đối với công tác xây dựng và thi hành pháp luật; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm trong xây dựng và thi hành văn bản quy phạm pháp luật. Đây cũng là giải pháp nhằm thu hút rộng rãi sự tham gia của các cơ quan, tổ chức, cá nhân vào quá trình xây dựng pháp luật gắn với hoàn thiện cơ chế phản biện xã hội, giải trình và tiếp thu ý kiến của nhân dân đối với dự thảo Luật.
Dự thảo Luật quy định về nguyên tắc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật (Điều 4) trên cơ sở kế thừa, có sửa đổi, bổ sung nội dung Điều 5 của Luật hiện hành. Theo đó, bổ sung một số nguyên tắc quan trọng, gồm: kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm, cục bộ, lãng phí trong công tác xây dựng pháp luật; xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật phải tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân; bảo đảm chủ quyền, lợi ích quốc gia, dân tộc; kịp thời giải quyết vấn đề bất cập, yêu cầu phát sinh từ thực tiễn; bảo đảm quản lý nhà nước và khuyến khích sáng tạo, khơi thông mọi nguồn lực, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Ngoài ra, việc tăng cường kiểm soát quyền lực trong xây dựng và tổ chức thi hành văn bản quy phạm pháp luật còn được thể hiện tại nội dung cụ thể của một số điều như việc xin ý kiến của Bộ Chính trị đối với việc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật trong trường hợp đặc biệt (Điều 52), trách nhiệm xin ý kiến các cơ quan có thẩm quyền của Đảng (Điều 67), trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền trong xây dựng, ban hành và tổ chức thi hành văn bản quy phạm pháp luật (Điều 68).
(CLO) Liên quan vụ việc một tài xế bị hành hung ở bến phà Cồn Nhất, huyện Giao Thủy (Nam Định), ngày 2/2, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Giao Thủy ra quyết định giữ người trong trường hợp khẩn cấp đối với hai đối tượng.
(CLO) Samsung chính thức khai tử ứng dụng nhắn tin, buộc người dùng Galaxy S25 chuyển sang Google Messages. Đây là bước đi quan trọng trong chiến lược mới của hãng.
(CLO) Ngày cuối cùng của kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, dòng người từ các tỉnh, thành bắt đầu quay trở lại TP HCM để chuẩn bị cho những ngày làm việc đầu năm.
(CLO) Giấc mơ robotaxi của Elon Musk gặp trở ngại lớn tại Trung Quốc do quy định về làn xe buýt và hạn chế dữ liệu, đe dọa kế hoạch triển khai FSD toàn cầu trong năm nay.
(CLO) Trong không gian Tết Ất Tỵ ấm cúng, du khách có cơ hội tìm hiểu những nét đặc sắc trong văn hóa của người Mường; tham gia các trò chơi dân gian hấp dẫn…
(CLO) Chiều 2/2 (tức Mùng 5 Tết Âm lịch), Cục Du lịch quốc gia Việt Nam cho biết, từ ngày 25/1 - 2/2, ngành Du lịch cả nước ước đón và phục vụ 12,5 triệu lượt khách nội địa, tăng khoảng 19% so với cùng kỳ năm 2024. Đặc biệt, số lượng khách quốc tế đến tăng cao ở nhiều địa phương.
(CLO) Theo thống kê của Bộ Y tế, so cùng kỳ Tết Giáp Thìn 2024, trong dịp Tết Ất Tỵ 2025 số ca khám cấp cứu nghi do tai nạn giao thông giảm 11%, số ca tử vong nghi do tai nạn giao thông giảm 28,9%; số ca khám, cấp cứu nghi do tai nạn pháo nổ, pháo hoa giảm 24,2%.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thuỷ văn, đêm 2/2 và ngày 3/2, Bắc Bộ, Trung Bộ sẽ đón thêm không khí lạnh mới, trời rét đậm rét hại, có khu vực xuống dưới 6 độ. Do ảnh hưởng của không khí lạnh nên khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ chuyển mưa rào rải rác, cục bộ có nơi mưa mưa to và dông.
(CLO) Trong rộn ràng không khí đón xuân mới, có rất nhiều hoạt động văn hóa, du lịch được tổ chức ở các địa danh khác nhau, trong đó quần thể danh thắng Tràng An trở thành điểm du Xuân thú vị cho các bạn trẻ dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
(CLO) Tổng thống Donald Trump đã ra lệnh tăng thuế đối với hàng hóa từ Mexico, Canada và Trung Quốc, cho rằng điều này sẽ giúp giảm di cư bất hợp pháp và buôn lậu fentanyl vào Mỹ.
(CLO) Một mảng đại dương cổ đại bên dưới Iraq đang dần tách ra, kéo bề mặt Trái đất xuống và định hình lại cảnh quan, cho thấy sự thay đổi địa chất vẫn tiếp diễn trong khu vực.
(CLO) Do biến đổi khí hậu nên những năm gần đây, Bắc Cực ấm lên nhanh hơn bất cứ khu vực nào khác trên hành tinh. Nhưng cái nóng ở vùng đất băng giá này không chỉ nằm ở nhiệt độ. Bắc Cực cũng đang chứng kiến cuộc đua sôi động của các cường quốc nhằm khai thác nguồn tài nguyên vô cùng lớn nơi đây.
(CLO) Việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật của cấp xã thực tế cho thấy không nhiều. Do đó, Bộ Tư pháp cho rằng cần thiết phải quy định bỏ hình thức ban hành văn bản quy phạm pháp luật của cấp xã.
(CLO) Bộ phim “Mưa trên cánh bướm” phải dừng chiếu ở rạp từ 1/2 (tức Mùng 4 Tết Ất Tỵ). Theo số liệu từ đơn vị thống kê độc lập Box Office, phim của đạo diễn Dương Diệu Linh chỉ thu khoảng 647 triệu đồng sau một tháng phát hành.
(CLO) Lễ hội Cầu Ngư là một nét đẹp trong văn hóa tín ngưỡng của ngư dân Cam Lâm (xã Xuân Liên, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh), thể hiện lòng biết ơn sâu sắc đối với Cá Ông – vị thần hộ mệnh của những người gắn bó với biển khơi. Đồng thời, đây cũng là dịp để ngư dân cầu mong một năm thuận buồm xuôi gió, đánh bắt bội thu và cuộc sống an lành.
(CLO) Phim Tết "Bộ tứ báo thủ" của Trấn Thành tiếp tục khiến cộng đồng mạng dậy sóng với hàng loạt ý kiến khen chê trái chiều dù sau 4 ngày ra rạp đã thu về 168 tỷ đồng. Nói về việc này, Trấn Thành đã chính thức lên tiếng...
(CLO) Việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật của cấp xã thực tế cho thấy không nhiều. Do đó, Bộ Tư pháp cho rằng cần thiết phải quy định bỏ hình thức ban hành văn bản quy phạm pháp luật của cấp xã.
(CLO) Ngày 2/2 (mùng 5 Tết Ất Tỵ), trong chương trình công tác tại tỉnh Cao Bằng, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tới dâng hương tại Nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh thuộc Khu di tích Quốc gia đặc biệt địa điểm chiến thắng Biên giới năm 1950, xã Đức Long, huyện Thạch An; thị sát dự án cao tốc Đồng Đăng (Lạng Sơn) - Trà Lĩnh (Cao Bằng).
(CLO) Cách đây tròn 95 năm, từ ngày 6/1- 7/2/1930, tại Hương Cảng, (Hồng Kông) Trung Quốc, Nguyễn Ái Quốc đã chủ trì hội nghị hợp nhất ba tổ chức Cộng sản là: Đông Dương Cộng sản Đảng, An Nam Cộng sản Đảng và Đông Dương Cộng sản liên đoàn, thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. 95 năm qua, Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo đất nước vượt qua muôn vàn gian nan, thử thách, làm nên những dấu mốc lịch sử đầy tự hào.
(CLO) Nhân dịp kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025), Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nam Định quyết định tặng Huy hiệu Đảng cho 2.399 đảng viên ở các Huyện ủy, Thành ủy, Đảng ủy trực thuộc Đảng bộ tỉnh.
(CLO) Nhân kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930 – 03-02-2025), đồng chí Tô Lâm - Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã có bài viết với tựa đề "Rạng rỡ Việt Nam".
(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính lưu ý các cơ quan tính toán kỹ lưỡng việc khai thác các Nhà ga T1, T2, T3 của sân bay Tân Sơn Nhất hợp lý, hiệu quả nhất, bảo đảm công khai, minh bạch, công bằng, cạnh tranh lành mạnh giữa các hãng hàng không.
(CLO) Ngày 1/2 (mùng 4 Tết Ất Tỵ), Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tới động viên, tặng quà Tết cán bộ, công nhân trên công trường và kiểm tra, đôn đốc, thúc đẩy tiến độ dự án xây dựng đường Vành đai 3 TPHCM, tại 2 điểm là nút giao Tân Vạn và cầu Nhơn Trạch, Đồng Nai.
(CLO) Chiều 1/2 (mùng 4 Tết Ất Tỵ) tại TP HCM, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dâng hương tưởng nhớ cố Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải và thăm hỏi, chúc Tết gia đình, thân nhân đồng chí Phan Văn Khải.
Nhân dịp kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2025), Ban Chấp hành Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào; Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc; Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia Hun Sen; Bí thư Thứ nhất Đảng Cộng sản Cuba, Chủ tịch nước Cộng hòa Cuba Miguel Díaz-Canel Bermúdez và Đại tướng Raúl Castro Ruz; Tổng Bí thư Đảng Lao động Triều Tiên Kim Jong Un đã gửi thư, điện chúc mừng tới Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam và đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.