Kiểm toán Nhà nước cần công khai hơn nữa kết luận kiểm toán

Thứ năm, 01/04/2021 14:44 PM - 0 Trả lời

(CLO) Đại biểu Hoàng Văn Cường (đoàn ĐBQH TP Hà Nội) đề nghị Kiểm toán Nhà nước cần công khai hơn nữa kết luận kiểm toán trên các hệ thống thông tin để các cơ quan, đơn vị có nhu cầu có thể tiếp cận.

Ngày 1/4, Quốc hội đã tiến hành thảo luận tại hội trường đánh giá Báo cáo của Tổng Kiểm toán Nhà nước về công tác của Kiểm toán Nhà nước nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV.

Quang cảnh phiên thảo luận Báo cáo của Tổng Kiểm toán Nhà nước về công tác của Kiểm toán Nhà nước nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV.

Quang cảnh phiên thảo luận Báo cáo của Tổng Kiểm toán Nhà nước về công tác của Kiểm toán Nhà nước nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV.

Kiểm toán giúp hoàn thiện cơ chế chính sách, ngăn chặn tham nhũng

Phát biểu tại thảo luận, các đại biểu Quốc hội đánh giá, báo cáo của Tổng Kiểm toán Nhà nước trong nhiệm kỳ qua đã đạt được nhiều kết quả nổi bật, góp phần quan trọng hoàn thiện cơ chế chính sách, phòng ngừa, ngăn chặn tham nhũng, lãng phí. Từ đó siết chặt kỷ luật, kỷ cương, nâng cao hiệu lực quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công. 

Theo đại biểu Hoàng Văn Cường (đoàn ĐBQH TP Hà Nội) cho biết, kết quả qua 5 năm dữ liệu về tài chính cho thấy, kiến nghị xử lý đạt trên 350 nghìn tỷ đồng, tăng gấp 3,5 lần kiến nghị giai đoạn 2011-2015; trong khi ngân sách chi tiêu Nhà nước giai 2016 – 2021 tăng gấp 1,4 lần so với giai đoạn 2011 - 2015.

"Chứng tỏ kết quả, hiệu quả của Kiểm toán Nhà nước giai đoạn 2016 - 2021 tăng lên rất nhiều so với giai đoạn trước", ông Cường nhấn mạnh.

Qua kiểm toán, số vụ việc có dấu hiệu tội phạm được phát hiện, chuyển sang cơ quan điều tra tăng 45%. Cụ thể, đã chuyển 20 vụ việc có dấu hiệu tội phạm sang Cơ quan CSĐT để điều tra làm rõ và xử lý theo quy định của pháp luật, 2 vụ việc đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Công an điều tra xử lý.

Theo đại biểu Hoàng Văn Cường (đoàn ĐBQH TP Hà Nội).

Theo đại biểu Hoàng Văn Cường (đoàn ĐBQH TP Hà Nội).

Theo đại biểu Hoàng Văn Cường, nhiệm kỳ qua, vấn đề kiểm soát, quản lý tham nhũng rất tốt, điều này giúp cho tính chất kiên định, bản lĩnh của Kiểm toán Nhà nước được nâng cao trong việc phòng chống tham nhũng.

Kiểm toán Nhà nước cung cấp 498 hồ sơ, báo cáo kiểm toán và các tài liệu liên quan cho cơ quan của Quốc hội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương, cơ quan điều tra và các cơ quan nhà nước khác có thẩm quyền; kiến nghị sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ 786 văn bản quy phạm pháp luật, văn bản quản lý sai quy định hoặc không phù hợp với quy định chung của Nhà nước và thực tiễn, góp phần làm lành mạnh nền tài chính quốc gia.

Số hồ sơ có dấu hiệu tội phạm cung cấp cho cơ quan Quốc hội, Ủy ban kiểm tra Trung ương, Thanh tra Nhà nước tăng lên rất nhiều so với trước.

"Khách quan đánh giá rằng, thành công của Chính phủ nhiệm kỳ vừa qua có sự đóng góp không nhỏ của Kiểm toán Nhà nước; các đợt thảo luận, tranh luận tại nghị trường mà có những có số, số liệu cụ thể để đưa ra tranh luận, đều dựa trên số liệu từ Kiểm toán Nhà nước", ông Cường phát biểu.

Còn theo đại biểu Nguyễn Trường Giang (đoàn ĐBQH Đắk Nông) cho rằng, Kiểm toán Nhà nước đã quán triệt, chỉ đạo thực hiện nghiêm các nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước; đặc biệt triển khai các Nghị quyết, chương trình theo chương trình giám sát của Quốc hội đến quyết định kế hoạch kiểm toán đã căn cứ vào bám sát vào chủ trương của Đảng, các Nghị quyết của Quốc hội tập trung vào các vấn đề được dư luận xã hội quan tâm. 

Theo đại biểu, việc thực hiện các kế hoạch kiểm toán cũng được triển khai một cách khoa học, hợp lý hơn, bảo đảm thực hiện kiểm toán theo yêu cầu của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Nhiều cơ quan cố tình kéo dài thời gian để kiểm toán khó tiếp cận tài liệu

Theo đại biểu Nguyễn Trường Giang (đoàn ĐBQH Đắk Nông) đánh giá, qua báo cáo của kiểm toán cho thấy, số kiến nghị về tài chính hàng năm đạt bình quân khoảng 73,6%, nghĩa là trong 5 năm qua, mỗi năm còn tồn tại khoảng hơn 25% số kiến nghị của kiểm toán chưa được thực hiện.

Bên cạnh đó, số văn bản kiến nghị sửa đổi, bổ sung chỉ đạt được 136 trên 786 văn bản. Đại biểu tỉnh Đắk Nông cho rằng, đây là những tồn tại mà Kiểm toán Nhà nước cần phải có các giải pháp trong nhiệm kỳ tới. 

"Kiến nghị của Kiểm toán theo quy định của Luật Kiểm toán Nhà nước có giá trị bắt buộc thi hành, vì thế các đơn vị được kiểm toán khi có kiến nghị xử lý vấn đề tài chính mà không thực hiện thì phải có giải trình rõ ràng về việc tại sao không thực hiện", ông Giang phát biểu.

Đại biểu Nguyễn Trường Giang (đoàn ĐBQH Đắk Nông)

Đại biểu Nguyễn Trường Giang (đoàn ĐBQH Đắk Nông)

Đại biểu Hoàng Văn Cường phát biểu nêu vấn đề liên quan đến chất lượng Kiểm toán Nhà nước. Đại biểu đoàn Hà Nội đề nghị, cần phải có quy định rõ ràng hơn về việc kiểm soát chất lượng Kiểm toán. Cần giao cho một đơn vị, cơ quan cụ thể như Ủy ban tài chính ngân sách; đồng thời, đơn vị này phải có trách nhiệm trong việc thực hiện các việc kiểm soát chất lượng hiệu quả, các hoạt động giám sát kiểm toán.

Theo đại biểu Cường, thực tế cho thấy, nhiều cơ quan bị kiểm toán đã cố tình kéo dài thời gian để các đoạn kiểm toán khó tiếp cận tài liệu. Nếu Kiểm toán Nhà nước đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, áp dụng dữ liệu điện tử để thực hiện hoạt động kiểm toán, những bất cập trên sẽ không còn xảy ra nữa.

"Để làm tốt điều này, chúng ta cần đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia và đây là nhiệm vụ trọng tâm, có điều kiện cho tất cả các thủ tục đầu tư có hiệu quả", ông Cường đề nghị. 

Vấn đề nữa được đại biểu Hoàng Văn Cường đưa ra đó là, chưa thực hiện được 100% việc kiểm toán Nhà nước đối với những đơn vị thuộc diện kiểm toán hàng năm.

Theo đại biểu Cường, nguyên nhân là do lực lượng kiểm toán chưa đủ, số lượng biên chế trong chiến lược phát triển đến giai đoạn 2030. Tuy nhiên, cần phải thực hiện các giải pháp khác như: Cần phải xử dụng lực lượng Kiểm toán độc lập để tham gia vào quá trình kiểm toán, các nước đều xử dụng như vậy.

"Nếu xử dụng lực lượng này, chúng ta vừa tiết kiệm được nhân sự, vừa thực hiện kiểm soát độc lập, khách quan", ông Cường nhấn mạnh.

Đặc biệt, đại biểu đoàn TP Hà Nội cũng kiến nghị, cần phải công khai các kết luận kiểm toán. "Như chúng ta đã biết Luật Kiểm toán đã quy định việc công khai các kết luận kiểm toán trên các hệ thống thông tin để mọi người tiếp cận. Tuy nhiên, việc tiếp cận các báo cáo kiểm toán vẫn rất khó khăn,…", ông Cường phản ánh.

Do đó, đại biểu Cường đề nghị, cần làm tốt quy định công khai kết quả kiểm toán.

Còn theo đại biểu Quách Thế Tản (đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình) cho biết, sau khi có kiến nghị xử lý của Kiểm toán Nhà nước, các tập thể, cá nhân sai phạm trong vấn đề quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công phải nghiêm túc thực hiện nhằm để siết chặt kỷ cương, sử dụng hiệu quả nguồn lực của đất nước.

Bên cạnh việc thực hiện kế hoạch kiểm toán hàng năm đã được phê duyệt, Kiểm toán Nhà nước cũng thường xuyên thực hiện các kiểm toán chuyên đề liên quan đến vấn đề quản lý, sử dụng đất sau cổ phần hóa các doanh nghiệp rất hiệu quả.

Quốc Trần

Tin khác

Phát động thi đua hướng tới kỷ niệm 80 năm ngày Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội Việt Nam

Phát động thi đua hướng tới kỷ niệm 80 năm ngày Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội Việt Nam

(CLO) Chiều 28/3, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức Lễ phát động thi đua hướng tới kỷ niệm 80 năm ngày Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội Việt Nam (06/01/1946 – 06/01/2026). Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Vương Đình Huệ dự chỉ đạo buổi Lễ.

Tin tức
Hoạt động giám sát được tăng cường và đổi mới, ngày càng linh hoạt, sát thực tiễn

Hoạt động giám sát được tăng cường và đổi mới, ngày càng linh hoạt, sát thực tiễn

(CLO) Chiều 28/3, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức Hội nghị tổng kết hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024.

Tin tức
Quy định việc thực hiện Công ước cấm phát triển, sản xuất vũ khí hóa học

Quy định việc thực hiện Công ước cấm phát triển, sản xuất vũ khí hóa học

(CLO) Mới đây, Văn phòng Chính phủ cho biết, Chính phủ vừa ban hành Nghị định 33/2024/NĐ-CP quy định việc thực hiện Công ước cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học.

Tin tức
Đầu tư sớm nhất các tuyến cao tốc quy mô 2 làn xe, thiếu làn dừng khẩn cấp và trạm dừng nghỉ

Đầu tư sớm nhất các tuyến cao tốc quy mô 2 làn xe, thiếu làn dừng khẩn cấp và trạm dừng nghỉ

(CLO) Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ GTVT khẩn trương báo cáo về phương án đầu tư, nâng cấp tuyến cao tốc phân kỳ; trong đó, có giải pháp cụ thể để đầu tư sớm nhất đối với các tuyến đường bộ cao tốc quy mô 2 làn xe, các tuyến đường bộ cao tốc thiếu làn dừng khẩn cấp, thiếu trạm dừng nghỉ....

Tin tức
Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao: Mọi hoạt động ở Biển Đông phải phù hợp với luật pháp quốc tế

Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao: Mọi hoạt động ở Biển Đông phải phù hợp với luật pháp quốc tế

(CLO) Chiều 28/3, tại họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao, Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Nguyễn Đức Thắng đã trả lời câu hỏi của phóng viên về bình luận của Việt Nam trước những va chạm mới đây giữa tàu Trung Quốc và tàu tiếp tế của Philippines ở Bãi Cỏ Mây.

Tin tức