Kiến nghị đưa máy bay bị ‘bỏ quên’ ở Nội Bài vào phục vụ đào tạo, giảng dạy

Thứ hai, 25/10/2021 10:58 AM - 0 Trả lời

(CLO) Cục Hàng không Việt Nam kiến nghị Bộ GTVT báo cáo Thủ tướng giao máy bay Boeing B727-200 bị bỏ tại sân bay Nội Bài cho Học viện Hàng không để phục vụ đào tạo, giảng dạy.

Ngày 25/10, lãnh đạo Cục Hàng không Việt Nam cho biết, trong văn bản gửi Bộ GTVT, đơn vị đã kiến nghị Bộ GTVT báo cáo Thủ tướng giao máy bay Boeing B727-200 bị bỏ tại sân bay Nội Bài cho Học viện Hàng không để phục vụ giảng dạy, thay vì bán đấu giá.

kien nghi dua may bay bi bo quen o noi bai vao phuc vu dao tao giang day hinh 1

Máy bay Boeing B727-200 bị “bỏ quên” ở Nội Bài từ năm 2007

Cục Hàng không Việt Nam cũng cho hay, Học viện Hàng không đã có hẳn một đề án, báo cáo sự cần thiết cũng như phương án đưa chiếc máy bay này về Học viện.

Theo Học viện Hàng không, trong danh mục quản lý của Học viện, các loại giáo cụ, trang thiết bị phục vụ đào tạo kiến tập và thực hành đa số cũ kỹ, lỗi thời. Trong khi việc mua sắm trang thiết bị thực hành, thực tập vô cùng đắt đỏ do đa số phải nhập từ nước ngoài với các tiêu chuẩn hàng không.

Lãnh đạo Học viện Hàng không cũng cho rằng, tàu bay Boeing 727-200 bỏ lại tại sân bay Nội Bài dù không còn khả năng khôi phục tính năng bay, nhưng lại là một tài sản vô cùng quý giá để sử dụng làm giáo cụ trực quan cho sinh viên.

Tàu bay này cũng còn đầy đủ các kết cấu như: Khung sườn, hàng ghế, buồng càng, buồng lái, các loại đồng hồ hiển thị... để thực hiện miêu tả trực quan, tháo lắp bên ngoài và bên trong tàu bay như tháo lắp ghế, hệ thống đèn chiếu sáng.

Các thành phần cấu tạo chính của động cơ vẫn đầy đủ là một yếu tố rất quan trọng trong đào tạo bảo dưỡng vì đây là một dạng thiết bị rất khó tìm và mô phỏng rất phức tạp. Do vậy, đơn vị tha thiết xin được giao chiếc tàu bay trên để phục vụ công tác giảng dạy.

Đại diện Học viện Hàng không cho biết, nếu được chấp nhận giao khai thác, Học viện sẽ thuê các đơn vị khảo sát, lập phương án khả thi tháo lắp, di chuyển về cơ sở 3 của Học viện tại Cam Ranh. Chi phí vận chuyển dự kiến khoảng 4 - 5 tỷ đồng.

Về phía Cục Hàng không Việt Nam, cơ quan này cũng ủng hộ giao chiếc Boeing B727-200 cho Học viện Hàng không. Do đó, Cục Hàng không kiến nghị Bộ GTVT báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho phép thay đổi phương án xử lý từ bán đấu giá sang giao tài sản công.

Theo Cục Hàng không Việt Nam, nếu đấu giá, cơ quan này sẽ không có đủ điều kiện, chức năng để thực hiện xác định giá khởi điểm của tài sản cũng như bán đấu giá mà phải thuê một đơn vị định giá độc lập.

Nếu tài sản là một tàu bay đang hoạt động, đáp ứng đủ điều kiện kỹ thuật khai thác, cơ quan này có thể tham khảo ý kiến của hãng hàng không, các vụ việc tương tự trên thế giới (nếu có) khi bán đấu giá tàu bay để làm cơ sở phê duyệt, thống nhất giá khởi điểm.

Tuy nhiên, tài sản mang đấu giá là một tàu bay bị xuống cấp trầm trọng, hỏng hóc nặng và không thể phục hồi, tại Việt Nam chưa có tiền lệ và thế giới cũng không có trường hợp tương tự.

Từ đó, Cục Hàng không nhận thấy không đủ cơ sở và sẽ thiếu thuyết phục trong quá trình phê duyệt giá khởi điểm của tài sản mà bên định giá đưa ra.

Theo tìm hiểu, năm 2017, Cục Hàng không Việt Nam đã ký hợp đồng với một doanh nghiệp về việc thẩm định giá tài sản.

Tuy nhiên, sau khi khảo sát, công ty này đã “chào thua” vì không có đủ hồ sơ, tài liệu để xây dựng phương án thuê doanh nghiệp định giá nước ngoài vì chi phí thuê có thể đắt hơn giá trị thu được từ đấu giá tài sản.

Được biết, chiếc tàu bay Boeing B727-200 mang số hiệu đăng ký XU-RKJ, từng thuộc sở hữu của Hãng hàng không Royal Khmer Airlines (Campuchia).

Sau khi khai thác được vài chuyến bay trên chặng Siêm Riệp - Hà Nội thì chiếc máy bay gặp sự cố kỹ thuật và ngừng bay, đỗ lại sân bay quốc tế Nội Bài từ ngày 1/5/2007.

Ủy ban Nhà nước về hàng không dân dụng của Campuchia đã có phản hồi bằng thông báo khẳng định giấy chứng nhận người khai thác tàu bay của Royal Khmer Airlines đã bị thu hồi, đồng nghĩa với việc máy bay B727-200 này đã bị xóa đăng ký quốc tịch Campuchia.

Cơ quan này đề nghị Cục Hàng không Việt Nam xử lý chiếc máy bay Boeing B727-200 theo các quy định của pháp luật Việt Nam.

T.Toàn

Tin khác

Chốt tiến độ nhiều hạng mục 2 dự án trọng điểm quản lý bay khu vực miền Nam

Chốt tiến độ nhiều hạng mục 2 dự án trọng điểm quản lý bay khu vực miền Nam

(CLO) Ngày hôm nay (26/4), Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam (VATM) cùng liên danh các nhà thầu đã ký giao ước thi đua với quyết tâm “Vượt nắng thắng mưa - sớm đưa công trình về đích” nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án trọng điểm.

Giao thông
Phạt nguội xe máy: Mục tiêu tốt nhưng nhiều thách thức khi thực hiện

Phạt nguội xe máy: Mục tiêu tốt nhưng nhiều thách thức khi thực hiện

(CLO) Việc phạt nguội xe máy góp phần bảo đảm trật tự an toàn giao thông, giảm thiểu tai nạn là cần thiết nhưng thực tế triển khai còn gặp nhiều khó khăn, thách thức.

Giao thông
CSGT Quảng Bình 'tung' 100% quân số đảm bảo trật tự an toàn giao thông dịp lễ 30/4-1/5

CSGT Quảng Bình 'tung' 100% quân số đảm bảo trật tự an toàn giao thông dịp lễ 30/4-1/5

(CLO) Đến thời điểm này, lực lượng CSGT trong toàn tỉnh Quảng Bình đã bố trí 100% quân số trực, sẵn sàng các phương án, kế hoạch để đảm bảo trật tự an toàn giao thông trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 nhằm phục vụ nhu cầu đi lại của Nhân dân.

Giao thông
Kẹt xe 10km trên cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận do tai nạn ô tô liên hoàn

Kẹt xe 10km trên cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận do tai nạn ô tô liên hoàn

(CLO) Vụ tai nạn liên hoàn giữa 3 xe ô tô trên cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận khiến giao thông hướng TP.HCM đi miền Tây ùn tắc nghiêm trọng, lượng lớn phương tiện nối đuôi nhau mắc kẹt kéo dài hơn 10km.

Giao thông
Mặt đường đèo Lò Xo nứt toác, sắt thép lộ ra ngoài gây mất an toàn giao thông

Mặt đường đèo Lò Xo nứt toác, sắt thép lộ ra ngoài gây mất an toàn giao thông

(CLO) Đèo Lò Xo là cung đường ám ảnh nhất với cánh tài xế đường dài vì có độ dốc dài, quanh co với nhiều “điểm đen” tai nạn. Nguy hiểm hơn, hiện nay mặt đường đèo còn xuất hiện chằng chịt vết nứt lớn tạo thành những rãnh sâu, sắt thép lộ ra ngoài gây mất an toàn giao thông.

Giao thông