Kiến nghị tách giá trị quyền sử dụng đất khỏi quy trình cổ phần hóa

Thứ ba, 17/05/2022 16:53 PM - 0 Trả lời

(CLO) Nhằm tránh thất thoát trong quá trình cổ phần hóa, một số ý kiến đề nghị tách việc xác định giá trị quyền sử dụng đất khỏi quy trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Quá trình cổ phần hóa còn chậm

Trong hội thảo “giải pháp thúc đẩy quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập và thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp” diễn ra vào ngày 17/5, ông Nguyễn Mạnh Hùng, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho rằng, tiến độ thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước (DNNN) còn rất chậm và không hoàn thành mục tiêu theo kế hoạch.

kien nghi tach gia tri quyen su dung dat khoi quy trinh co phan hoa hinh 1

Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Ủy viên thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội.

Cụ thể, chỉ có 39/137 doanh nghiệp (DN) thuộc danh mục cổ phần hóa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đã thực hiện cổ phần hóa, đạt 28,4% theo kế hoạch, số lượng DN cổ phần hoá ngoài kế hoạch nhiều hơn số lượng DN cổ phần hoá theo kế hoạch; triển khai thoái vốn theo Quyết định số 1232/QĐ-TTg và Quyết định số 908/QĐ-TTg chỉ đạt 30% về số lượng và 11% tổng giá trị phải thoái vốn.

Đặc biệt, theo ông Nguyễn Mạnh Hùng, công tác xử lý về đất đai gặp nhiều vướng mắc, nhất là trong việc xác định thẩm quyền lập, phê duyệt phương án sử dụng đất/phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất, đặc biệt là đối với các DN có số lượng nhà đất lớn, nằm trên địa bàn nhiều địa phương, lịch sử pháp lý đất đai phức tạp.

Tiến độ trên thực tế thường bị chậm ở ngay khâu thống kê, đo đạc địa chính; nhiều trường hợp không được địa phương phê duyệt phương án do hồ sơ, giấy tờ không đầy đủ, không thống nhất về phương án sử dụng đất, về đo đạc diện tích đất, về sự phù hợp với quy hoạch. 

“Có trường hợp DN được giao quản lý, sử dụng đất và tài sản trên đất từ hàng chục năm nay nhưng vẫn không có tài liệu chứng thực hợp pháp”, ông Hùng nói.

Bên cạnh đó, vẫn còn tình trạng không xây dựng, phê duyệt phương án sử dụng đất khi cổ phần hóa hoặc xây dựng và phê duyệt phương án sử dụng đất sau thời điểm xác định giá trị DN; xây dựng phương án sử dụng đất khi hồ sơ pháp lý về đất đai chưa bảo đảm; phương án sử dụng đất được phê duyệt chưa đầy đủ diện tích đất DN đang quản lý, sử dụng.

Khi xác định giá trị DN để cổ phần hoá, còn có trường hợp không tính hoặc tính thiếu giá trị quyền sử dụng đất, dẫn đến giá đất xác định thấp hơn giá thị trường.

Về nguyên nhân, ông Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, việc xác định giá trị quyền sử dụng đất vào giá trị DN có nhiều cách hiểu và khó bảo đảm cơ sở thuyết phục, nhất là khi quy trình cổ phần hóa, thoái vốn có thể kéo dài, có thể xảy ra thất thoát và vì vậy gây bức xúc trong dư luận, khiến dư luận hiểu sai về cổ phần hóa.

Trong khi đó, giá trị quyền sử dụng đất chỉ gia tăng khi có sự chuyển đổi mục đích sử dụng đất, hình thức sử dụng đất của DN trước và sau cổ phần hóa không thay đổi, vẫn là Nhà nước giao đất, cho thuê đất. Sau khi cổ phần hóa, việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất (nếu có) phải phù hợp với quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt và thực hiện theo quy định của pháp luật đất đai và pháp luật khác có liên quan.

Việc đưa phương án xử lý, sắp xếp nhà đất vào quy trình cổ phần hóa, thoái vốn chưa rõ sự cần thiết, gây khó khăn trong việc thực hiện cổ phần hóa, thoái vốn, trong khi việc rà soát hiện trạng sử dụng đất là nhiệm vụ thường xuyên của các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về đất đai, được thực hiện cả trước và sau cổ phần hóa, để bảo đảm mục đích, hiệu quả sử dụng đất, tránh hoang hóa, lãng phí.

Tách xác định giá trị quyền sử dụng đất khỏi quy trình cổ phần hóa, thoái vốn

Để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ và tránh thất thoát trong quá trình cổ phần hóa, thoái vốn, ông Hùng đề nghị tách việc xác định giá trị quyền sử dụng đất khỏi quy trình cổ phần hóa DNNN, thoái vốn nhà nước tại DN vì hình thức sử dụng đất của DN trước và sau khi cổ phần hóa, thoái vốn vẫn là Nhà nước giao đất, cho thuê đất nên giá trị quyền sử dụng đất không gia tăng khi thực hiện cổ phần hóa, thoái vốn mà chỉ khi có sự chuyển đổi mục đích sử dụng đất.

Sau khi cổ phần hóa, việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất (nếu có) phải phù hợp với quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt và thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật khác có liên quan.

Bên cạnh đó, cần tách công tác sắp xếp lại, xử lý nhà, đất khỏi quy trình cổ phần hóa vì rà soát hiện trạng sử dụng đất là nhiệm vụ thường xuyên cả trước và sau cổ phần hóa của các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về đất đai để bảo đảm sử dụng đúng mục đích và hiệu quả sử dụng đất, tránh hoang hóa, lãng phí chứ không phải chỉ để thực hiện công tác cổ phần hóa, thoái vốn.

Định Trần

Bình Luận

Tin khác

Ninh Bình: Thống nhất chủ trương đầu tư Dự án Trạm biến áp 220kV Tam Điệp

Ninh Bình: Thống nhất chủ trương đầu tư Dự án Trạm biến áp 220kV Tam Điệp

(CLO) Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình Nguyễn Cao Sơn khẳng định Dự án Trạm biến áp 220kV Tam Điệp và đấu nối trên địa bàn thành phố Tam Điệp và huyện Hoa Lư có tầm quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, cũng như quốc gia.

Kinh tế vĩ mô
Xuất khẩu điện tử, máy tính và linh kiện liên tục 'phá đỉnh'

Xuất khẩu điện tử, máy tính và linh kiện liên tục "phá đỉnh"

(CLO) Điện tử, máy tính và linh kiện chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu và ảnh hưởng lớn đến tăng trưởng chung của xuất khẩu cả nước.

Kinh tế vĩ mô
Bắc Ninh: Hơn 1.100 doanh nghiệp thành lập mới trong 4 tháng đầu năm 2024

Bắc Ninh: Hơn 1.100 doanh nghiệp thành lập mới trong 4 tháng đầu năm 2024

(CLO) Theo báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Ninh, trong 4 tháng đầu năm 2024, toàn tỉnh có 1.137 doanh nghiệp thành lập mới, tăng 7,47% so với cùng kỳ năm 2023 với tổng số vốn đăng ký hơn 9.212 tỷ đồng; vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới đạt 8,1 tỷ đồng.

Kinh tế vĩ mô
4 tháng đầu năm miễn giảm hơn 25.000 tỷ đồng thuế đất, thuê đất

4 tháng đầu năm miễn giảm hơn 25.000 tỷ đồng thuế đất, thuê đất

(CLO) Tổng cục Thuế, Bộ Tài chính vừa cho biết, tổng số tiền thuế, tiền thuê đất được miễn, giảm trong 4 tháng đầu năm khoảng 25.508 tỷ đồng.

Kinh tế vĩ mô
6 địa phương bị 'bêu tên' giải ngân đầu tư công chậm

6 địa phương bị "bêu tên" giải ngân đầu tư công chậm

(CLO) Bộ Tài chính vừa có báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ về kết quả kiểm tra đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công.

Kinh tế vĩ mô