(CLO) Chiều 8/1, Hội nghị cấp chuyên viên Kỳ họp lần thứ 47 Uỷ ban liên chính phủ về hợp tác song phương Việt Nam - Lào được tổ chức tại thủ đô Viêng Chăn (Lào).
Tại Hội nghị, Phó Chủ tịch thường trực Ủy ban hợp tác Lào - Việt Nam Viengsavanh Vilayphone đã trình bày một số nét khái quát về tình hình kinh tế - xã hội của Lào trong năm 2024 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025.
Nhìn chung, CHDCND Lào tiếp tục giữ vững ổn định về chính trị, trật tự xã hội, đời sống nhân dân từng bước được cải thiện, vị thế và vai trò của CHDCND Lào ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế và khu vực.
Điều này được thể hiện rõ nét qua việc nước Lào vinh dự đảm nhiệm thành công vai trò Chủ tịch ASEAN, Chủ tịch AIPA lần thứ 45 và nhiều hội nghị cấp cao khác trong năm 2024 vừa qua.
Cụ thể, trong năm 2024, tăng trưởng GDP của Lào đạt 4,6% (vượt kế hoạch 4,5%), thu ngân sách vượt kế hoạch đề ra trong 4 năm liên tiếp.
Đối với năm 2025, Lào đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế ở mức 6,5%. Trong đó, sẽ tập trung thực hiện kế hoạch một cách có trọng tâm, khoa học, chất lượng cao, đổi mới sáng tạo và phù hợp với tiềm năng thực tế của Lào.
Cũng tại hội nghị, ông Viengsavanh Vilayphone cho biết: Hợp tác song phương giữa Việt Nam - Lào năm 2024 đã có bước phát triển mạnh mẽ, đóng góp quan trọng vào sự phát triển của mỗi nước, củng cố và phát huy mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa hai quốc gia.
Kim ngạch thương mại song phương trong năm 2024 đạt hơn 2 tỷ USD, tăng 32,8% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, giá trị nhập khẩu của Lào từ Việt Nam đạt 641,8 triệu USD, tăng 32% so với cùng kỳ năm 2023; giá trị xuất khẩu từ Lào sang Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 26,2% so với cùng kỳ năm 2023.
Trao đổi về phương hướng hợp tác hai nước năm 2025, Thứ trưởng Trần Quốc Phương cho rằng hai bên cần tiếp tục tập trung thực hiện các chỉ đạo của hai Bộ Chính trị, các Tuyên bố chung và Thỏa thuận cấp cao hai nước; tiếp tục triển khai Chiến lược hợp tác 10 năm 2021-2030 và Hiệp định hợp tác 5 năm 2021-2025. Trong đó, năm 2025 là năm cuối thực hiện Hiệp định hợp tác 5 năm.
Cụ thể, Thứ trưởng Trần Quốc Phương cho rằng hai bên cần quan tâm triển khai thực hiện một số nội dung chính.
Thứ nhất, tiếp tục củng cố và phát triển quan hệ về chính trị, ngoại giao: Chính sách nhất quán của Việt Nam là luôn coi trọng và dành ưu tiên cao nhất cho việc gìn giữ, phát triển mối quan hệ đặc biệt Việt-Lào, coi đó là tài sản vô giá, có ý nghĩa sống còn đối với sự nghiệp cách mạng của mỗi nước.
Thứ hai, tiếp tục hợp tác chặt chẽ về quốc phòng, an ninh; xây dựng tuyến biên giới Việt-Lào hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển toàn diện: Đấu tranh hiệu quả với hoạt động của các thế lực thù địch; ngăn chặn các loại tội phạm vi phạm pháp luật xảy ra trên khu vực biên giới hai nước; phòng chống tội phạm xuyên quốc gia, nhất là tội phạm buôn bán, vận chuyển ma túy qua biên giới.
Hai bên đã phối hợp triển khai hiệu quả các dự án xây dựng cụm bản, Dự án Trung tâm cai nghiện ma túy và Kích hoạt Dự án xây dựng hệ thống quản lý dân cư và căn cước công dân tại Lào.
Thứ ba, tăng cường kết nối hai nền kinh tế, thúc đẩy hợp tác đầu tư-thương mại Việt Nam-Lào.
Trong đó, Việt Nam tiếp tục tăng cường hỗ trợ Lào kinh nghiệm về ổn định kinh tế vĩ mô, phát triển bền vững, cải thiện môi trường kinh doanh.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban hợp tác Việt Nam-Lào sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban hợp tác Lào-Việt Nam và các cơ quan chức năng hai nước để tiếp tục triển khai nhiệm vụ rất quan trọng được Thủ tướng Chính phủ giao về việc chủ trì triển khai nhiệm vụ của Tổ chuyên gia Việt Nam hỗ trợ Lào xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, ổn định kinh tế vĩ mô và Xây dựng Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm giai đoạn 2026-2035, tầm nhìn đến năm 2045.
Hai quốc gia sẽ tăng cường tính kết nối, bổ trợ giữa hai nền kinh tế; tạo hành lang pháp lý ổn định, minh bạch, môi trường thuận lợi; có cơ chế đặc thù cho các dự án trọng điểm về an ninh - quốc phòng.
Đơn cử, thúc đẩy các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư vào các ngành, lĩnh vực phù hợp với định hướng ưu tiên của Lào, tập trung các lĩnh vực: nông nghiệp công nghệ cao gắn với chế biến để trở thành hàng hóa xuất khẩu; năng lượng tái tạo đặc biệt các dự án tại khu vực biên giới hai nước kết nối với lưới điện Việt Nam; mỏ khai khoáng chế biến sâu dành cho doanh nghiệp Việt Nam; kết nối du lịch.
Xem xét, thí điểm cơ chế, chính sách mới, đặc thù để thu hút doanh nghiệp Việt Nam liên doanh, liên kết với đối tác nước ngoài thực hiện các dự án đầu tư tại Lào. Tổ chức các hội nghị xúc tiến đầu tư, thương mại giữa hai bên, mời các doanh nghiệp lớn, các đối tác quan trọng như Nhật Bản, Hàn Quốc, EU…tham dự để thu hút đầu tư.
Thúc đẩy tăng trưởng kim ngạch thương mại tăng trưởng khoảng 10-15%; tăng cường xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu, kênh phân phối cho hàng hóa tại mỗi nước để đảm bảo sự hiện diện ổn định và đầu ra bền vững.
Về hợp tác mua bán điện: Tiếp tục phối hợp để rà soát, nghiên cứu chi tiết giá mua bán điện cho các dự án điện dự kiến đưa vào vận hành giai đoạn sau năm 2025; nghiên cứu kết nối hệ thống đường dây truyền tải của hai nước nhằm đáp ứng nhu cầu mua bán điện từ các dự án điện tại Lào trong tương lai; tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy thực hiện các dự án điện gió tại khu vực biên giới để bán điện về Việt Nam.
Thứ tư, tiếp tục dành ưu tiên và thúc đẩy việc nâng cao chất lượng trong hợp tác giáo dục - đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.
Thứ năm, tiếp tục đổi mới cơ chế, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn viện trợ, đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, tránh dài trải, phát huy hiệu quả ngay để góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội cho Lào.
Thứ trưởng Trần Quốc Phương cũng đề nghị hai Ủy ban hợp tác hai nước thường xuyên phối hợp tổ chức kiểm tra các dự án sử dụng vốn viện trợ nhằm đôn đốc việc thực hiện đảm bảo tiến độ và chất lượng; điều chuyển nguồn vốn đã bố trí trong năm từ các dự án chậm tiến độ cho các dự án đạt, vượt tiến độ và có khả năng giải ngân.
(CLO) Cựu Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro cho biết ông đã nhận được lời mời tham dự lễ nhậm chức của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump, nhưng việc tham dự có thể gặp trở ngại.
(CLO) Từ ngày 1/1/2025, Ukraine đã quyết định “khóa van” nguồn cung khí đốt của Nga sang châu Âu. Nhiều ý kiến cho rằng, quyết định của Ukraine là một động thái chính trị, song cũng có thể gây ra nhiều hậu quả tiềm ẩn hơn những người người ta tưởng.
(CLO) Greenland có thể trở thành quốc gia độc lập nếu người dân mong muốn, nhưng khả năng gia nhập Mỹ là rất thấp, theo Ngoại trưởng Đan Mạch Lars Lokke Rasmussen tuyên bố hôm thứ Tư.
(CLO) Lucas Bergvall tỏa sáng đúng lúc, ghi bàn thắng duy nhất giúp Tottenham Hotspur đánh bại đương kim vô địch Liverpool 1-0 trong trận lượt đi bán kết League Cup.
(CLO) Ngày 9/1, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) cho biết, lực lượng QLTT địa phương vừa phát hiện một hộ kinh doanh đang bày bán số lượng lớn sản phẩm phân bón có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu tại huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa.
(CLO) Tết Nguyên Đán đang đến gần, không khí tại làng nghề miến dong Làng So, xã Tân Hòa, huyện Quốc Oai, TP. Hà Nội, lại rộn ràng hơn bao giờ hết. Đây là thời điểm các hộ sản xuất miến dong tất bật nhất trong năm, bởi nhu cầu tiêu thụ tăng cao.
(CLO) Sáng 9/1 (theo giờ Việt Nam), câu lạc bộ West Ham thông báo sa thải huấn luyện viên Julen Lopetegui. Đây là kết quả của việc câu lạc bộ này liên tục phải vật lộn ở nhóm dưới bảng xếp hạng.
(CLO) UBND TP Hà Nội đã ban hành Văn bản về việc tổ chức thực hiện Chỉ thị số 37-CT/TU của Ban Thường vụ Thành ủy về triển khai thi hành Luật Thủ đô 2024.
(CLO) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ven biển rút kinh nghiệm về công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản.
(CLO) Đội 7 - Phòng Cảnh sát kinh tế - Công an thành phố Hà Nội phối hợp với Đội Quản lý thị trường số 17 - Cục Quản lý thị trường Hà Nội đã phát hiện và thu giữ hơn hai tấn thực phẩm đông lạnh không hóa đơn chứng từ khi kiểm tra bất ngờ một kho xưởng nằm sâu trong ngõ 21 đường Tựu Liệt, huyện Thanh Trì.
(CLO) 'Chân sút vàng' Nguyễn Xuân Son được hướng dẫn luyện tập nhẹ trên giường để duy trì sức mạnh cho vai và cơ bắp tay, nhằm đảm bảo khối lượng và sức mạnh chi trên trong giai đoạn hồi phục.
(CLO) – Ngày 8/1, thông tin từ UBND tỉnh Hải Dương, theo kịch bản tăng trưởng GRDP chi tiết năm 2025, địa phương này phấn đấu thực hiện tổng thu ngân sách nhà nước toàn tỉnh đạt 31.900 tỷ đồng, tăng 4% so với năm 2024.
(CLO) Thời gian qua, với nhóm người nổi tiếng tham gia livestream, bán hàng tiếp thị liên kết..., cơ quan thuế đã có những giải pháp, chỉ đạo cơ quan các cấp có những biện pháp tăng cường quản lý.
(CLO) Tại buổi họp báo thường kỳ quý IV/2024 vào chiều 7/1, lãnh đạo Bộ Công Thương đã có một số nhận định về hàng hóa xuất khẩu sang thị trường Mỹ - thị trường lớn nhất của Việt Nam sau khi ông Donald Trump nhậm chức.
(CLO) Vào tháng 11/2024, nhiều người bán vé số kiến thiết tại tỉnh Ninh Thuận phản ánh việc bị cơ quan chức năng tỉnh này thu giữ, cắt góc hủy vé số kiến thiết miền Nam vì cho rằng người bán đã bán vé số sai vùng.
(CLO) Tính đến ngày 31/12/2024, tín dụng nền kinh tế tăng khoảng 15% so với cuối năm 2023. Theo đó, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) dự kiến tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống năm 2025 khoảng 16%.
(CLO) Năm 2024 các doanh nghiệp sản xuất duy trì xu hướng phục hồi tích cực. Đơn hàng trong các doanh nghiệp sản xuất tăng trong năm 2024, nổi bật là các doanh nghiệp dệt, may, giày dép.
(CLO) Cục Thống kê TP Hải Phòng vừa công bố số liệu kinh tế - xã hội thành phố năm 2024. Với tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) ước đạt hơn 11%, thành phố tiếp tục duy trì mức tăng trưởng hai con số trong 10 năm liên tiếp.
(CLO) Theo Tổng cục Thống kê, các vùng động lực quan trọng như Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ và 2 cực tăng trưởng là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh có sự sụt giảm về số doanh nghiệp thành lập mới trong năm 2024.