Kim ngạch xuất khẩu của Bắc Ninh đứng thứ 2 cả nước

Thứ ba, 20/08/2024 18:44 PM - 0 Trả lời

(CLO) Một số mặt hàng chủ yếu có giá trị xuất khẩu lũy kế 7 tháng năm 2024 của tỉnh Bắc Ninh đạt cao gồm: Điện thoại, máy tính bảng và điện tử khác; sản phẩm điện tử khác và phụ tùng…

Theo công bố của Tổng cục Hải quan, trong 7 tháng năm 2024, TP. Hồ Chí Minh tiếp tục là đầu tàu xuất khẩu với tổng kim ngạch xấp xỉ 26 tỷ USD, theo sau là Bắc Ninh 22,5 tỷ USD, Bình Dương 19,28 tỷ USD, Thái Nguyên 17,7 tỷ USD, Hải Phòng 16,8 tỷ USD, Bắc Giang 16 tỷ USD...

Một số mặt hàng chủ yếu có giá trị xuất khẩu lũy kế 7 tháng năm 2024 đạt cao của tỉnh Bắc Ninh gồm: Điện thoại, máy tính bảng và điện tử khác; sản phẩm điện tử khác và phụ tùng…

kim ngach xuat khau cua bac ninh dung thu 2 ca nuoc hinh 1

Linh kiện điện tử vẫn là sản phẩm xuất khẩu chủ lực của tỉnh Bắc Ninh Ảnh: Gia công sản phẩm điện tử tại Công ty CP Hanel (KCN Tiên Sơn).

Hiện nay, UBND tỉnh Bắc Ninh đang chỉ đạo các địa phương đẩy nhanh tiến độ bồi thường, giải phóng mặt bằng các khu, cụm công nghiệp mới; tăng cường thu hút đầu tư, trong đó chú trọng thu hút nhà đầu tư chiến lược, công nghệ cao, tạo cơ sở phấn đấu hoàn thành vượt mức kế hoạch xuất khẩu năm 2024.

Ở chiều ngược lại, các địa phương đứng cuối về xuất khẩu vẫn là những “gương mặt” cũ, như Lai Châu 6,1 triệu USD, Sơn La 19 triệu USD, Bắc Cạn 21,3 triệu USD, Bạc Liêu 54 triệu USD, Bình Thuận 66 triệu USD, Ninh Thuận 59 triệu USD, Quảng Bình 112,6 triệu USD, Tuyên Quang 145 triệu USD, Yên Bái 164 triệu USD...

7 tháng đầu năm nay, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam đạt 440,45 tỷ USD, tăng 17,2% (tương ứng tăng 64,66 tỷ USD) so với cùng kỳ năm trước.

Trong đó, xuất khẩu đạt 227,49 tỷ USD, tăng 16% (tương ứng tăng 31,34 tỷ USD) và nhập khẩu đạt 212,96 tỷ USD, tăng 18,5% (tương ứng tăng 33,32 tỷ USD).

Cán cân thương mại trong tháng 7 xuất siêu 2,35 tỷ USD, lũy kế 7 tháng xuất siêu 14,53 tỷ USD.

Theo chu kỳ, nhu cầu tăng ở cả trong nước và thị trường thế giới trong những tháng cuối năm, tạo cơ hội cho các ngành xuất khẩu lớn đón thêm nhiều đơn đặt hàng mới, cộng với lợi thế từ các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã tham gia ký kết cũng sẽ mang lại những kết quả tích cực.

Trần Anh

Bình Luận

Tin khác

Hải Dương đón dự án 'khủng', thu hút FDI 8 tháng gần bằng cả năm 2023

Hải Dương đón dự án 'khủng', thu hút FDI 8 tháng gần bằng cả năm 2023

(CLO) Theo số liệu của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hải Dương, trong 8 tháng năm 2024, Hải Dương đã thu hút được gần 320 triệu USD vốn FDI đăng ký, bằng 93% mức vốn thu hút của cả năm 2023.

Kinh tế vĩ mô
Tìm 'nút thắt' thúc đẩy phát triển kinh tế tuần hoàn trong điều kiện mới

Tìm 'nút thắt' thúc đẩy phát triển kinh tế tuần hoàn trong điều kiện mới

Ngày 25/9, Viện Kinh tế Việt Nam phối hợp với các đối tác liên quan tổ chức Diễn đàn khoa học cấp quốc gia với chủ đề “Thực hiện kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam trong điều kiện mới”, thu hút được sự quan tâm của đông đảo chuyên gia kinh tế, nhà hoạch định chính sách và đại diện doanh nghiệp. Chương trình có sự tham gia đồng hành của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN).

Kinh tế vĩ mô
Hiện thực hoá kế hoạch hành động quốc gia - Thực hiện kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam

Hiện thực hoá kế hoạch hành động quốc gia - Thực hiện kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam

Sáng 25.9, tại Diễn đàn “Thực hiện kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam trong điều kiện mới”, TS. Mai Thanh Dung, Phó Viện trưởng, Viện Chiến lược Chính sách tài nguyên và môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có bài tham luận để đóng góp vào chủ đề của Diễn đàn.

Kinh tế vĩ mô
Thực hiện kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam trong điều kiện mới

Thực hiện kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam trong điều kiện mới

Phát triển bền vững và ứng phó với biến đổi khí hậu là những mục tiêu quan trọng mà Việt Nam đã cam kết thực hiện. Tăng trưởng xanh và kinh tế tuần hoàn là những nội dung quan trọng và là cơ sở để thực hiện các mục tiêu đó.

Kinh tế vĩ mô
Nợ quốc gia của Nga sẽ tăng đến đâu?

Nợ quốc gia của Nga sẽ tăng đến đâu?

(CLO) Theo Bộ Tài chính Nga, nợ công của nước này dự kiến sẽ tăng nhẹ và đạt 18% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) khi chính phủ tiếp tục vay tiền để lấp đầy thâm hụt ngân sách.

Kinh tế vĩ mô